25/02/2021
Acid uric là gì? Tại sao lại bị tăng acid uric? Ăn gì để giảm acid uric?... Bạn có những thắc mắc về acid uric nhưng vẫn chưa được giải đáp một cách thỏa đáng? Chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ vấn đề này ngay trong nội dung bài chia sẻ hôm nay.

Acid uric là gì? Acid uric có nguồn gốc từ đâu?
Acid uric (axit uric) là sản phẩm chuyển hóa của purin là một chất thải bình thường của cơ thể được sản sinh ra khi các hợp chất gọi là purin phân hủy. Purin là một chất tự nhiên được tìm thấy nhiều trong cơ thể và loại thực phẩm như nội tạng động vật, hải sản, các loại thịt đậm màu, bia rượu…
Nguyên nhân gây tăng acid uric?
Khi purin được phân hủy thành acid uric trong máu, cơ thể sẽ loại bỏ chúng qua đường tiểu tiện và phân. Nếu cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thận của bạn hoạt động không tốt, acid uric có thể tích tụ trong máu. Lúc này sẽ dẫn đến tăng acid uric máu.
Nồng độ acid uric cũng có thể tăng lên khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin. Các tinh thể urat có thể hình thành và tích tụ trong các khớp. Điều này gây ra viêm đau hay còn gọi là bệnh gout.
Tin liên quan
Ý nghĩa chỉ số acid uric

Acid uric bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số acid uric bình thường ổn định ở mức 7 mg/dL (tương đương 420 micromol/lít) ở nam giới và 6 mg/dL (tương đương 360 micromol/lít) ở nữ giới.
Chỉ số acid uric cao? Acid uric bao nhiêu là nguy hiểm?
Tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn giới hạn bình thường, thường ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (360 micromol/l).
Hậu quả của tăng acid uric?
Tăng acid uric máu lâu dần sẽ khiến tích tụ các tinh thể urat hình kim sắc nhọn bá vào các mô quanh khớp - tiêu biểu là xuất hiện các hạt tophi trong bệnh gout. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng viêm khớp, đau nhức khớp. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh gout cấp và mãn tính.

Với trường hợp nồng độ acid uric cao hơn 12 mg/dL thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch rất cao, có thể gây đột quỵ, nguy hiểm tính mạng.
Acid uric máu tăng trong các bệnh lý nào?
Các bệnh lý có thể dẫn đến khi xét nghiệm máu hoặc nước tiểu thấy tăng acid uric là:
Bệnh gout
Sỏi thận, sỏi tiết niệu
Một số bệnh đi kèm khác như đa u tủy xương, bệnh bạch cầu, xơ vỡ động mạch, thiếu máu, tan máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Xem thêm:
Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout? Acid uric và bệnh gout
Các chuyên gia y tế cho biết, ở người bình thường, chỉ số acid uric ở mức cân bằng sẽ là dưới 7 mg/dL (ở nam giới) và dưới 6 mg/dL (ở nữ giới).
Nếu chỉ số acid uric cao hơn chỉ số bình thường, tức là trên 7mg/dL ở nam giới và trên 6mg/dL ở nữ giới thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout.

Tuy nhiên, không phải ai bị tăng acid uric cũng sẽ bị gout. Tỷ lệ bị gout ở nữ giới thấp hơn nam giới do tác động từ nội tiết tố và thói quen sinh hoạt. Vì vậy, ngoài xét nghiệm acid uric thì bạn nên làm kiểm tra dịch khớp để biết mình có bị gout hay không.
Ai có thể bị tăng acid uric?
Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng tăng acid uric trong máu. Một số đối tượng dễ bị tăng acid uric máu hơn như:
Người bị béo phì, tăng cân.
Những người thường xuyên ăn nhậu, uống bia rượu.
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận.
Xem thêm: Axit uric cao nên ăn gì?
Xem thêm: Axit uric cao
Xem thêm: Biểu hiện axit uric cao
Xem thêm: Axit uric có trong thực phẩm nào
Acid uric cao nên kiêng ăn gì? Acid uric có trong thực phẩm nào?
Như đã nói ở trên, những món ăn giàu purin sẽ làm tăng acid uric trong máu. Cụ thể là:
Các loại cá biển như cá mòi, cá trích, cá ngừ… và cá khô.
Thịt giàu đạm, có màu đậm như thịt bò, thịt chó, thịt dê…
Các loại nội tạng động vật: gan, tim, lòng, óc…

