Bệnh gout cần kiêng thức ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

05/09/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Ngoài điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bị bệnh gout cần kiêng thức ăn gì, nên ăn gì là điều rất quan trọng. Bởi nguyên nhân gây ra bệnh gout chủ yếu là do sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chứa nhiều purin – một hợp chất gây tăng nồng độ axit uric trong máu.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là gì
Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây ra tình trang sưng tấy, đau ở các khớp xương ngón chân cái, mắt cá chân, khớp gối, khuỷu tay…

Các cơn đau do bệnh gout thường diễn ra đột ngột, kéo dài trong 2 – 3 ngày sau đó sẽ giảm dần.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, người thường xuyên sử dụng bia rượu, ăn các loại thực phẩm giàu purin.

Xem thêm:

Khi nồng độ axit uric tăng cao và không được đào thải ra ngoài, chúng sẽ lắng đọng thành các tinh thể urat và bám vào các mô mềm ở thận, các khớp xương.

Biểu hiện của bệnh gout cấp tính và mãn tính

Đối tượng chủ yếu mắc phải bệnh gout là nam giới ở độ tuổi trung niên, Các biểu hiện của bệnh diễn ra qua hai giai đoạn:

Bệnh gout cấp tính

Các cơn đau đột ngột vào ban đêm, tự phát hoặc xảy ra sau khi người bệnh ăn đồ ăn chứa nhiều chất đạm hoặc uống nhiều bia rượu.

Ở giai đoạn này, bệnh gout thường khởi phát ở các chi dưới bao gồm khớp gối, khớp ngón chân, mắt cá chân. Sau đó, cảm giác đau sẽ lan lên ngón tay, khớp ngón tay.

Tình trạng đau nhiều về đêm, sưng tấy, phù nề, cơn đau dữ dội và tăng dần, thậm chí va chạm nhẹ cũng đau, Vì vậy, người bị bệnh gout gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Các cơn đau sẽ thuyên giảm nhưng có thể tái phát sau đó, cách nhau vài tháng hoặc vài năm.

bệnh gout mãn tính
bệnh gout mãn tính

Bệnh gout mãn tính

Khi để lâu, bệnh gout nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính với biểu hiện viêm tại các khớp, cơn đau dữ dội hơn và tăng dần theo thời gian,

Nổi các u cục hay còn gọi là tophi quanh các khớp với kích thước lớn, mềm, không đau. Bên trong các hạt tophi là chất cặn bột trắng như phấn do tích tụ quá nhiều các tinh thể urat.

Thận bị tổn thương do các tinh thể bám vào dẫn đến suy thận, sỏi thận.

Khi chụp X quang có thể nhìn thấy các khớp xương bị tổn thương, viêm, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới người bị bệnh gout

Axit uric tích tụ trong cơ thể sẽ hòa tan trong máu, được thận lọc lại và đào thải ra bên ngoài qua đường tiểu. Nếu hoạt động này không diễn ra, axit uric sẽ lắng đọng thành các tinh thể sắc nhọn bám vào các khớp gây ra những cơn đau.

Axit uric là kết quả của quá trình phân hủy purin, - hợp chất có nhiều trong một số loại thực phẩm. Với những người bình thường, ăn những thực phẩm giàu purin là rất bình thường. Tuy nhiên, với những người bị gout, đây chính là hành động khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, những người đang có dấu hiệu bị gout hoặc đang điều trị bệnh gout nên tránh xe các loại thực phẩm này.

Bệnh gout cần kiêng thức ăn gì?

Các món ăn người bệnh gout nên kiêng:

Hạn chế các loại thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ như sò, ốc,…

Các loại rau mà người bị gout không nên ăn như rau cải bó xôi, cải bắp, măng tây, nấm.

Hạn chế các chất béo, thay bằng các loại thịt nạc, không ăn da động vật, các sản phẩm sữa ít béo.

Tránh xa các loại hoa quả chua, đồ lên men, giá đỗ vì chúng làm tăng axit uric trong cơ thể.

Nên hạn chế ăn ớt, hạt tiêu vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ, khiến bệnh gout tái phát.

Không uống bia rượu vì chúng làm tăng axit uric trong gan, ngăn chản quá trình đào thải của thận.

bệnh gout cần kiêng thức ăn gì?
bệnh gout cần kiêng thức ăn gì?

Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng có sức khỏe, người bị bệnh gout nên:

Bổ sung 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày bằng thực phẩm chức năng.

Uống nhiều nước để tăng cường đào thải axit uric qua đường tiểu.

Chỉ nên ăn các loại thịt trắng như cá, gà (không ăn da), thịt heo… vì các loại thịt này giàu protein và ít purin.

Ăn nhiều tinh bột và các thực phẩm giàu carbohydrate bởi chúng có thể hỗ trợ hòa tan axit uric trong nước tiểu.

Ăn nhiều các loại thực phẩm có chức năng đào thải axit uric trong máu như cải bẹ canh, cam, dâu tây…

Trừ các loại rau kể trên, người bị gout có thể ăn các loại rau của khác, đặc biệt là rau cần, dưa chuột, cải xanh, các loại cà…

Thay thế dầu ăn, mỡ động vật bằng dầu oliu, dầu vừng…

Hạn chế ăn đồ chiên xào, tăng cường ăn đồ hấp, luộc.

Cùng với một thực đơn phong phú và kiêng cữ các loại thực phẩm trên, người bị bệnh gout hãy xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Giảm cân

Nếu bạn đang bị béo phì, thừa cân, đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị gout. Việc kháng insulin sẽ thúc đẩy nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao. Vì vậy, hãy giảm cân để giúp bạn có một thân hình thon thả hơn, hỗ trợ điều trị bệnh gout và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Tập thể dục thể thao

Ngay cả khi không bị bệnh gout thì luyện tập thể thao cũng giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Hãy tham gia các hoạt động thể thao vận động nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe để các khớp xương linh hoạt hơn.

Uống đủ nước

Phần lớn axit uric được hòa tan và đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Hãy đảm bảo bạn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh gout.

Không sử dụng các loại đồ uống có cồn

Bia rượu chính là kẻ thù của người bị gout. Khi dùng bia rượu, các cơn đau ở khớp tăng lên rõ rệt do cơ thể sẽ ưu tiên loại bỏ cồn thay vị axit uric. Lâu dần, chúng sẽ tích tụ lại và gây ra bệnh gout.

Dùng thực phẩm bổ sung vitamin C

Vitamin C vừa làm giảm axit uric vừa tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại nhiều căn bệnh khác.

Hãy xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe. Chia sẻ thông tin về những loại thực phẩm mà người bị bệnh gout không nên ăn cho người thân của bạn cùng biết để phòng tránh nhé!

Cùng chung tay đẩy lùi bệnh gout! Hãy liên hệ tới Hotline: 02163.541.383 để được tư vấn cụ thể hơn về chế độ ăn uống cho người bệnh gout nhé!

Xếp hạng: 4.8 (18 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Cây khế rừng - Thảo dược vàng cho sức khỏe, hỗ trợ trị gout
25/04/2024
Cây khế rừng là thảo dược còn khá xa lạ với nhiều người. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết cây khế rừng là gì, công dụng, cách dùng ra sao…
 Tìm hiểu ngay: Tác dụng của hạt đười ươi đối với bệnh gout
23/04/2024
Hạt đười ươi không chỉ giúp thanh nhiệt giải khát vào mùa hè mà còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà ít ai biết đến. Hãy cùng chúng…