Vị thuốc bạch thược - Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

06/07/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Bạch thược là một vị thuốc quý nổi tiếng, được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Để tìm hiểu thêm các thông tin về vị thuốc này cũng như tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng nó, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết sau đây.

Ảnh: Tìm hiểu về cây bạch thược
Ảnh: Tìm hiểu về cây bạch thược

1. Những thông tin thú vị về cây bạch thược có thể bạn chưa biết

1.1. Bạch thược là cây gì?

Bạch thược là loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc họ Mao lương, có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall. Nó còn có nhiều tên gọi khác là tiêu bạch thược, cẩm túc căn, kim thược dược, thược dược, mẫu đơn trắng.

1.2. Đặc điểm hình dạng

Bạch thược là loại thân thảo sống lâu năm có chiều cao trung bình từ 50 - 80cm. Cây mọc thành cụm, thân thẳng đứng, vỏ ngoài nhẵn hoặc có những vân xếp dọc thân.

Rễ bạch thược là loại rễ củ to mập, vỏ ngoài màu nâu, ruột phía trong có màu hồng nhạt hoặc màu trắng. Lá bạch thược có hình mác thuôn dài hoặc hình trứng, phần đầu nhọn. Lá mọc so le nhau, chia thành 3 đến 7 thùy, dài khoảng 8 - 12cm, rộng khoảng 2 - 4cm, cuống lá dài.

Hoa bạch thược thường ra vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7. Quả bạch thược thường có từ tháng 8 tới tháng 9 hàng năm.

Ảnh: Hình ảnh cây bạch thược
Ảnh: Hình ảnh cây bạch thược

1.3. Phân bố

Bạch thược được trồng chủ yếu ở vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ hoặc ở dưới những bụi và cây to. Có thể dễ dàng tìm thấy thảo dược này tại nhiều tỉnh của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Liêu Linh, Cát Lâm, Hà Bắc, Sơn Đông,...

Ở Việt Nam, loài cây này đã được du nhập về từ lâu và được trồng chủ yếu tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

1.4. Bộ phận sử dụng, cách thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận sử dụng: Hầu hết mọi bộ phận của cây bạch thược đều có thể dùng làm dược liệu. Tuy nhiên, bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong Đông y chính là phần rễ cây.

Thu hái: Sau khi trồng dược liệu này được 4 năm mới có thể bắt đầu thu hoạch. Để có được vị thuốc với chất lượng tốt nhất, người ta thường đào rễ từ khoảng tháng 8 tới tháng 10 hàng năm.

Cách chế biến: Rễ sau khi thu hoạch về đem cắt bỏ rễ con sau đó rửa sạch và cạo vỏ ngoài rồi đồ lên cho chín. Thời gian đồ nhanh hay chậm tùy thuộc vào kích thước của rễ là to hay nhỏ. Sau khi đồ xong, xếp rễ cho thẳng rồi mang đi sấy hoặc phơi khô.

Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo và thoáng mát để có thể sử dụng lâu dài.

1.5. Thành phần dược chất và tác dụng dược lý của cây bạch thược

Các nghiên cứu phân tích thành phần của cây bạch thược đã chỉ ra trong thảo dược này có chứa một hàm lượng dược chất khổng lồ, có thể kể đến như Galloylpaeoniflorin, Albilorin, Paeoniflorigenone, Axit benzoic, Canxi oxalat, Tanin, Benzoyl Paeoniflorin, Oxy Paeoniflorin, Sitosterol, Triterpenoids, Paeonian, Paeoniflorin cùng tinh bột và một ít tinh dầu. 

Ảnh: Bạch thược chứa nhiều dược chất quý
Ảnh: Bạch thược chứa nhiều dược chất quý

Mỗi dược chất trong đó lại mang đến những công dụng khác nhau cho sức khỏe con người, cụ thể như sau:

2. Bạch thược có tác dụng gì?

Với những thành phần dược chất như trên, người ta sử dụng cây bạch thược trị bệnh gì? Công dụng của bạch thược là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua phần tiếp theo của bài viết nhé.

2.1. Tác dụng của bạch thược theo y học cổ truyền

Theo Đông y, tác dụng bạch thược bao gồm:

Chủ trị: can huyết bất túc, phế cấp trướng nghịch, trúng ác khí. hen suyễn, đau bụng, đau lưng, các chứng bệnh ở phụ nữ trước và sau sinh,...

2.2. Tác dụng của bạch thược theo y học hiện đại

2.2.1. Bạch thược hỗ trợ điều trị tiểu đường

Các nghiên cứu đã chứng minh trong cây bạch thược có nhiều dược chất giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, từ đó giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Chính vì vậy, đây chính là một trong những thảo dược hạ đường huyết tốt mà người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua.