Một số loại rau cũng có lượng purin cao như măng tây, nấm, dọc mùng…
Bia, rượu, nước ngọt đóng chai không chỉ là tăng acid uric mà còn giảm khả năng bài tiết acid uric.
Acid uric cao nên ăn gì?
Để giảm acid uric trong máu, bạn có thể tham khảo một số món ăn dưới đây:
Thay thế thịt bằng trứng, cá nước ngọt và các loại thịt trắng để bổ sung đạm cho cơ thể. Đối với các món cá, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Các loại rau xanh giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt là các loại rau củ có tính kiềm để hòa tan acid uric, giúp giảm acid uric hiệu quả.
Trái cây giàu vitamin C, A, E như bơ, anh đào, táo, lê, dưa hấu… Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước uống, nhưng không bỏ thêm đường nhé.

Sữa ít béo và các chế phẩm từ sữa.
Các loại sản phẩm tinh bột như cơm, bún, mì, bánh mì có thể ăn thoải mái.
Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric.
Để tìm hiểu kỹ hơn về từng món ăn người bị acid uric cao nên ăn hãy xem ngay tại bài viết dưới đây:
Xét nghiệm acid uric máu
Để xác định người bệnh có bị tăng acid uric hay không bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu và nước tiểu
Xét nghiệm chức năng thận
Chọc dịch khớp để tìm tinh thể urat chẩn đoán bệnh gút
Chụp X-quang khớp bị đau để tìm tổn thương khớp mạn tính
Vậy xét nghiệm acid uric có cần nhịn ăn không? Cách xét nghiệm acid uric như thế nào? Và cách đọc kết quả xét nghiệm acid uric sao cho đúng mời quý độc giả đọc thêm tại bài viết dưới đây:
Có sản phẩm hỗ trợ điều trị acid uric không?
Ngoài việc điều trị tăng acid uric trong máu theo đúng chỉ định của bác sĩ như dùng thuốc, ăn uống theo lối sống khoa học thì để hạn chế nguy cơ tăng acid uric cũng như hỗ trợ giảm acid uric trong máu, bạn nên sử dụng viên uống Cao Gắm. Đây là sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH Thảo dược Kiên Minh theo tiêu chuẩn GMP - WHO.
Từ nguồn thảo dược thiên nhiên, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời viên uống hỗ trợ đào thải acid uric hiệu quả. Cây dây gắm từ lâu đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau nhức xương khớp do gout.
Các hoạt chất có trong cao gắm cô đặc hỗ trợ đào thải acid uric theo cơ chế sinh học tự nhiên, được bào chế dưới dạng viên dễ uống. Vì vậy, thay vì cách đun sắn truyền thống, với viên uống Cao Gắm, bạn có thể sử dụng ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.

Đây là sản phẩm nguồn gốc thảo dược, an toàn cho người bệnh, không ra bất cứ tác dụng phụ nào ngay cả khi sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, phù hợp với những ai thường xuyên phải sử dụng bia rượu, suy giảm chức năng thận, tăng axit uric và bị bệnh gout.
Cùng với viên uống Cao Gắm, bạn nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để giảm nồng độ acid uric máu tốt hơn.
Qua bài chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được những thắc mắc về acid uric cũng như cách làm giảm axit uric máu. Nếu cần tư vấn về sản phẩm hỗ trợ đào thải axit uric và hỗ trợ điều trị bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline