26/03/2021
Bệnh gout với tên gọi hán việt "thống phong" từ lâu đã được biết là một căn bệnh rất đau đớn. Do sự phát triển của xã hội hiện đại cùng với lối sống sinh hoạt, gout ngày càng gia tăng và dần trẻ hóa. Vậy bị Gout là do đâu? Ai dễ bị bệnh gout? Phòng ngừa và điều trị gout như thế nào để có hiệu quả? Cùng xem nhé!

1. Tổng quan về bệnh Gout
Bệnh Gout đã được biết đến từ xa xưa, thế kỷ V trước công nguyên, với danh hiệu “bệnh của các vị vua” hay “vua của các loại bệnh”.
Bệnh Gout (gút) là gì?
Bệnh Gout, tên gọi khác thống phong, là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa acid uric của cơ thể. Điều này dẫn tới sự lắng đọng các tinh thể monosodium urate, thường ở trong hay xung quanh khớp gây viêm và đau đớn. Bệnh có khuynh hướng tiến triển mãn tính.
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh Gout đang ngày một gia tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở Việt là cứ khoảng 200 người trưởng thành thì có 1 người bị bệnh Gout.
Acid uric là gì? Rối loạn chuyển hóa acid uric là như thế nào?
Khái niệm: Acid uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên của cơ thể, được tạo thành từ quá trình giáng hóa các chất đạm có chứa nhân purin - chất được tìm thấy nhiều trong phủ tạng động vật, cá biển, hải sản…
Đào thải: Sau khi được tạo thành, acid uric được hòa tan vào máu, đưa đến thận và đào thải ra bên ngoài theo nước tiểu.

Rối loạn chuyển hóa acid uric: Xảy ra khi lượng acid uric sinh ra quá lớn, vượt quá khả năng lọc của cầu thận, dẫn tới chúng còn lại nhiều trong máu, gây hội chứng tăng acid uric máu. Lượng acid dư thừa quá cao khiến chúng kết tụ tạo thành các tinh thể hình kim sắc nhọn lắng đọng và gây tổn thương tại các vị trí, tập trung nhiều tại khớp gây đau - Gout.
Bệnh Gout có nguy hiểm không?
Bệnh Gout tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng tuy nhiên nó gây ra sự đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển thành mãn tính và gây ra nhiều biến nguy hiểm.
Bệnh Gout có chữa được không?
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh Gout dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng việc kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống cũng như kiểm tra xét nghiệm sức khỏe định kỳ.
Nếu không may bệnh Gout ghé thăm, bạn cần sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm để giảm các triệu chứng viêm khớp cấp. Trong giai đoạn mãn tính, người bệnh cần phải điều trị cả những tổn thương do biến chứng của Gout gây ra.

Vậy nguyên nhân của bệnh Gout là gì? Tại sao bạn bị bệnh Gout?
2. Nguyên nhân bệnh Gout
Rối loạn chuyển hóa làm tăng nồng độ acid uric trong máu gây nên bệnh Gout. Nồng độ acid uric trong máu được điều hòa bởi quá trình sản xuất và đào thải nó trong cơ thể. Tăng sản xuất acid uric nội, ngoại sinh hoặc giảm đào thải qua thận hay cả hai quá trình đều làm tăng nồng độ của acid trong cơ thể.
Tăng sản xuất acid uric gặp trong:
Có sự bất thường về gen, nhưng đây là nguyên nhân hiếm gặp
Do tăng hủy acid nhân nội sinh trong cơ thể
Ăn quá nhiều thức ăn chứa purin: Nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Các loại thức ăn giàu purin như các loại thịt đỏ (thịt bò, nai…); nội tạng động vật; hải sản…

