07 bài tập thể dục cho người tiểu đường – giúp ổn định đường huyết hiệu quả

08/01/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Việc mắc phải tiểu đường sẽ khiến các cơ quan xương khớp của cơ thể bị thoái hóa nhanh hơn, nhất là xương ở các đốt chân và bàn chân. Do đó, các bài tập thể dục cho người tiểu đường phải nhẹ nhàng, vừa phải, tránh tác động mạnh đến cơ, xương, khớp.

Tập thể dục có tác dụng điều hòa đường huyết. Tuy nhiên, không phải mọi bài tập đều phù hợp với người tiểu đường, một số bài tập thậm chí làm trầm trọng hóa căn bệnh. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến 07 bài tập thể dục cho người tiểu đường phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu vận động cần thiết mỗi ngày, góp phần ổn định đường huyết hiệu quả hơn.

Bài tập thể dục cho người tiểu đường
Bài tập thể dục cho người tiểu đường

Người bị tiểu đường nên tập thể dục như thế nào?

Trước khi tìm hiểu các bài tập thể dục cho người tiểu đường phù hợp nhất, chúng ta cùng phân tích nguyên tắc vận động của người bị tiểu đường.

Người bị tiểu đường tránh các bài tập mạnh như nâng tạ, chống đẩy vì có thể khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn.

Theo ông Ketut Suastika, Chủ tịch Hiệp hội Nội tiết Indonesia, bệnh nhân tiểu đường nên tránh các bài tập nặng như nâng tạ, nhảy dây và chống đẩy. Nguyên nhân do những bài tập này gây mất cân bằng oxy trong cơ thể, từ đó đẩy cao đường huyết và phức tạp hóa tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Xem thêm:

"Lấy ví dụ nâng tạ. Người bị bệnh võng mạc do tiểu đường tập nâng tạ có thể tăng nguy cơ mù lòa", ông Suastika giải thích.

Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đi bộ nhanh, mỗi ngày tập 30 phút. "Tối thiểu mỗi tuần bạn nên tập thể dục 150 phút. Nếu tập 30 phút mỗi ngày, bạn có thể nghỉ ngơi hai ngày cuối tuần. Đây là phương pháp hiệu quả để kiểm soát tiểu đường", Suastika kết luận.

07 bài tập thể dục cho người tiểu đường

Dựa vào các nguyên tắc và nhu cầu vận động tối thiểu trên, dưới dây là 07 bài tập thể dục cho người tiểu đường nên áp dụng ngay.

1. Thái cực quyền

Thái cực quyền được xem như là một “viên thần dược” giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho con người. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho rằng, thái cực quyền là bài tập thể dục giúp người bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, cải thiện sự cân bằng, bảo vệ các dây thần kinh khỏi biến chứng nguy hiểm của bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.

Người bệnh nên tập 02 lần/tuần để có sự tuần hoàn tốt nhất cho cơ thể.

Thái cực quyền
Thái cực quyền

2. Yoga

    Lợi ích của yoga trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường cũng như tiền tiểu đường đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Yoga giúp giảm được mỡ thừa cho cơ thể và chống lại kháng insulin. Thêm nữa, bạn có thể cải thiện được chức năng thần kinh đáng kể khi tập yoga.

    Cũng như thái cực quyền, hãy tập yoga 02 lần/tuần để bệnh tiểu đường nằm trong tầm kiểm soát nhé.

    Yoga
    Yoga

    3. Nhảy múa hoặc khiêu vũ

      Khi thực hiện bài tập này sẽ vừa tốt cho cơ thể lại còn giúp cải thiện được trí nhớ vì khi tập luyện sẽ thường xuyên phải nhớ nhiều động tác. Tập nhảy vừa giúp bạn giảm cân hiệu quả lại giúp cơ thể linh hoạt hơn, cũng như kiểm soát được lượng glucose máu và giảm tải căng thẳng thần kinh.

