Bệnh gout mạn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

20/03/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Gout hay thống phong được mệnh danh là “bệnh của vua” hay “vua của các loại bệnh”. Bệnh có thể không xảy ra một lần mà kéo dài trở thành mạn tính nếu không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh gout mạn tính là gì? Nguyên nhân? Cách điều trị gout mạn tính như thế nào?  Tham khảo thông tin dưới đây ngay.

Tìm hiểu bệnh gout mạn tính
Tìm hiểu bệnh gout mạn tính

1. Bệnh gout mạn tính là gì?

Bệnh gout mạn tính là hậu quả của tình trạng mất cân bằng kéo dài giữa đào thải và sản xuất axit uric dẫn tới dư thừa quá mức và lắng đọng các tinh thể urat tại nhiều vị trí khác nhau. 

Tình trạng tăng axit uric máu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để, kéo dài làm cho gout cấp dần tiến triển trở thành gout mạn tính. Bắt đầu từ cơn đau gout cấp đầu tiên. Sau đó các cơn đau cấp tính tái phát với tần suất dày hơn, cường độ đau dữ dội hơn, và cuối cùng là gout mạn tính.

 Bệnh gout mạn tính là gì?
Bệnh gout mạn tính là gì?

Thời gian tiến triển có thể là sau vài năm hoặc vài chục năm. Đôi khi, trong thời gian tiến triển, cơ thể không có biểu hiện triệu chứng gì nhưng các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng một cách âm thầm, làm cho bệnh tiến triển ngày một nặng.

Khi đã bị gout mạn tính, bệnh sẽ khó điều trị và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn rất nhiều. Ngoài ra, nó cũng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như bệnh nhân không được điều trị sớm.

Xem thêm:

2. Nguyên nhân gây gout mạn tính

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gout mạn tính, cụ thể là:

2.1. Tâm lý chủ quan của người bệnh

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh gout chuyển biến theo hướng ngày một xấu đi. Bệnh nhân có tâm lý chủ quan và không mấy chú ý đến mức độ nghiêm trọng của gout. Đặc biệt là khi thấy các triệu chứng bắt đầu được cải thiện thì họ dừng điều trị.

Một số trường hợp tuy vừa trải qua cơn đau đớn của gout cấp nhưng vẫn bỏ qua việc điều trị vì nghĩ chúng không nguy hiểm và để lại biến chứng gì.

2.2. Bệnh gout cấp tính không được phát hiện và điều trị kịp thời

Có thể nói, việc không điều trị hoặc điều trị không đúng cách gout trong giai đoạn cấp tính là một trong những yếu tố làm cho bệnh gout tiến triển sang giai đoạn mạn.

2.3. Chế độ ăn uống không hợp lý

Ăn uống không kiêng cữ, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin, uống rượu bia nhiều, lối sống không khoa học, lành mạnh sau những cơn đau gout cấp cũng là những yếu tố quan trọng khiến cho gout mạn tính tìm tới bạn.

Ăn nhiều thực phẩm giàu purin là 1 nguyên nhân gây bệnh gout
Ăn nhiều thực phẩm giàu purin là 1 nguyên nhân gây bệnh gout

Ăn uống không kiêng cữ, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin, uống rượu bia nhiều, lối sống không khoa học, lành mạnh sau những cơn đau gout cấp cũng là những yếu tố quan trọng khiến cho gout mạn tính tìm tới bạn.

2.4. Sử dụng thuốc không đúng cách

Ảnh: Lạm dụng thuốc là nguyên nhân gây bệnh gout

Để bệnh gout được kiểm soát thì các bác sĩ sẽ kê 1 số loại thuốc cần thiết. Thế nhưng, nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng liệu trình điều trị, dùng thuốc không đúng cách thì có thể dẫn đến những hệ lụy rất nguy hiểm, trong đó có nguy cơ rất lớn tiến triển thành mạn tính.

Hơn nữa, nhiều người có thói quen sử dụng thuốc tây khá nhiều hay tiêm mỗi khi mắc cơn gout cấp. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến nhờn thuốc đồng thời gây nên những biến chứng nguy hiểm về sau.

3. Triệu chứng bệnh gout mạn tính

Trong quá trình tiến triển của bệnh, có một khoảng thời gian các triệu chứng gout tạm thời biến mất sau cơn đau gout cấp tính. Thời kỳ này có thể kéo dài hoặc không. Các đợt tấn công mới có thể xảy ra khi chứng tăng axit uric máu không được kiểm soát.

