Cách phân biệt các triệu chứng của bệnh giả gout

02/10/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh giả gout với bệnh gout sẽ khiến điều trị sai cách và gặp phải những nguy hại khôn lường. Hãy phân biệt các triệu chứng của bệnh giả gout qua những chia sẻ dưới đây.

Bệnh giả gout khác bệnh gout như thế nào?

Như tên gọi của nó, bệnh giả gout không phải là bệnh gout. Bệnh giả gout còn được gọi là bệnh lắng đọng canxi pyrophosphate dihydrate – CPPD. Bệnh là một dạng viêm khớp với những cơn đau đột ngột tại một hoặc nhiều khớp khác nhau kéo dài trong một vài ngày hoặc vài tuần.

Nếu bệnh gout là do lắng đọng axit uric thì bệnh giả gout là do các tinh thể CPPD lắng đọng trong dịch khớp gây ra hiện tượng sưng và viêm khớp. Thay vì tấn công vào khớp ngón chân cái như bệnh gout thì bệnh giả gout sẽ xảy ra ở khớp gối, sau đó mới đến cổ chân, cổ tay.

Hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng lắng đọng canxi của giả gout vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bệnh này xảy ra phổ biến ở những đối tượng mắc các chứng bệnh về xương khớp, bị chấn thương do vận động hoặc biến chứng từ phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh giả gout tự khởi phát là rất ít.

Xem thêm:

Các triệu chứng của bệnh giả gout

Có một điểm tương đồng giữa bệnh giả gout và bệnh gout là những cơn đau đều diễn ra đột ngột, các khớp xương có hiện tượng sưng đỏ, đau tấy. Chính vì đặc điểm này mà nhiều người lầm tưởng bệnh giả gout là bệnh gout.

Đau khớp gối - triệu chứng điển hình hơn ở bệnh giả gout
Đau khớp gối - triệu chứng điển hình hơn ở bệnh giả gout

Giả gout thường phát triển từ một khớp, phần lớn là từ khớp gối. 50% bệnh nhân bị bệnh giả gout có những cơn đau nhẹ hơn bệnh gout cấp tính. Chúng kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần kèm theo sốt nhẹ.

Các cơn đau giả gout thường khởi phát do mắc các bệnh xương khớp hoặc sau khi bị chấn thương, phẫu thuật.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh giả gout

Bệnh giả gout là do tinh thể canxi pyrophosphate dihydrate (CPPD) di chuyển từ sụn trong và xung quanh các khớp và tích tụ tại màng khớp gây viêm. Sự xuất hiện của các tinh thể này có liên quan đến quá trình lão hóa nhưng nhiều người lớn tuổi có tinh thể CPPD lại không có những triệu chứng của bệnh giả gout. Một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Trong gia đình có người đã mắc bệnh giả gout.

  • Chấn thương ở khớp hay phẫu thuật khớp bị ảnh hưởng làm tăng nguy cơ phát triển các tinh thể CPPD trong khớp. Trường hợp này xảy ra nhiều ở các vận động viên.
  • Những đối tượng trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Dư thừa sắt trong các cơ quan và các mô quanh khớp xương dẫn đến sự phát triển của các tinh thể CPPD.

Chế độ dinh dưỡng có liên quan tới bệnh giả gout không?

Bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa purin làm lắng đọng axit uric trong máu. Muốn điều trị bệnh gout thì cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sẽ giảm bớt các triệu chứng mà bệnh gây ra.

Nhưng bệnh giả gout lại hoàn toàn khác. Nguyên nhân gây bệnh giả gout không liên quan tới chế độ ăn uống. Vì vậy, dù bạn có thay đổi chế độ dinh dưỡng thì cũng không thể loại bỏ hay giảm bớt các tinh thể CPPD trong khớp xương. Việc hạn chế hay loại bỏ các thực phẩm giàu canxi ra khỏi thực đơn không giúp các triệu chứng của bệnh giả gout biến mất.

