Axit uric cao kiêng ăn gì? Tìm hiểu ngay 10 loại thực phẩm sau đây

04/10/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Nồng độ acid uric tăng cao trong máu chính là nguyên nhân gây ra bệnh Gout. Axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin từ thức ăn cung cấp cho cơ thể. Trong số các trường hợp tăng axit uric nhất là giai đoạn sớm, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể mang lại hiệu quả tốt. Vậy người có nồng độ acid uric cao kiêng ăn gì giúp đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết những loại thực phẩm mà người có nồng độ acid uric cao nên tránh.

Ảnh: Axit uric cao kiêng ăn gì
Ảnh: Axit uric cao kiêng ăn gì

1. Rượu, bia

Việc lạm dụng bia rượu chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng acid uric máu. Bởi vì trong các thức uống có cồn như bia, rượu chứa các sản phẩm gây nên tình trạng rối loạn quá trình sản sinh cũng như sự chuyển hóa purin. Việc sử dụng bia, rượu với số lượng càng lớn trong ngày thì càng làm tăng nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Theo nghiên cứu, với những người có thói quen uống 2 cốc bia mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh gout sẽ tăng lên khoảng 25% so với những người không sử dụng rượu, bia. Đặc biệt, ở những người đã mắc bệnh gout, nếu vẫn tiếp tục sử dụng quá mức cho phép thức uống có cồn như rượu, bia thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc kiểm soát bệnh cũng như sử dụng thuốc cho hiệu quả, gây ra những cơn đau nhức dữ dội ở nhiều khớp khớp và nhanh chóng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm hay các bệnh mạn tính như sỏi thận, suy thận… Vì vậy, nếu bạn chưa biết nồng độ axit uric cao kiêng ăn gì? Thì rượu, bia chính là một trong những thực phẩm, thức uống mà bạn cần tránh. Những người có nồng độ acid uric cao kiêng sử dụng các thực phẩm chứa cồn để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Ảnh: Rượu bia
Ảnh: Rượu bia

2. Một số loại thịt

Thông thường, các loại thịt như thịt vịt, thịt lợn, thịt bò, thịt trâu, thịt xông khói,... rất tốt cho sức khỏe của mọi người nhất là những cơ thể đang mắc bệnh. Tuy nhiên, ở những loại thịt này lại có hàm lượng purin rất cao. Vì thế, ở người có nồng độ acid trong máu cao thì không nên quá lạm dụng các loại thịt này mà nên hạn chế vì nếu sử dụng quá mức có thể dẫn tới bệnh gout. 

Mỗi lần ăn 100g thịt vịt nghĩa là bạn đã nạp vào cơ thể mình khoảng 138mg purin, còn với thịt xông khói, thịt bò thì dao động ở mức 100 - 150mg. Bởi vậy, mặc dù chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao nhưng nếu xét nghiệm thấy nồng độ acid uric trong máu của bạn vượt ngưỡng an toàn thì các bác sĩ sẽ khuyên bạn kiêng ăn một số loại thịt này bởi nếu bạn dung nạp quá nhiều các loại thịt này sẽ cản trở quá trình điều trị thậm chí làm cho tình trạng bệnh tiến triển tồi tệ hơn, nhanh chóng gây ra nhiều biến chứng cũng như dễ mắc các bệnh mạn tính liên quan khác như đau nhức xương khớp dữ dội, biến dạng các khớp, tê mỏi tay chân, viêm thận, sỏi thận, suy thận…

Ảnh: Một số loại thịt
Ảnh: Một số loại thịt

3. Nội tạng động vật

Một trong những nguyên nhân dễ làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao hơn chính là nội tạng động vật. Nhiều người có sở thích ăn nội tạng động vật như tim, gan, phổi, não, thận, ruột non, lưỡi,... Thế nhưng chính chúng lại chứa hàm lượng purin rất cao, không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh gout hoặc có những người có nồng độ acid uric trong máu cao. 