Giảm đào thải acid uric gặp trong các trường hợp chức năng thận suy giảm hoặc sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới khả năng thải acid uric như thuốc lợi tiểu, tim mạch, aspirin liều thấp.
Bạn có biết những dấu hiệu của bệnh Gout?
3. Triệu chứng bệnh Gout - Dấu hiệu bệnh gout
Bệnh Gout có những triệu chứng đặc trưng sau:
Cơn đau dữ dội ở khớp
Đau thường xảy ra ở các khớp lớn như mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, đặc biệt ở ngón chân cái. Cơn đau thường khởi phát đột ngột vào ban đêm, làm cho bạn không thể ngủ được. Đau dữ dội tăng dần trong 4 đến 12 giờ đầu tiên, sau đó có thể giảm dần.
Khó chịu dai dẳng kéo dài
Cơn đau khớp kéo dài dai dẳng vài đêm sau đó kể từ ngày đầu tiên. Ban ngày đau có thể giảm thậm chí là hết đau tuy nhiên các khớp vẫn cảm thấy khó chịu. Các cuộc tấn công sau khi tái phát có thể sẽ kéo dài hơn, ảnh hưởng nhiều khớp hơn và đau đớn hơn.
Sưng, nóng và tấy đỏ ở khớp
Các khớp bị viêm trở nên sưng và tấy đỏ. Sờ thấy mềm và ấm nóng.

Khó vận động
Khi bị bệnh Gout, đặc biệt là Gout mãn tính, các khớp của bạn đôi khi không thể hoạt động như bình thường. Quá trình vận động bị hạn chế.
Xem thêm: Triệu chứng bệnh gút
4. Biến chứng bệnh Gout
Mặc dù bệnh Gout không nguy hiểm tới tính mạng nhưng hậu quả mà nó gây ra cho người bệnh là không hề nhỏ.
Giảm chất lượng cuộc sống
Cơn đau Gout thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm làm bạn tỉnh giấc. Đau liên tục dữ dội khiến bạn không thể ngủ tiếp được. Kéo dài vài đêm liền dẫn tới thiếu ngủ. Điều này gây ra trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, ngủ gà ảnh hưởng tới hoạt động công việc ngày hôm sau.
Ngoài ra Gout còn cản trở hoạt động của các khớp. Bạn không thể đi lại hay làm các công việc hàng ngày như bình thường. Hơn nữa, các cơn Gout tái phát, lặp đi lặp lại nhiều lần có thể gây tổn thương khớp nghiêm trọng dẫn tới tàn tật vĩnh viễn.
Hạt tophi xuất hiện

Các tinh thể urat lắng đọng có thể kết tụ lại với nhau lớn dần tạo thành các khối nổi lên dưới da. Chúng được gọi là hạt tophi. Vị trí thường gặp là khuỷu tay, bàn chân, bàn tay, cổ tay. Cũng có thể thấy ở vành tai.
Hạt tophi chèn ép gây biến dạng khớp, hạn chế vận động của bàn tay, bàn chân người bệnh. Nếu như hạt vỡ có thể gây viêm, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử vị trí đó.
Xuất hiện sỏi thận
Nồng độ acid uric tăng cao, các tinh thể urat có thể tích tụ lắng đọng tại thận nhiều trong quá trình lọc dẫn tới hình thành sỏi thận.
Bệnh thận và suy giảm chức năng thận
Sỏi hình thành có thể gây các tổn thương cho thận của bạn, làm tắc nghẽn đường tiết niệu. Khi đó thận lọc và đào thải nước tiểu khó khăn hơn, lâu dần chức năng thận sẽ suy giảm. Và bạn đã biết những hậu quả sau đó?
Tin liên quan
Tăng nguy cơ đột quỵ và tai biến
Ngoài khớp, tinh thể urat có thể lắng đọng tại bất cứ đâu. Có thể trong lòng mạch, hình thành các mảng xơ vữa, làm giảm lưu thông máu. Từ đó tăng nguy cơ đột quỵ và tai biến.
5. Phân loại bệnh Gout - các giai đoạn của bệnh gout
Có nhiều cách để phân loại bệnh Gout.
Theo quá trình tiến triển của bệnh, bệnh Gout được chia thành:
Gout cấp tính
Gout mạn tính
Đây là cách phân chia thường dùng và dễ hiểu nhất cho bệnh nhân.
Theo nguyên nhân gây, bệnh Gout được chia thành:
Gout nguyên phát: Là loại phổ biến nhất, tuy nhiên chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn gặp ở nam giới có thói quen uống rượu bia và chế độ ăn giàu purin.
Gout thứ phát: Là hệ quả của việc tăng acid uric máu do các nguyên nhân gây tăng sản xuất acid hoặc các bệnh lý tại thận.
Gout bệnh sinh: Bệnh thường phát triển từ rất sớm. Thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ ở tuổi vị thành niên. Nguyên nhân chính là do sự bất thường trong gen của người bệnh.
6. Phân biệt Gout cấp và mãn tính
Hiểu và nhận biết đúng tình trạng bệnh của mình để có phương pháp điều trị phù hợp là điều quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người không biết được mình đang trong giai đoạn cấp hay mãn tính của bệnh Gout.

Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt 2 giai đoạn này:
Cơn Gout cấp tính:
Các khớp viêm sưng tấy, nóng, đỏ rát, đau dữ dội; thường gặp nhất ở ngón chân cái.
Xuất hiện nhanh, mạnh, khởi phát đột ngột thường vào ban đêm.
Lối sống và thói quen sinh hoạt không khoa học, lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu.
Là Gout cấp tính tiến triển kéo dài vài năm hoặc vài chục năm gây ra.
Giữa các đợt cấp của giai đoạn mãn tính có khoảng thời gian không có triệu chứng. Các cơn đợt cấp lặp đi lặp lại, ngày càng nặng.
Xuất hiện các hạt tophi, u cục nổi lên dưới da ở xung quanh khớp, gây biến dạng khớp và nhiều biến chứng nguy hiểm ở thận cũng như các cơ quan khác.
Nguyên nhân do di truyền, rối loạn chuyển hóa purin hoặc do không tuân thủ điều trị Gout cấp đúng.
7. Chẩn đoán bệnh Gout
Làm sao để biết mình đã bị Gout? Cần làm xét nghiệm chẩn đoán gout nào?
Bệnh Gout được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng.
Dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán bệnh Gout
Các dấu hiệu của viêm khớp (sưng, nóng, đỏ, đau); đặc biệt là các khớp ở chi dưới.
Có các cơn đau khớp đột ngột, dữ dội xuất hiện về đêm theo từng đợt.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Để chẩn đoán chắc chắn bệnh Gout, ngoài việc hỏi về các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm một số xét nghiệm như: Định lượng acid uric máu, X-quang, xét nghiệm dịch khớp tìm tinh thể urat…
Một số tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout theo ILAR
Xét nghiệm dịch khớp thấy có tinh thể urate.
Có hạt tophi chứa tinh thể urat bên trong.

Có biểu hiện lâm sàng của cơn Gout cấp, định lượng acid uric máu cao, X-quang.
Tiêu chuẩn Mexico - 2000
Bệnh nhân có tiền sử viêm khớp.
Viêm đau và sưng tối đa trong một ngày.
Sưng đau, tấy đỏ khớp bàn và ngón chân cái có thể 1 hoặc 2 bên.
Có hạt tophi nổi trên da.
Xét nghiệm acid uric máu tăng.
8. Ai dễ mắc bệnh Gout nhất?
Những đối tượng sau đây là những người có nguy cơ mắc Gout cao hơn bình thường.
Nam giới sau 40 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh
Bệnh Gout không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên theo thống kê, bệnh phổ biến hơn ở những người tuổi trung niên, nam giới sau 40 và phụ nữ sau mãn kinh. Ít gặp ở trẻ em và thanh niên.