Điều chỉnh ăn uống không cải thiện được nguyên nhân bệnh giả gout
Điều chỉnh ăn uống không thể cải thiện được nguyên nhân bệnh giả gout

Điều trị bệnh giả gout như thế nào?

Với bệnh gout, chỉ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị và hạ axit uric máu như viên uống Cao Gắm là có thể giảm các triệu chứng của bệnh. Nhưng với bệnh giả gout, không có phương pháp nào chữa dứt điểm được tình trạng lắng đọng CPPD tại các khớp.

Để kiểm soát những cơn đau do bệnh giả gout gây ra, người bệnh thường được kê các loại thuốc chống viêm không steroid để kiểm soát cơn đau và viêm khi bệnh tấn công.

Để ngăn ngừa bệnh tái phát, có thể dùng colchicine, cortisone tiêm vào khớp hoặc phẫu thuật để loại bỏ các tinh thể CPPD nếu tình trạng viêm nghiêm trọng.

Vì bệnh giả gout khác với bệnh gout nhưng các triệu chứng lại có vẻ giống nhau nên nhiều người sẽ bị nhầm lẫn.

Để xác định mình đang mắc bệnh gì, ngay khi có những triệu chứng của bệnh thì người bệnh nên tiến hành làm các kiểm tra tại cơ sở y tế. Kiểm tra dịch khớp, chụp X Quang và xét nghiệm máu để quan sát các tỉnh thể CPPD ở sụn khớp, loại trừ các bệnh viêm khớp khác.

Vì gout và giả gout là hai bệnh khác nhau nên các phương pháp điều trị không giống nhau. Bệnh giả gout nếu để lâu cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tàn phế. Nếu tự chẩn đoán mình bị gout và áp dụng những phương pháp chữa gout sẽ khiến tình trạng bệnh giả gout nghiêm trọng hơn.

Nên đi khám để biết chính xác bệnh và điều trị đúng cách
Nên đi khám để biết chính xác bệnh và điều trị đúng cách

Đẩy lùi bệnh gout bằng thảo dược

Bệnh giả gout ít nhiều liên quan tới quá trình lão hóa, đối tượng mắc bệnh thường trên 65 tuổi, rất khó để phòng tránh. Nhưng với bệnh gout, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng cách thay đổi thực đơn, giảm bớt các loại thực phẩm giàu purin, uống nhiều nước và sinh hoạt lành mạnh.

Bên cạnh đó, để đẩy lùi các triệu chứng mà bệnh gout gây ra cho bạn, hãy sử dụng viên uống Cao Gắm hỗ trợ điều trị bệnh gout và hỗ trợ hạ axit uric máu, thúc đẩy quá trình đào thải axit uric qua thận hiệu quả.

Với thành phần 100% từ tinh chất cây dây gắm – loại thảo dược quý được sản xuất theo công nghệ hiện đại mang lại hiệu quả cao, hoàn toàn phù hợp với đối tượng bị gout và axit uric máu cao.

Qua những chia sẻ trên đây, bạn đã biết bệnh giả gout và bệnh gout là hai bệnh hoàn toàn khác nhau cũng như phương pháp điều trị của mỗi loại bệnh. Hãy lắng nghe cơ thể mình để sớm nhận ra những dấu hiệu bất thường và có cách điều trị thích hợp nhất.

>> Xem thêm: Bệnh gout và tất cả những điều bạn cần biết

 
Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Cây kha cúc và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
06/04/2024
Cây kha cúc là vị thuốc nam nổi tiếng với công dụng điều trị đau nhức xương khớp, mát gan, thải độc, trị mụn trứng cá,... Hãy cùng Kiên Minh đọc ngay…
Bệnh gout ăn cá rô phi có tốt không? 9 tác dụng tuyệt vời của cá rô phi
04/04/2024
Cá rô phi là một loài cá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc “Ăn cá rô phi có tốt…