      Những người phải hạn chế tập luyện cũng có thể tập các bài nhảy nhẹ nhàng và mọi đối tượng đều có thể tập phương pháp vui vẻ này.

      Theo thống kê cứ một người trưởng thành nặng 68kg sẽ đốt cháy được 150 calo trong vòng 30 phút luyện tập nhảy múa hoặc khiêu vũ.

      4. Đạp xe

      Với một chiếc xe đạp là có thể dễ dàng thực hiện bài tập này, đồng thời còn kết hợp đi dạo chơi tham quan nhẹ nhàng để giải tỏa căng thẳng cho người bị bệnh. Khi đạp xe, bạn sẽ tăng cường được lượng máu lưu thông về chân, bảo vệ được đôi chân trước các tác động tiêu cực của bệnh tiểu đường. Lợi ích tuyệt vời này khó có loại thuốc nào có thể làm được.

      Đạp xe
      Đạp xe

      5. Đi bộ nhẹ nhàng

        Đi bộ nhẹ nhàng là bài tập thể dục quen thuộc cho người bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.

        Đi bộ nhanh sẽ giúp bạn giải phóng được năng lượng. Khi hoạt động cơ bắp sẽ giúp kích thích được quá trình vận chuyển của đường từ máu vào tế bào, đồng thời làm chỉ số glucose máu hạ và tăng sự dẻo dai cho cơ thể.

        Để có hiệu quả, người bị tiểu đường nên duy trì đi bộ kéo dài tầm 50 phút trở lên.

        Hãy chuẩn bị một đôi giày thật thoải mái, vừa vặn và tập với tần suất là 3 ngày mỗi tuần để cân bằng và kiểm soát đường huyết ngay nào.

        Đi bộ nhẹ nhàng
        Đi bộ nhẹ nhàng

        6. Bơi lội

          Bơi lội là một trong những bài tập aerobic rất lý tưởng cho người bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường type 2 bởi chúng không gây áp lực lên xương khớp của bạn như các bài tập khác.

          • Bơi giúp cho đôi chân của bạn không bị chấn thương như đi bộ hay chạy bộ.
          • Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường giảm nồng độ đường máu đáng kể khi thường xuyên bơi lội.
          Bơi lội
          Bơi lội

          7. Rèn luyện sức mạnh cơ bắp

            Nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng các bài tập aerobic để kiểm soát lượng đường trong máu. Trên thực tế, hiệu quả của việc rèn luyện sức mạnh cũng rất tốt, và nó cũng rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

            Tập luyện sức mạnh thường xuyên có thể làm cho quá trình trao đổi chất của mọi người trở nên nhanh hơn và hiệu quả đốt cháy chất béo sẽ cao hơn, điều này cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể.

            Đối với một số bệnh nhân tiểu đường Type 2, tập luyện sức mạnh cơ bắp có thể cũng là cách hiệu quả khiến họ thoát khỏi tình trạng béo phì sớm hơn, từ đó có thể đẩy lùi và thoát khỏi yếu tố nguy hiểm của căn bệnh này.

            Rèn luyện sức mạnh cơ bắp
            Rèn luyện sức mạnh cơ bắp

            Nếu muốn giảm nhẹ hay đẩy lùi bệnh tật, việc lựa chọn 07 bài tập thể dục cho người tiểu đường trên là ưu tiên hàng đầu. Thêm vào đó, bệnh nhân tiểu đường cần biết rằng, không thể chỉ tập thể dục một cách tình cờ theo ngẫu hứng nữa mà phải thật sự nghiêm túc và bài bản. Cường độ tập luyện, phương pháp và thời gian cũng nên được xem xét cụ thể. Nếu cần, hãy tham khảo qua sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia để có được mức độ tập luyện phù hợp nhất cho bệnh trạng chính mình.

            Việc mắc phải tiểu đường sẽ khiến các cơ quan xương khớp của cơ thể bị thoái hóa nhanh hơn, nhất là xương ở các đốt chân và bàn chân. Do đó, các bài tập thể dục cho người tiểu đường phải nhẹ nhàng, vừa phải, tránh tác động mạnh đến cơ, xương, khớp.