Ngoài việc chứa hàm lượng purin cao thì nội tạng động vật còn chứa hàm lượng chất béo khá cao và một số chất độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng như bệnh tim mạn tính, xơ vữa động mạch. Bởi vậy, ở người bình thường không có vấn đề về sức khỏe cũng chỉ nên ăn lượng vừa phải, không ăn quá nhiều nội tạng động vật, còn ở những người có nồng độ acid uric trong máu cao thì càng nên hạn chế tối đa có thể để không làm nặng thêm tình trạng bệnh cũng như ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều trị bệnh tăng acid uric máu hay bệnh gout.

4. Người có nồng độ axit uric cao kiêng ăn gì? - Hải sản

Hải sản hẳn là một món ăn hấp dẫn mà hầu hết ai cũng ưa thích. Tuy nhiên, hải sản là một thực phẩm rất giàu purin và chắc chắn khi chất này dụng nạp vào trong cơ thể sẽ tạo ra rất nhiều acid uric làm cho nồng độ acid uric trong máu cao vượt ngưỡng an toàn không tốt cho cơ thể. Vì thế, mỗi chúng ta cần hết sức lưu ý trong việc ăn hải sản có phù hợp với bệnh lý đang mắc phải hay không. Theo nghiên cứu đã chứng minh, tốt nhất chúng ta chỉ nên dùng tối thiểu khoảng 110 – 170g/ngày và cũng không nên ăn quá thường xuyên vì sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có nồng độ acid uric trong máu cao.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, nếu như các loại thịt chứa nhiều purin thì hải sản thậm chí còn nhiều hơn mà phổ biến nhất chính là tôm. Theo số liệu nghiên cứu cho thấy, nếu như trong 100g thịt bò có chứa  khoảng 110mg purin thì trong 100g tôm chứa tới 147mg purin, hay trong 100g cá mòi có chưa tới 110-345mg purin.

Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp tình trạng tăng acid uric trong máu hay đã mắc gout thì nên hạn chế ăn quá nhiều hải sản như tôm, cua, mực, cá.... Bởi nếu bạn ăn nhiều có thể cản trở, trì hoãn quá trình điều trị, thậm chí làm cho tình trạng bệnh tồi tệ thêm.

Ảnh: Hải sản
Ảnh: Hải sản

5. Một số loại rau mầm

Một số loại rau mầm mà bạn đã biết như giá đỗ, măng tây  hay các loại nấm ( nấm hương, nấm kim chi) khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình Việt Nam. Thế nhưng lại ít ai biết được chính chúng lại là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng acid uric trong máu cao. Bởi trong các loại rau mầm này cũng chứa hàm lượng purin khá cao ảnh hưởng tới việc tạo thành acid uric trong máu. Do vậy, ở những người có nồng độ acid uric trong máu cao cũng như người bệnh gout, nếu muốn đưa chỉ số acid uric trong máu về ngưỡng bình thường an toàn một cách nhanh chóng nhất thì nên tránh xa các loại rau mầm có hàm lượng purin cao như này.

Ảnh: Một số loại rau mầm
Ảnh: Một số loại rau mầm

6. Thực phẩm lên men

Một trong những nguyên nhân làm tăng acid uric trong máu không thể không nhắc tới chính là các loại thực phẩm lên men như: Dưa chua, cà muối, măng chua…Cần hạn chế những loại thực phẩm lên men này trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể, từ đó làm cho nồng độ acid trong máu tăng nhanh và cao vượt ngưỡng an toàn gây acid uric cao, bệnh gout. Như vậy, acid uric cao kiêng ăn gì? Thì đó chính là hạn chế các thực phẩm lên men trong bữa ăn hàng ngày, chỉ nên dung nạp một lượng vừa đủ thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