Người thừa cân, béo phì
Cân nặng càng lớn thì việc đào thải của cơ thể càng lâu. Hơn nữa, những người thừa cân, béo phì thường thích ăn đồ ăn chứa nhiều đạm và thức ăn nhanh. Điều đó làm cho nguy cơ mắc bệnh của họ cao hơn.
Người có chế độ ăn thiếu khoa học, ít vận động
Những người có thói quen tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản; đồ chiên rán, thức ăn nhanh hay lạm dụng rượu bia, ít vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn rất nhiều so với người khác.
Trong gia đình có người mắc Gout
Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh Gout thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Có 5 loại gen liên quan đến bệnh Gout và chúng có thể được di truyền từ đời trước cho đời sau.
9. Điều trị bệnh Gout hiệu quả
Như đã nói ở trên, bệnh Gout không thể điều trị dứt điểm nhưng có cách để kiểm soát và làm giảm nguy cơ.
Điều trị Gout bằng thuốc Tây
Các thuốc Tây y có tác dụng nhanh và mạnh giúp giảm các triệu chứng viêm, đau khớp một cách nhanh chóng cho bệnh nhân.

Có 2 nhóm thuốc chính được sử dụng để điều trị bệnh Gout:
Điều trị cơn Gout cấp và các đợt cấp của giai đoạn mãn tính
Đây là những thuốc giảm đau, chống viêm nhằm làm giảm nhanh triệu chứng, cảm giác đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân chứ không phải thuốc điều trị nguyên nhân. Nhóm thuốc này bao gồm:
Thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs): Lựa chọn hàng đầu cho hầu hết bệnh nhân bao gồm Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen, Etoricoxib…
Colchicin: Cho đáp ứng tốt tuy nhiên đây chỉ là lựa chọn thứ hai do khoảng liều điều trị hẹp và độc tính cao.
Thuốc chống viêm steroid: Loại thuốc này được sử dụng khi bệnh nhân không dung nạp được hai loại thuốc kể trên.
Điều trị hạ acid uric máu, dự phòng cơn Gout cấp tái phát
Nhóm này bao gồm các thuốc tác động vào quá trình sản xuất và đào thải acid uric trong cơ thể, bao gồm:
Thuốc ức chế tổng hợp acid uric: Liều lượng và thời gian sử dụng nhóm thuốc này tùy thuộc và nồng độ acid uric trong cơ thể bạn. Các thuốc bao gồm: Allopurinol, Febuxostat.
Nhóm thuốc tăng thải trừ acid uric: Có tác dụng tăng đào thải acid uric qua thận giúp hạ acid uric máu. Thuốc thuộc nhóm này có Probenecid.
Điều trị bệnh Gout bằng Đông y
Đôi khi bạn cần phải sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều trị bệnh Gout. Việc lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm trong điều trị bệnh Gout gây nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm cho dạ dày hay tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đối với nhóm thuốc corticoid, nguy cơ nhờn thuốc phải tăng liều. Một số thuốc tây có độc tính cao và nhiều tác dụng phụ không được sử dụng lâu dài.
Xem thêm: Chữa bệnh gút bằng thuốc nam
Hiện nay, xu hướng sử dụng cây cỏ, thảo dược để trị bệnh trong đó có bệnh Gout đang rất được ưa chuộng. Mặc dù không đem lại tác dụng nhanh, mạnh như thuốc tây nhưng sử dụng cây thuốc có nhiều ưu điểm như:
An toàn cho người sử dụng, đặc biệt trường hợp điều trị kéo dài.
Nguồn dược liệu phong phú, đa dạng, dễ kiếm, giá thành thấp.
Có thể phối hợp với thuốc Tây để có hiệu quả tốt hơn.
Bạn có biết nhiều cây thuốc có hiệu quả điều trị bệnh Gout rất tốt?
Dây gắm

Loại cây phổ biến ở dân tộc Tày, Yên Bái với nhiều tên gọi khác như gắm núi, dây vương tôn hay dây gắm lót. Nhiều thành phần hóa học trong dây gắm có tác dụng tốt đối với việc làm giảm nồng độ acid uric trong máu có thể kể đến như: 2-hydroxy-3-methoxy methyl-4- methoxycarbonyl pyrrole, Bsitosterol, 3 diphenyl pyrrole,...
Tác dụng của dây gắm
Hỗ trợ hạ acid uric máu, giảm đau, giảm viêm, sưng do Gout, dùng được cả cho Gout cấp và mạn.
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp như thấp khớp, viêm đau nhức xương khớp...
Lá lốt
Trong lá lốt chứa tinh dầu Piperin và Piperidin. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm hiệu quả.
Lá trầu không
Lá trầu có lẽ không xa lạ đối với gia đình người Việt. Nhưng bạn có biết? Trầu không được sử dụng để chữa bệnh Gout. Eugenol, Estragol, Chavicol… -những tinh dầu có trong lá trầu- có tác dụng chống viêm khớp, phục hồi tổn thương, tăng đào thải acid uric ra ngoài.
Sa kê
Sa kê là cây thuốc nam trị Gout rất tốt được nhiều người biết đến và công nhận. Với tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, kháng khuẩn, Sa kê giúp thanh nhiệt, trừ thấp hiệu quả.