            Tập thể dục có tác dụng điều hòa đường huyết. Tuy nhiên, không phải mọi bài tập đều phù hợp với người tiểu đường, một số bài tập thậm chí làm trầm trọng hóa căn bệnh. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến 07 bài tập thể dục cho người tiểu đường phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu vận động cần thiết mỗi ngày, góp phần ổn định đường huyết hiệu quả hơn.

            Bài tập thể dục cho người tiểu đường

            Người bị tiểu đường nên tập thể dục như thế nào?

            Trước khi tìm hiểu các bài tập thể dục cho người tiểu đường phù hợp nhất, chúng ta cùng phân tích nguyên tắc vận động của người bị tiểu đường.

            Người bị tiểu đường tránh các bài tập mạnh như nâng tạ, chống đẩy vì có thể khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn.

            Theo ông Ketut Suastika, Chủ tịch Hiệp hội Nội tiết Indonesia, bệnh nhân tiểu đường nên tránh các bài tập nặng như nâng tạ, nhảy dây và chống đẩy. Nguyên nhân do những bài tập này gây mất cân bằng oxy trong cơ thể, từ đó đẩy cao đường huyết và phức tạp hóa tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

            Xem thêm:

            "Lấy ví dụ nâng tạ. Người bị bệnh võng mạc do tiểu đường tập nâng tạ có thể tăng nguy cơ mù lòa", ông Suastika giải thích.

            Để đảm bảo sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đi bộ nhanh, mỗi ngày tập 30 phút. "Tối thiểu mỗi tuần bạn nên tập thể dục 150 phút. Nếu tập 30 phút mỗi ngày, bạn có thể nghỉ ngơi hai ngày cuối tuần. Đây là phương pháp hiệu quả để kiểm soát tiểu đường", Suastika kết luận.

            07 bài tập thể dục cho người tiểu đường

            Dựa vào các nguyên tắc và nhu cầu vận động tối thiểu trên, dưới dây là 07 bài tập thể dục cho người tiểu đường nên áp dụng ngay.

            1. Thái cực quyền

            Thái cực quyền được xem như là một “viên thần dược” giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho con người. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho rằng, thái cực quyền là bài tập thể dục giúp người bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, cải thiện sự cân bằng, bảo vệ các dây thần kinh khỏi biến chứng nguy hiểm của bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.

            Người bệnh nên tập 02 lần/tuần để có sự tuần hoàn tốt nhất cho cơ thể.

            Thái cực quyền

            2. Yoga

              Lợi ích của yoga trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường cũng như tiền tiểu đường đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Yoga giúp giảm được mỡ thừa cho cơ thể và chống lại kháng insulin. Thêm nữa, bạn có thể cải thiện được chức năng thần kinh đáng kể khi tập yoga.

              Cũng như thái cực quyền, hãy tập yoga 02 lần/tuần để bệnh tiểu đường nằm trong tầm kiểm soát nhé.

              Yoga

              3. Nhảy múa hoặc khiêu vũ

                Khi thực hiện bài tập này sẽ vừa tốt cho cơ thể lại còn giúp cải thiện được trí nhớ vì khi tập luyện sẽ thường xuyên phải nhớ nhiều động tác. Tập nhảy vừa giúp bạn giảm cân hiệu quả lại giúp cơ thể linh hoạt hơn, cũng như kiểm soát được lượng glucose máu và giảm tải căng thẳng thần kinh.

                Những người phải hạn chế tập luyện cũng có thể tập các bài nhảy nhẹ nhàng và mọi đối tượng đều có thể tập phương pháp vui vẻ này.

                Theo thống kê cứ một người trưởng thành nặng 68kg sẽ đốt cháy được 150 calo trong vòng 30 phút luyện tập nhảy múa hoặc khiêu vũ.

