Bệnh gout uống rượu được không? Người bị gout sợ bia hay rượu

04/05/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Gout là căn bệnh mạn tính gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để điều trị bệnh hiệu quả, một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết. Cũng vì thế mà “Bệnh gout uống rượu được không?” trở thành vấn đề được nhiều người bị gout quan tâm. Hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết sau đây để giải đáp băn khoăn này và tìm hiểu rõ hơn về những phương pháp phòng và điều trị gout nhé.

1. Khái niệm và nguyên nhân của bệnh gout

Bệnh gout (hay còn gọi là bệnh gút) là bệnh lý về xương khớp đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa acid uric của cơ thể. Hậu quả là nồng độ acid uric tăng cao trong máu, từ đó lắng đọng tạo thành nhiều tinh thể urat trong các khớp và gây ra các triệu chứng lâm sàng điển hình của gout như sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp, nhất là khớp ngón chân cái.

Ảnh: Bệnh gout gây sưng đau tại các khớp
Ảnh: Bệnh gout gây sưng đau tại các khớp

Có rất nhiều yếu tố làm nguy cơ mắc bệnh gout tăng lên, trong đó thường gặp nhất là những yếu tố sau:

2. Bệnh gout uống rượu được không?

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quyết định kết quả điều trị gout của người bệnh. Ăn uống không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, các cơn đau do gout cấp sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và dai dẳng. Trong đó, rượu là thức uống mà người bệnh gout luôn luôn phải tránh xa. Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn giải thích lý do tại sao người bệnh gout không nên uống rượu.

Ảnh: Bệnh gout uống rượu được không?
Ảnh: Bệnh gout uống rượu được không?

2.1. Rượu ngăn cản quá trình đào thải acid uric

Mặc dù rượu không phải là thức uống giàu nhân purin - nguyên liệu cấu tạo nên acid uric nhưng nó vẫn là một trong những yếu tố hàng đầu gây rối loạn chuyển hóa acid uric.

Sở dĩ như vậy là bởi thành phần chủ yếu trong rượu chính là ethanol với tên gọi quen thuộc là cồn. Khi đi vào cơ thể, sau quá trình chuyển hóa phức tạp, ethanol sẽ sản sinh ra nhiều hợp chất độc hại gốc acid, trong đó phải kể đến acid acetic. Acid này cạnh tranh đào thải với acid uric khiến nồng độ acid uric trong máu tăng lên, từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh gout.

Tăng cường việc sử dụng các dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh gout vừa tốt cho tình trạng bệnh vừa không gây tác dụng phụ như các sản phẩm từ dây gắm chữa gout.

2.2. Rượu làm suy giảm chức năng thận

Thường xuyên uống rượu với số lượng nhiều khiến thận luôn phải tăng cường hoạt động để đảm bảo loại bỏ được một lượng lớn độc tố do rượu sản sinh ra khỏi cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến chức năng thận dần suy giảm, kéo theo đó là khả năng đào thải acid uric của thận cũng sẽ kém hơn, khiến chúng ứ đọng lại trong cơ thể và gây ra những cơn đau đớn khó chịu do gout.

Ảnh: Uống rượu làm suy giảm chức năng thận
Ảnh: Uống rượu làm suy giảm chức năng thận

Đến đây, chắc hẳn các bạn đều đã trả lời được câu hỏi “Bệnh gout uống rượu được không?” rồi đúng không.

3. Người bệnh gout uống rượu có hậu quả gì?

Như đã trình bày ở phần trên, thường xuyên uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Vậy những người đã mắc bệnh gout nếu uống rượu sẽ gặp hậu quả gì?

Theo thống kê, hiện nay có tới 14,18% số trường hợp xuất hiện các cơn gout cấp có liên quan đến việc sử dụng rượu, cao hơn 10% so với những yếu tố nguy cơ gây bệnh gout khác như thừa cân béo phì hoặc ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin.

Ngoài ra, sử dụng rượu thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh gout ngày càng bị trẻ hóa. Hiện nay có rất nhiều người ở độ tuổi 40 đã phải đối mặt với căn bệnh này.