Các loại thảo dược khác
Đậu xanh
Cây sói rừng
Cây trạch tả
Cải bẹ xanh
Cỏ nhọ nồi
Cỏ linh lăng
Giấm táo...
10. Cách phòng ngừa bệnh Gout hiệu quả
Ngoài sử dụng thuốc điều trị, người bị bệnh Gout cần chú ý:
Chế độ ăn uống

Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ (trâu, bò, chó,...), các loại hải sản giàu đạm (cá béo, cá thu,...), nội tạng động vật. Sử dụng tối đa 150g/ngày.
Bệnh Gout kiêng ăn gì? Kiêng ăn các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, các loại đồ uống có cồn (rượu, bia,...) và nước ngọt có ga.
Bệnh Gout ăn gì cho tốt? Người bị bệnh Gout nên tăng cường ăn các loại rau củ và trái cây hàng ngày, đảm bảo uống đủ nước.
Xem thêm: Bệnh gut nên ăn gì?
Chế độ luyện tập
Thể dục thể thao hàng ngày giúp bạn nâng cao sức khỏe và giảm tiến triển bệnh một cách rõ rệt. Tuy nhiên, người bị Gout nên lựa chọn chế độ luyện tập phù hợp, tránh vận động quá sức, tác động mạnh lên các khớp bị tổn thương.
Một số bài tập nhẹ nhàng có thể lựa chọn như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, đạp xe, bơi lội,...
Bạn cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái.
Đây là lời khuyên không chỉ dành cho người bị bệnh Gout mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện. Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý là cách giúp phòng tránh bệnh Gout và nhiều bệnh khác hiệu quả bạn nhé.
Như vậy bài viết “Cẩm nang bệnh Gout - Điều bạn cần biết” đã cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, biến chứng cách điều trị và phòng ngừa bệnh Gout cho bạn. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, đừng ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay bạn nhé.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng sản phẩm nguồn gốc thảo dược
Để hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng cũng như tránh nguy cơ gặp phải biến chứng của bệnh gout, rất nhiều người bệnh đã lựa chọn hỗ trợ điều trị bằng thảo dược, các bài thuốc dân gian.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout có nguồn gốc thảo dược thì không thể bỏ qua viên uống Cao Gắm.

Được kiểm định và chứng nhận theo tiêu chuẩn GMP – WHO, trong mỗi viên Cao Gắm đều có chứa 100% tinh chất cây dây gắm, an toàn cho người sử dụng với hiệu quả lâu dài.
Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout; hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau nhức xương khớp do gout, viên uống Cao Gắm còn hỗ trợ hạ axit uric trong máu. Bên cạnh đó, viên uống Cao Gắm còn có thể sử dụng được cho đối tượng bị suy giảm chức năng gan, thận do sản phẩm an toàn không gây tác dụng phụ.
Với ưu điểm không gây tác dụng phụ, được bào chế dưới dạng viên nén, thuận tiện cho người sử dụng, viên uống Cao Gắm đang trở thành giải pháp hữu hiệu dành cho người bị bệnh gout cấp và mãn tính.
Như vậy bài viết “Cẩm nang bệnh Gout - Điều bạn cần biết” đã cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, biến chứng cách điều trị và phòng ngừa bệnh Gout cho bạn. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, đừng ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay bạn nhé.
Để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh gout và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout viên uống Cao Gắm, hãy liên hệ tới hotline 02163 541 383. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!