Ảnh: Bạch thược hỗ trợ điều trị tiểu đường
Ảnh: Bạch thược hỗ trợ điều trị tiểu đường

2.2.2. Cải thiện chứng rối loạn lo âu và trầm cảm

Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định chiết xuất từ cây bạch thược có tác dụng cải thiện những vấn đề liên quan đến rối loạn lo âu, nhất là hội chứng rối loạn lo âu tiền kinh nguyệt. Sở dĩ như vậy là bởi các dược chất trong loại cây này tác động trực tiếp đến Estrogen β, tryptophan hydroxylase-2 và Serotonin - hai hỏa chất có tác dụng giải tỏa căng thẳng và chống trầm cảm.

Ngoài ra, glucozit trong dược liệu này cũng là hoạt chất có tác dụng an thần và giảm đau hiệu quả thông qua việc ức chế trực tiếp trung khu của hệ thần kinh.

2.2.3. Tăng cường miễn dịch và chống viêm

Một tác dụng khác của cây bạch thược đã được Y học hiện đại chứng minh đó là điều trị các bệnh tự miễn như: Viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến hay Lupus ban đỏ. Không chỉ vậy, thảo dược này còn có tác dụng ngăn ngừa các tổn thương cơ quan, giúp giảm đau, chống viêm, bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh.

2.2.4. Chữa viêm loét dạ dày

Trong thành phần của cây bạch thược có chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ dạ dày đồng thời loại bỏ các tác nhân gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chứng minh hoạt chất Paeoniflorin trong thảo dược này có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, từ đó cải thiện nhanh chóng chứng rối loạn tiêu hóa.

Ảnh: Bạch thược chữa viêm loét dạ dày
Ảnh: Bạch thược chữa viêm loét dạ dày

2.2.5. Điều hòa nội tiết tố

Nghiên cứu do trường Đại học RMIT tại Úc thực hiện cho thấy, hoạt chất Phytoestrogen trong thảo dược có cấu trúc gần giống với Estrogen - hormone sinh dục nữ. Đây chính là nguyên nhân khiến thảo dược này có khả năng cải thiện những vấn đề liên quan đến nội tiết tố nữ như đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt hay vô kinh. 

3. Bài thuốc từ cây bạch thược

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây bạch thược đơn giản và dễ thực hiện để bạn có thể tham khảo:

3.1. Bài thuốc trị tiểu đường

Chuẩn bị: Bạch thược 40g, cam thảo 8g

Thực hiện:

3.2. Bài thuốc trị hen suyễn

Chuẩn bị: Bạch thược và cam thảo theo tỷ lệ 2:1

Thực hiện:

Ảnh: Bài thuốc trị hen suyễn từ bạch thược
Ảnh: Bài thuốc trị hen suyễn từ bạch thược

3.3. Bài thuốc chữa ho gà

Chuẩn bị: Bạch thược 15g, Cam thảo 3g

Thực hiện:

3.4. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ

Chuẩn bị: Bạch thược 12g, Hoàng cầm 12g, Cam thảo 6g

Thực hiện:

3.5. Bài thuốc trị chứng táo bón mạn tính

Chuẩn bị: Bạch thược 24g, Cam thảo 10g, dùng thảo dược tươi

Thực hiện:

3.6. Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp

Chuẩn bị: Bạch thược 12g, rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, tang ký sinh 16g, độc hoạt 12g, dây đau xương 16g, đương quy 12g, tục đoạn 12g, đẳng sâm 12g, thục địa 12g, tần giao 12g, xuyên khung 8g, quế chi 8g, tế tân 6g, cam thảo 6g.

Thực hiện:

Ảnh: Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp từ bạch thược
Ảnh: Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp từ bạch thược

3.7. Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Chuẩn bị: Bạch thược và Hương phụ mỗi loại 8g; Sài hồ, Sinh địa, Xuyên khung, Thanh bì mỗi loại 3g; Cam thảo 2g.

Thực hiện: Đem toàn bộ dược liệu cho vào ấm, sắc cùng 600ml nước, đun với lửa nhỏ. Chia thành nhiều lần, uống trong ngày.

3.8. Bài thuốc trị đau và viêm loét dạ dày

Chuẩn bị: Bạch thược 20g, Cam thảo 15g

Thực hiện:

3.9. Bài thuốc trị đau dây thần kinh hông do bị thoái hóa cột sống

Chuẩn bị: Bạch thược, độc hoạt, ngưu tất, phục linh, đại táo, đương quy, thục địa, đẳng sâm, tang ký sinh mỗi loại 12g; cam thảo, phòng phong, đỗ trọng mỗi loại 8g; quế chi, tế tân mỗi loại 6g.

Thực hiện:

Ảnh: Bài thuốc trị đau dây thần kinh hông từ bạch thược
Ảnh: Bài thuốc trị đau dây thần kinh hông từ bạch thược

4. Một số lưu ý khi sử dụng bạch thược

Để sử dụng hiệu quả và hạn chế các tác hại của bạch thược, người sử dụng cần lưu ý:

Trên đây là những thông tin cơ bản về bạch thược cũng như công dụng, cách dùng thảo dược này sao cho an toàn và hiệu quả. Hãy sử dụng cây bạch thược đúng cách để tận dụng được những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang đến nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)