Bệnh gout có uống được cafe không? Câu trả lời không phải ai cũng biết

14/09/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Cà phê là thức uống ưa thích của nhiều người. Do đó mà "Bệnh gout có uống được cafe không?" hay "Người bị gout có kiêng cà phê không?" là 2 trong số nhiều câu hỏi thường được người bệnh đặt ra. Để được giải đáp chính xác nhất về những vấn đề này, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây.

Ảnh: Bệnh gout có uống được cafe không?
Ảnh: Bệnh gout có uống được cafe không?

1. Mối quan hệ giữa cafe với bệnh gout

1.1. Uống cà phê có lợi ích gì với người bệnh gout?

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, uống cà phê vào mỗi buổi sáng đã trở thành một thói quen. Tại Việt Nam, số người sử dụng loại đồ uống này cũng rất nhiều. Đây là loại đồ uống thơm ngon nhưng cũng nằm trong danh sách các đồ uống chứa chất kích thích, đó là cafein - một hoạt chất thuộc nhóm Xanthin gây kích thích thần kinh trung ương. Trong khi đó, người bệnh gout thường được khuyên phải tránh xa các đồ uống có chất kích thích.

Chính vì vậy, khi phát hiện mình mắc bệnh gout, có rất nhiều người đã ngay lập tức ngừng sử dụng cà phê với mong muốn không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và các kết quả thu được lại trái với quan niệm của rất nhiều người. 

Cà phê được chứng minh không chỉ giúp phòng ngừa bệnh gout mà còn giúp người đã mắc bệnh cải thiện triệu chứng, giảm tình trạng đau nhức và sưng viêm tại các khớp. Ngoài ra, khi dùng cà phê đúng cách còn giúp làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout mạn tính.

Ảnh: Uống cà phê giúp phòng ngừa bệnh gout
Ảnh: Uống cà phê giúp phòng ngừa bệnh gout

Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy, người uống 3 ly cà phê mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn người bình thường 22%; còn những người uống 4 ly cà phê mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout thấp hơn người bình thường tới 57%.

Theo Medicine Net, việc uống cà phê có thể giúp ích cho người bệnh gout  là do thức uống này có khả năng đánh bại sự tích tụ của acid uric. Khi nồng độ acid uric máu ổn định thì tình trạng lắng đọng muối urat tại khớp cũng giảm, từ đó giúp người bệnh ít gặp phải những triệu chứng của bệnh hơn.

Khả năng kiểm soát acid uric máu của cà phê có được là nhờ sự có mặt của các hoạt chất có lợi sau trong thành phần:

  • Caffeine: Hoạt chất này giúp ngăn cản hoạt động của xanthine oxidase - loại enzyme có trách nhiệm chuyển hóa purin từ thức ăn, từ đó tạo ra acid uric. Như vậy, nhờ việc ức chế hoạt động của enzyme này mà caffeine có thể giúp làm giảm lượng acid uric trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh gout đồng thời cải thiện triệu chứng ở những người đã mắc.
  • Polyphenol: Hoạt chất này còn được gọi là acid chlorogenic. Polyphenol cùng một loạt các hoạt chất chống oxy hóa khác trong cà phê giúp giảm nồng độ Insulin trong máu. Các nghiên cứu đã chứng minh được sự liên quan chặt chẽ giữa Insulin và acid uric. Theo đó, việc giảm mức Insulin và tăng độ nhạy với Insulin sẽ cải thiện quá trình loại bỏ acid uric và cả natri. Như vậy, chlorogenic đã gián tiếp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Ảnh: Cà phê chứa nhiều hoạt chất tốt cho người bệnh gout
Ảnh: Cà phê chứa nhiều hoạt chất tốt cho người bệnh gout

1.2. Uống cà phê có gây hại cho người bệnh gout không?

Trước đây, người mắc bệnh gút được khuyên không nên sử dụng cà phê nhưng giờ đây, nhờ sự phát triển của y học mà nhiều nghiên cứu đã được tiến hành mà cà phê được biết đến như một yếu tố bảo vệ sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, thức uống này không hoàn toàn có lợi cho người bệnh gout.

Theo nghiên cứu, việc tăng đột ngột việc sử dụng caffein có thể gây ra những cơn gout cấp. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng chứng minh được sự xuất hiện của một vài biến thể di truyền nếu kết hợp cùng việc sử dụng nhiều cafe có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng người chưa từng uống cà phê hoặc không dùng thường xuyên thì không nên sử dụng loại uống này vì sẽ khiến các cơn đau nhức tăng lên.

Ảnh: Sử dụng cà phê sai cách có thể làm tăng các cơn đau nhức do gout
Ảnh: Sử dụng cà phê sai cách có thể làm tăng các cơn đau nhức do gout

2. Bệnh gout có uống được cafe không?

Như vậy, vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn về tác động của cafe tới bệnh gout. Chính vì vậy, vẫn còn rất nhiều người không biết “ Bị gout có kiêng cà phê không?”. Dựa trên những lợi ích mà cà phê đem lại cũng như những nguy cơ đã được nêu ở trên và nhất là tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị hoặc người có chuyên môn, người bệnh cần cân nhắc cẩn thận để tìm ra câu trả lời phù hợp cho trường hợp của riêng bản thân.