Nếu không được điều trị thích hợp bệnh sẽ tiến triển ngày một nặng, các cuộc tấn công trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng của bệnh gout mạn tính biểu hiện như thế nào?

3.1. Viêm khớp do gout mạn tính 

Viêm khớp do gout mạn tính
Viêm khớp do gout mạn tính

Các đợt viêm cấp lặp đi lặp lại, tiến triển thành viêm mạn tính ở các khớp. Tổn thương có thể ở khớp ban đầu, song ở giai đoạn mạn, thường gặp tổn thương thêm các khớp khác trên cơ thể như: ngón chân cái bên đối diện, khớp bàn - ngón, khớp cổ chân, khớp gối. Khớp khủy, cổ tay hiếm gặp hơn. Không gặp ở khớp vai, háng, cột sống. Các khớp bị viêm, sưng đau có thể kèm biến dạng, hủy hoại khớp. 

3.2. Hạt tophi trong bệnh gout

Nếu gout mạn tiếp tục phát triển, các hạt tophi sẽ xuất hiện. Nguồn gốc của hạt là do tích lũy muối urat natri urat kết tủa trong mô liên kết. Lúc đầu là các hạt kích thước nhỏ nằm quanh khớp và có thể di chuyển được. Sau nhiều năm, các muối này kết tủa tăng dần về kích thước, tạo thành các khối nổi lên dưới da, mang các đặc điểm:

Hạt tophi trong bệnh gout
Hạt tophi trong bệnh gout

Các hạt tophi là nguyên nhân làm biến dạng, hạn chế vận động của bàn tay, bàn chân người bệnh. Nếu như hạt bị vỡ và loét ra có thể dẫn đến viêm, nhiễm trùng, hoại tử tại vị trí đó.

3.3. Xuất hiện sỏi tại thận

Khi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao kéo dài, thận phải tăng cường làm việc để đào thải lấy lại cân bằng. Lúc này, axit uric cũng tập trung nhiều tại thận. Không chỉ lắng đọng tạo thành các hạt tophi ở các khớp, các tinh thể urat cũng dễ kết tinh, lắng đọng tại thận tạo thành sỏi. Khi các viên sỏi kích thước nhỏ có thể không có biểu hiện. Lâu dần, chúng lớn lên, gây ra các cơn đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt có thể tiểu ra máu…

Suy giảm chức năng thận và các bệnh của tim mạch là những biến chứng mà người bệnh có thể phải đối mặt khi mắc gout mạn tính. Những biến chứng này rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, cũng như đe dọa tính mạng của người bệnh.

Biến chứng tim mạch khi bị gout mạn tính
Biến chứng tim mạch khi bị gout mạn tính

4. Chẩn đoán bệnh gout mạn tính như thế nào?

Để xác định chính xác bị gout mạn tính, bệnh nhân cần đi khám tại các cơ sở y tế. Tại đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng: hỏi về các triệu chứng thường gặp, tiền sử bệnh, chế độ ăn uống,...

Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào câu trả lời này để sàng lọc, yêu cầu bệnh nhân làm thêm 1 sô xét nghiệm để khẳng định bệnh nhân mắc gout mạn tính hay không. Các chỉ định bao gồm:

4.1. Xét nghiệm máu

Ảnh: Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh gout
Ảnh: Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh gout

Khi bệnh đang trong giai đoạn tiến triển, tốc độ máu lắng có xu hướng tăng. Các xét nghiệm khác không có sự thay đổi. Nồng độ acid uric tăng lên 7mg% (trên 416 micromol/l).

4.2. Xét nghiệm nước tiểu

Nồng độ acid uric trong nước tiểu 24 giờ bình thường trong khoảng 400 - 500 mg. Tăng trong trường hợp gout nguyên phát và giảm rõ rệt với bệnh gout thứ phát.

4.3. Kiểm tra dịch khớp

Ở gout mạn tính, dịch khớp có những biểu hiện viêm rất rõ (kết quả là lượng muxin giảm, số lượng bạch cầu tăng nhiều). Nhất là khi quan sát thấy các tinh thể urat monosodic nằm bên trong hoặc ngoài tế bào.

4.4. Kết quả X - quang

Đặc điểm quan trọng nhất của gout mạn tính chính là ở các đầu xương có các khuyết xương hình hốc. Đặc biệt là ở các xương đốt ngón tay, ngón chân, xương bàn tay, cổ chân, khớp tay và gối.