                #QUANG_CAO_TIN_BAI_NEN_XEM

                4. Đạp xe

                Với một chiếc xe đạp là có thể dễ dàng thực hiện bài tập này, đồng thời còn kết hợp đi dạo chơi tham quan nhẹ nhàng để giải tỏa căng thẳng cho người bị bệnh. Khi đạp xe, bạn sẽ tăng cường được lượng máu lưu thông về chân, bảo vệ được đôi chân trước các tác động tiêu cực của bệnh tiểu đường. Lợi ích tuyệt vời này khó có loại thuốc nào có thể làm được.

                Đạp xe

                5. Đi bộ nhẹ nhàng

                  Đi bộ nhẹ nhàng là bài tập thể dục quen thuộc cho người bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.

                  Đi bộ nhanh sẽ giúp bạn giải phóng được năng lượng. Khi hoạt động cơ bắp sẽ giúp kích thích được quá trình vận chuyển của đường từ máu vào tế bào, đồng thời làm chỉ số glucose máu hạ và tăng sự dẻo dai cho cơ thể.

                  Để có hiệu quả, người bị tiểu đường nên duy trì đi bộ kéo dài tầm 50 phút trở lên.

                  Hãy chuẩn bị một đôi giày thật thoải mái, vừa vặn và tập với tần suất là 3 ngày mỗi tuần để cân bằng và kiểm soát đường huyết ngay nào.

                  Đi bộ nhẹ nhàng

                  6. Bơi lội

                    Bơi lội là một trong những bài tập aerobic rất lý tưởng cho người bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường type 2 bởi chúng không gây áp lực lên xương khớp của bạn như các bài tập khác.

                    • Bơi giúp cho đôi chân của bạn không bị chấn thương như đi bộ hay chạy bộ.
                    • Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường giảm nồng độ đường máu đáng kể khi thường xuyên bơi lội.
                    Bơi lội

                    7. Rèn luyện sức mạnh cơ bắp

                      Nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng các bài tập aerobic để kiểm soát lượng đường trong máu. Trên thực tế, hiệu quả của việc rèn luyện sức mạnh cũng rất tốt, và nó cũng rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

                      Tập luyện sức mạnh thường xuyên có thể làm cho quá trình trao đổi chất của mọi người trở nên nhanh hơn và hiệu quả đốt cháy chất béo sẽ cao hơn, điều này cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể.

                      Đối với một số bệnh nhân tiểu đường Type 2, tập luyện sức mạnh cơ bắp có thể cũng là cách hiệu quả khiến họ thoát khỏi tình trạng béo phì sớm hơn, từ đó có thể đẩy lùi và thoát khỏi yếu tố nguy hiểm của căn bệnh này.

                      Rèn luyện sức mạnh cơ bắp

                      Nếu muốn giảm nhẹ hay đẩy lùi bệnh tật, việc lựa chọn 07 bài tập thể dục cho người tiểu đường trên là ưu tiên hàng đầu. Thêm vào đó, bệnh nhân tiểu đường cần biết rằng, không thể chỉ tập thể dục một cách tình cờ theo ngẫu hứng nữa mà phải thật sự nghiêm túc và bài bản. Cường độ tập luyện, phương pháp và thời gian cũng nên được xem xét cụ thể. Nếu cần, hãy tham khảo qua sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia để có được mức độ tập luyện phù hợp nhất cho bệnh trạng chính mình.

                      Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

                      Tin liên quan

                      Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
                      23/04/2024
                      Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Vậy mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng…
                      Tuyệt chiêu nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường cực ngon
                      23/04/2024
                      Yến mạch là một trong các loại ngũ cốc được các chuyên gia khuyến khích người tiểu đường nên sử dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Kiên Minh tìm hiểu…
                      Quả dứa dại - Tin vui cho ai bị Gout, Tiểu đường
                      23/04/2024
                      Quả dứa dại với tên khác dứa rừng là một loại quả phổ biến, đa số mọc hoang ở nước ta. Nó thường được sử dụng trong đông y để trị sỏi thận, viêm…