7. Dọc mùng

Nếu như tới đây bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết nồng độ acid uric cao nên kiêng ăn gì thì câu trả lời dành cho bạn chính là dọc mùng. Có thể nhiều bạn chưa biết, dọc mùng chứa rất nhiều dưỡng chất và đặc biệt là protein mà protein chính là nguyên liệu của quá trình sản xuất acid uric trong máu. Việc dung nạp quá nhiều hàm lượng thực phẩm này có thể làm rối loạn nồng độ acid uric trong máu, đặc biệt là làm tăng lượng acid uric trong máu vượt ngưỡng cho phép. Vì vậy, nếu muốn cải thiện nồng độ acid uric trong máu thì chúng ta nên hạn chế thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Ảnh: Dọc mùng
Ảnh: Dọc mùng

8. Nho khô

Chắc hẳn một trong những loại thực phẩm mà chúng ta ít nghĩ rằng nó chính là nguyên nhân gây tăng acid uric trong máu chính là nho khô. Bởi lẽ nho vốn được rất nhiều người ưa thích từ trẻ em cho tới người lớn bởi nó không chỉ rất ngon, rất dễ ăn mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhứ: vitamin, chất đạm, chất béo, chất khoáng, chất xơ,... 

Tuy nhiên sau khi đã được xử lý như sấy khô thì hàm lượng purin trong nho khô khá là cao, theo như phân tích người ta thấy cứ 100g nho khô thì có tới 107mg purin. Đây có lẽ là một con số khá cao, đặc biệt là nếu được sử dụng cho những người đang có nồng độ acid uric trong máu cao. Bạn có thể gặp vấn đề về bệnh gout nếu như vẫn tiếp tục duy trì thói quen  ăn nho khô khi nồng độ acid uric trong máu đang tăng cao. Vì vậy, khi nồng độ acid trong máu đang cao hay ở những bệnh nhân gout nên hạn chế thực phẩm này vì nó sẽ làm cho tình trạng bệnh lý của bạn trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.

9. Hạt hướng dương

Acid uric cao kiêng ăn gì? Câu trả lời chính là hạt hướng dương. Ngoài nho khô kể ở trên thì hạt hướng dương cũng là một món ăn vặt được rất nhiều người ưa thích thậm chí là không thể thiếu trong các dịp lễ như Tết, đám cưới, tiệc tùng, các quán cà phê, quán nước... Tuy nhiên, nó lại không được khuyến khích sử dụng cho những người có nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Bởi trong hạt hướng dương cũng chứa hàm lượng purin khá cao. Chính vì vậy, việc ăn quá nhiều hạt hướng dương có thể làm tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm như từ acid uric cao tới gout, từ gout dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác như đau nhức xương khớp dữ dội, sỏi thận, suy thận…

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết cần phải kiêng hoàn toàn nhưng cần đảm bảo rằng bạn không ăn liên tục hay ăn quá nhiều trong một lần vì nó đều làm tăng nguy cơ làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

Ảnh: Hướng dương
Ảnh: Hướng dương

10. Ớt, hạt tiêu

Ngoài những loại thực phẩm, thức uống kể trên, những người bị acid uric cao cần kiêng một số loại gia vị có tính kích thích cao như ớt, hạt tiêu. Một số loại gia vị như ớt cay, hạt tiêu cũng cần dùng hạn chế vì chúng rất dễ gây hưng phấn thần kinh tự chủ từ đó gây tái phát bệnh gout. Vì vậy, ở những người đang có nồng độ acid uric cao hay bệnh nhân mắc bệnh gout muốn cải thiện nồng độ acid uric cũng như việc điều trị diễn ra thuận lợi nhất cần kiêng các loại gia vị kể trên để tránh tình trạng bệnh trở nên tồi tệ khó kiểm soát hơn.

Trên đây là 10 loại thực phẩm giải đáp cho những thắc mắc axit uric cao kiêng ăn gì. Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm acid uric trong máu thường xuyên để xác định bạn có bị tăng acid uric máu hay không để có chế độ ăn uống phù hợp, từ đó duy trì được nồng độ acid uric trong máu ở mức an toàn cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị ở người bệnh gout.

Bình chọn