Ảnh: Bị gout có kiêng cà phê không?
Ảnh: Bị gout có kiêng cà phê không?
  • Nếu muốn thử hoặc không muốn từ bỏ thói quen sử dụng loại đồ uống yêu thích, người bệnh gout cần chú ý vài điểm như sau:
  • Người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng cà phê. Theo khuyến cáo, mức cafein mỗi ngày để người bình thường sử dụng chỉ nên dao động từ 200 - 300g. Tuy nhiên, hàm lượng caffein này sẽ thay đổi tùy theo loại cà phê cũng như cách pha chế. Để đảm bảo an toàn, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ và tăng lên một cách từ từ nếu muốn.
  • Hạn chế cho thêm các đồ ngọt vào cà phê vì đây chính là một yếu tố nguy cơ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng sữa tách béo khi muốn tăng thêm độ ngọt cho cà phê.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu các triệu chứng bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn, hãy dừng uống và thông báo ngay cho bác sĩ.

Bên cạnh đó, có một số đối tượng cần hết sức thận trọng khi sử dụng cà phê do có thể mang đến những tác động bất lợi. Những đối tượng đó là:

Ảnh: Sử dụng cà phê cho đúng đối tượng
Ảnh: Sử dụng cà phê cho đúng đối tượng

Đến đây, bạn đã trả lời được những câu hỏi "Bệnh gout có uống được cafe không?" và “Bị gout có kiêng cà phê không?” rồi đúng không?

3. Uống cà phê đúng cách cho người bệnh gout

Như vậy, có thể thấy cà phê chỉ mang đến tác dụng tốt cho người bệnh gout khi được sử dụng đúng cách. Và sau đây, Dược Kiên Minh sẽ đưa ra cho bạn cách uống cà phê có lợi nhất cho người bệnh gout:

Ảnh: Nên sử dụng cà phê thường xuyên
Ảnh: Nên sử dụng cà phê thường xuyên

4. Làm gì để tăng hiệu quả điều trị gout khi uống cà phê?

Bên cạnh việc uống cà phê, người bệnh gout cũng nên làm theo các gợi ý dưới đây để tăng hiệu quả điều trị bệnh gout: 

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn

- Chế độ ăn cân đối với lượng calo khoảng 1600 kcal/ngày, với 40% carbohydrate, 30% protein, 30% chất béo không bão hòa - loại chất béo tốt cho sức khỏe.

- Tăng cường bổ sung rau xanh như rau cần, cải bắp, cải xanh,...; các loại trái cây tươi như nho, các trái cây họ cam, bưởi, dưa hấu,...; các loại ngũ cốc,...

Ảnh: Chế độ ăn cho người bệnh gout
Ảnh: Chế độ ăn cho người bệnh gout

- Không ăn thực phẩm giàu purine như nội tạng động vật, trứng vịt lộn, các loại thịt đỏ, hải sản, các loại đậu hạt, măng tây,...

- Không ăn mỡ động vật, đồ ngọt, đường, cacao, chocolate,...

- Tránh sử dụng giá đỗ, măng, các loại nấm vì chúng kích thích quá trình tổng hợp acid uric của cơ thể

- Bạn cũng nên hạn chế ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu,... vì chúng có khả năng làm hưng phấn hệ thần kinh tự chủ từ đó gia tăng nguy cơ tái phát bệnh gout.

- Thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu vừng, dầu oliu, dầu lạc,...

- Ưu tiên chế biến món ăn theo cách luộc hoặc hấp thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Chế độ uống

- Uống nhiều nước: Người bệnh gout cần uống 2 lít nước mỗi ngày để tăng đào thải acid uric qua nước tiểu. Ưu tiên sử dụng nước khoáng kiềm hoặc có thể thay bằng dung dịch Natri bicarbonat 14‰. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những thức uống tốt cho sức khỏe người bệnh gout như nước ép cà rốt, nước ép từ các trái cây họ cam,...

Ảnh: Người bệnh gút nên uống nhiều nước
Ảnh: Người bệnh gút nên uống nhiều nước

- Kiêng rượu bia: rượu bia là một nguyên nhân thường gặp gây bệnh gout do làm tăng chuyển hóa purin trong thức ăn thành acid uric đồng thời ngăn cản quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, khiến hoạt chất này tăng cao trong máu.

- Hạn chế uống nước ngọt: nước ngọt chứa nhiều fructose, khi uống sẽ làm tăng acid uric máu, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Người bệnh cũng nên tránh sử dụng các loại nước ép hoa quả từ những loại trái cây nhiều fructose.

4.2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

- Xây dựng chế độ luyện tập khoa học, thường xuyên luyện tập, thực hiện những bài tập vừa sức và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Vận động sẽ giúp cơ thể đào thải các chất độc trong đó có acid uric ra khỏi cơ thể qua mồ hôi, nước tiểu,... từ đó giúp dự phòng gout và tăng hiệu quả điều trị.

Ảnh: Người bệnh gout cần luyện tập thường xuyên
Ảnh: Người bệnh gout cần luyện tập thường xuyên

- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính cần kết hợp chế độ luyện tập với việc phục hồi chức năng và vật lý trị liệu để tránh bị teo cơ, cứng khớp đồng thời hạn chế biến dạng khớp.

- Tránh căng thẳng, tránh gắng sức, không thức quá khuya 

- Ngâm chân nước nóng mỗi tối rất có ích với người bệnh gout. Do đó, người bệnh nên thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, không nên ngâm chân bằng nước quá nóng và cũng không nên ngâm khi đang bị viêm cấp.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã trả lời được những câu hỏi như “Bệnh gout có uống được cafe không?” hay “Bị gout có kiêng cà phê không?” rồi đúng không? Người bệnh gout khi uống cà phê sẽ có cả 2 mặt tốt và không tốt. Vì vậy, hãy sử dụng cà phê đúng cách để tận dụng được lợi ích tuyệt vời từ thức uống này đồng thời hạn chế được tác động tiêu cực từ nó nhé.

Bình chọn