4. Người bệnh gout có nên uống rượu vang không?

Rượu vang được đánh giá là một loại rượu mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Chính vì vậy, sau khi biết được người bệnh gout không nên sử dụng rượu, nhiều người lại cho rằng có thể chuyển sang uống rượu vang. Tuy nhiên, điều này có thật sự đúng hay không?

Ảnh: Bệnh gout có nên uống rượu vang không?
Ảnh: Bệnh gout có nên uống rượu vang không?

Các chuyên gia cho biết, người bệnh gout không nên uống bất cứ loại rượu nào bao gồm cả rượu vang vì thực tế cho thấy, rất khó để có thể  xác định đúng lượng rượu vang an toàn mà người bệnh có thể sử dụng. Do đó, để đảm bảo không bị các cơn gout cấp tấn công, tốt hơn hết bạn không nên uống rượu vang.

5. Phương pháp phòng tránh bệnh gout cho người thường xuyên uống rượu

Có thể thấy, người thường xuyên uống rượu có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn đồng thời tần suất xuất hiện những cơn gout cấp cũng nhiều hơn. Vậy cần làm gì để phòng tránh và điều trị gout một cách hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến nghị như sau:

5.1. Cai rượu

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để có thể phòng ngừa và điều trị gout hiệu quả. Một số biện pháp hỗ trợ cho người muốn cai rượu bao gồm:

Ảnh: Sử dụng các thức uống khác thay cho rượu
Ảnh: Sử dụng các thức uống khác thay cho rượu

5.2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những yếu tố quyết định giúp kiểm soát lượng acid uric trong máu cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả. Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh gout bao gồm:

Ảnh: Người bệnh gout cần hạn chế các thực phẩm giàu purin
Ảnh: Người bệnh gout cần hạn chế các thực phẩm giàu purin

5.3. Xây dựng chế độ luyện tập khoa học

Mỗi ngày luyện tập 30 phút với tần suất khoảng 5 lần mỗi tuần là thời gian vận động vừa đủ, phù hợp cho việc phòng ngừa bệnh gout cũng như hạn chế nguy cơ xuất hiện các cơn gout cấp tái phát. Không chỉ vậy, tập thể dục thể thao thường xuyên còn làm giảm đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng do gout gây ra.

Ảnh: Luyện tập thể thao để phòng tránh gout
Ảnh: Luyện tập thể thao để phòng tránh gout

Các hoạt động thể dục thể thao được các chuyên gia khuyến nghị áp dụng cho người bệnh gout bao gồm đạp xe, đi bộ và bơi lội. Bên cạnh đó, tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh của từng người mà các chuyên gia sẽ đề xuất thêm các hình thức vận động khác cho phù hợp. Do đó, trước khi bắt đầu, hãy thảo luận cùng bác sĩ để được tư vấn một kế hoạch tập luyện tốt nhất cho bản thân nhé.

5.4. Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh gout. Do đó, đạt được và duy trì cân nặng trong giới hạn hợp lý là vô cùng cần thiết trong phòng và điều trị gout. Việc làm này sẽ giúp làm giảm đáng kể lượng acid uric máu, từ đó vừa giúp phòng tránh những đợt viêm cấp do bệnh gout tái phát. Không chỉ vậy, việc giảm cân còn góp phần hạn chế tình trạng tổn thương và thoái hóa khớp do làm giảm tải áp lực ảnh hưởng tới các bộ phận này, đặc biệt là các khớp chi dưới như khớp háng, khớp gối.

Ảnh: Giảm cân giúp làm giảm acid uric máu
Ảnh: Giảm cân giúp làm giảm acid uric máu

Mặc dù giảm cân là một mục tiêu quan trọng mà người bệnh gout đang bị thừa cân, béo phì cần đặt ra nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên giảm cân quá đột ngột vì có nguy cơ gia tăng các rủi ro ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, thay vì áp dụng các phương pháp giảm cân cực đoan, thiếu khoa học, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh có chế độ giảm cân từ từ, lâu dài, an toàn và hiệu quả thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đều đã có thể trả lời câu hỏi “Bệnh gout uống rượu được không?” và biết cách giúp phòng tránh cũng như kiểm soát bệnh một cách hiệu quả rồi đúng không. Mặc dù gout là căn bệnh mạn tính, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị, nhưng hãy áp dụng đúng những phương pháp đã nêu trong bài viết này để chung sống hòa bình với nó nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)