Ban đầu, khuyết có thể xuất hiện dưới các sụn khớp và vỏ xương. Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển và sẽ thấy hình ảnh thoái hóa thứ phát.

Dựa vào những kết quả xét nghiệm này, bác sĩ có thể chẩn đoán xác định về bệnh gout mạn tính cũng như đánh giá được mức độ bệnh, Đây là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân khác nhau.

5. Điều trị gout mạn tính

Bệnh gout mạn tính điều trị như thế nào? Điều trị có dễ không?

So với gout cấp tính, điều trị bệnh gout mạn tính cần thời gian dài hơn và cũng tốn kém hơn nhiều. Mục đích điều trị là tránh các đợt gout cấp trong giai đoạn mạn, tránh biến chứng tổn thương các tạng. Quá trình điều trị phải đạt được nồng độ axit uric máu dưới 6 mg/dl.

4.1. Chế độ ăn 

Chế độ ăn cho người bệnh gout mạn tính tương tự với bệnh nhân gout cấp. Bạn cần:

Khi không có cơn gout cấp, chế độ ăn đạt hiệu quả (duy trì axit uric máu dưới 6 mg/dl), chưa có hạt tophi và tổn thương tại thận thì chỉ cần duy trì chế độ trên mà không cần can thiệp bằng thuốc.

4.2. Thuốc điều trị

Tương tự như với gout cấp, bạn sẽ được chỉnh định 2 loại thuốc, đó là thuốc chống viêm và thuốc giảm axit uric máu.

  • Thuốc chống viêm dùng khi có cơn gout cấp hoặc để điều trị những tổn thương xương khớp mạn tính do gout. Các thuốc được sử dụng phổ biến là Colchicin, thuốc chống viêm corticoid, NSAIDs. Những thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau.
  • Thuốc giảm axit uric máu được chỉ định tuỳ thuộc và nồng độ axit uric trong máu của bạn. Bạn phải sử dụng nhóm thuốc này cho đến khi nồng độ axit uric trong máu đạt được mức mục tiêu dưới 6 mg/dl, thậm chí là 5 mg/dl đối với trường hợp gout mạn tính có tophi. Điều này giúp ngăn các đợt gout cấp tái phát và mất dần các hạt. Thuốc thường phải dùng liên tục trong thời gian dài, có trường hợp phải sử dụng suốt đời do không tuân thủ nghiêm chế độ ăn uống, mức axit uric trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường.

4.3. Thực phẩm hỗ trợ cải thiện, phòng ngừa gout mạn tính

So với bệnh gout cấp tính, quá trình điều trị bệnh gout mạn tính cần có nhiều thời gian và cũng tốn kém hơn. Vì vậy, để nói bệnh gout mạn tính chữa có dễ không thì chắc chắn là không. Nhưng nếu kiên trì và có liệu trình điều trị đúng đắn sẽ giảm được các nguy cơ biến chứng từ gout.

Nếu bạn hay người thân đang bị gout mạn tính, ngoài việc điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm, nên bổ sung thêm tinh chất cây dây gắm từ viên uống Cao Gắm. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, phù hợp với những ai đang bị bệnh gout cấp và mạn tính.

Đối với bệnh gout giai đoạn cấp và mạn tính, duy trì sử dụng viên Cao Gắm sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát nồng độ axit uric, hỗ trợ đào thải axit uric để hạn chế nguy cơ mắc gout mạn tính.

Ngoài ra, viên uống Cao Gắm còn phù hợp với những ai có kết quả kiểm tra chỉ số axit uric cao nhưng chưa bị gout, giúp hỗ trợ hạ axit uric máu, phòng tránh bệnh gout khởi phát, hỗ trợ giảm đau các cơn gout cấp tính và tình trạng viêm sưng.

Cao Gắm – Tốt cho người bị gout, axit uric cao
Cao Gắm – Tốt cho người bị gout, axit uric cao

Những chia sẻ trên đây đã phần nào giải đáp cho bạn đọc về bệnh gout mạn tính. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout mạn tính, hãy liên hệ tới hotline

 02163 541 383

>> Xem thêm: Bệnh gout cấp tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 4.7 (20 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Thuốc Febuxostat thuốc biệt dược chuyên điều trị Gout
26/03/2024
Gout là 1 số bệnh mạn tính gây nhức nhối cho nhân loại gây đau đớn cho người bệnh nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong máu…
Rau cải xoong
21/03/2024
Cải xoong là thực phẩm mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Vậy cải xoong là gì và nó có những tác dụng nào? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm…