Bệnh gút có ăn được cà chua không? Tìm hiểu ngay

16/08/2023

Cà chua là một thực phẩm giàu dinh dưỡng đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Vậy bệnh gút có ăn được cà chua không và nên ăn với lượng bao nhiêu? Cùng chúng tôi giải đáp một số thắc mắc về thực phẩm này trong bài viết ngay sau đây nhé.

Ảnh: Bệnh gút có ăn được cà chua không?
Ảnh: Bệnh gút có ăn được cà chua không?

1. Cà chua rất giàu dinh dưỡng

Cà chua là một thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao lại ít calo, có thể trực tiếp ăn sống hoặc nấu chín. Thành phần dinh dưỡng nổi bật luôn được nhắc đến đầu tiên khi nói về cà chua chính là vitamin C. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong cà chua giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi những tổn thương đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch. 

Một loại vitamin khác trong cà chua có hàm lượng cao hơn nhiều so với các thực phẩm khác chính là vitamin K. Vitamin này giúp cho hệ xương trở nên chắc khỏe, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hỗ trợ đông máu.

Không chỉ vậy, cà chua còn chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa, nổi bật là Quercetin, Beta-carotene và Lycopene. Những hợp chất này không chỉ có tác dụng chống viêm mà còn giúp hỗ trợ phòng và điều trị ung thư hiệu quả.

Ảnh: Cà chua rất giàu dinh dưỡng
Ảnh: Cà chua rất giàu dinh dưỡng

Ngoài ra, cà chua còn mang lại một số giá trị dinh dưỡng khác, cụ thể như sau:

2. Cà chua mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Với hàng loạt dưỡng chất như trên, công dụng của cà chua là gì? Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều chứng minh rằng cà chua là một trong các loại thực phẩm nên được bổ sung một cách thường xuyên bởi nó mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Theo Đông y, trái cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, gia tăng tân dịch, thông tiểu tiện và hỗ trợ tiêu hóa. Còn theo Y học hiện đại, đây là loại trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu cho thấy trong mỗi 100gr cà chua sẽ chứa 13% vitamin A, 8% vitamin B6 và tới 33 – 50% lượng vitamin C. Ngoài ra, loại quả này cũng rất giàu vitamin B1, B2, Kali, Sắt, Canxi, Phốt php,... Nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào này mà cà chua có những tác dụng tốt cho cơ thể sau đây:

Ảnh: Cà chua tăng cường sức khỏe xương
Ảnh: Cà chua tăng cường sức khỏe xương
Ảnh: Ăn cà chua giúp làm đẹp da
Ảnh: Ăn cà chua giúp làm đẹp da

3. Bệnh gút có ăn được cà chua không?

Qua phần trên của bài viết, có thể thấy cà chua là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với người bệnh gút thì sao? Cà chua có tốt cho người bệnh gút không? Bệnh gút có ăn được cà chua không? Cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết này để có câu trả lời chính xác nhất cho những thắc mắc này nhé.

Gút hay gout là bệnh lý xảy ra do tình trạng lắng đọng những tinh thể acid uric (muối urat) tại các khớp xương, từ đó gây ra các cơn đau dữ dội cùng hiện tượng sưng đỏ tại các khớp.

Acid uric chính là sản phẩm từ quá trình phân hủy một hợp chất hóa học có tên gọi là Purin. Purin có trong cơ thể và trong nhiều thực phẩm mà chúng ta ăn vào hàng ngày. Khi lượng purin trong máu tăng lên quá cao sẽ khiến lượng acid uric tạo thành cũng tăng theo. Nồng độ acid uric máu cao chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các tinh thể acid ở quanh các khớp và gây ra biểu hiện viêm nhiễm, đau đớn trên lâm sàng.

Như vậy, có thể thấy chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới nồng độ purin cũng như acid uric trong cơ thể. Do đó, hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng purin cao chính là việc làm quan trọng hàng đầu để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng và biến chứng của bệnh gút.

Ảnh: Người bệnh gút cần hạn chế ăn thực phẩm giàu purin
Ảnh: Người bệnh gút cần hạn chế ăn thực phẩm giàu purin

Trong khi đó, cà chua lại là thực phẩm có chứa một lượng lớn Purin và vitamin C. Do đó, nếu ăn loại quả này quá thường xuyên thì hàm lượng purin trong máu sẽ tăng lên và kích thích cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa acid uric. Song song với đó, khi bổ sung quá nhiều vitamin C mỗi ngày sẽ khiến phản ứng kết tủa acid uric diễn ra nhanh hơn, từ đó lắng đọng tại nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có dịch khớp. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút và khiến các cơn gút cấp xuất hiện thường xuyên kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như sưng đỏ, đau dữ dội, có cảm giác nóng xuất hiện ở một hay nhiều khớp.

Chính vì những lý do trên mà cà chua trở thành một trong những loại thực phẩm làm tăng khả năng mắc bệnh gút và có thể khiến tiến triển bệnh diễn ra theo chiều hướng xấu. Loại trái cây này xếp thứ tư trong danh sách các tác nhân gây bệnh gút chỉ sau thịt đỏ, các loại hải sản và rượu.

Một nghiên cứu do Đại học Otago của New Zealand tiến hành trên 2052 bệnh nhân đã cho thấy có 71% nguyên nhân gây bệnh gút bắt nguồn từ chế độ ăn uống không lành mạnh. Trong số đó, cà chua chính là một trong những thực phẩm khởi phát bệnh gút hàng đầu với một tỷ lệ khá cao - 20%.

Ảnh: Ăn cà chua làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Ảnh: Ăn cà chua làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Đến đây, chắc hẳn người đọc đã có thể trả lời câu hỏi “Bệnh gút có ăn được cà chua không?” rồi đúng không?

3. Lợi ích và tác hại của cà chua với người bệnh gút

Cà chua mặc dù là thực phẩm lành mạnh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao, có thể làm nồng độ acid uric máu tăng cao. Để có thể trả lời chắc chắn hơn câu hỏi “Bệnh gút có ăn được cà chua không?” thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cả ưu và nhược điểm của loại quả này đối với căn bệnh nhé.

3.1. Lợi ích

Cà chua không chỉ bổ dưỡng mà còn rất giàu các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa như vitamin C hay Lycopene. Đặc biệt, nước ép cà chua - một dạng cà chua cô đặc có thể cung cấp cho cơ thể lượng Lycopene rất cao mà ít thực phẩm nào có được.

Trong khi đó, bản chất của bệnh gút là một quá trình viêm xảy ra tại các khớp. Như vậy, bổ sung các chất kháng viêm sẽ rất có lợi cho người bệnh gút, giúp các triệu chứng bệnh thuyên giảm một cách đáng kể đồng thời bảo vệ khớp khỏi các tổn thương do gút gây ra.

Ảnh: Cà chua chứa nhiều chất kháng viêm
Ảnh: Cà chua chứa nhiều chất kháng viêm

3.2. Tác hại

Như đã trình bày ở trên, nồng độ acid uric máu cao chính là nguyên nhân khiến nguy cơ mắc bệnh gút tăng lên. Trong đó, chế độ ăn uống chính là yếu tố tác động trực tiếp đến nồng độ acid uric máu. Chính vì vậy, người bệnh gút luôn được khuyến cáo tránh sử dụng các thực phẩm giàu purin - hoạt chất sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric.

Trong khi đó, cà chua lại là thực phẩm giàu nhân purin. Do đó, nó được xác định là thực phẩm có khả năng kích thích những triệu chứng bệnh và làm bùng phát các đợt gút cấp. 

Ảnh: Cà chua làm tăng acid uric máu
Ảnh: Cà chua làm tăng acid uric máu

Từ hai mặt lợi và hại trên, khi nói về vấn đề bệnh gút có ăn được cà chua không, các chuyên gia đều cho rằng người bệnh có thể ăn cà chua nhưng chỉ ăn với lượng vừa phải và tuyệt đối tránh tiêu thụ những sản phẩm đậm đặc từ cà chua như nước ép cà chua, nước sốt BBQ hay nước sốt cà chua.

4. Dấu hiệu cảnh báo trường hợp người bệnh gút bị kích thích khi ăn cà chua

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà khả năng kích thích bệnh gút khi ăn cà chua cũng khác nhau. Do đó, cách chính xác nhất để biết có phải cà chua là tác nhân kích thích các cơn gút cấp hay không chính là loại bỏ cà chua ra khỏi thực đơn ăn uống trong vài tuần rồi quan sát các triệu chứng. Nếu sau khi ngừng ăn cà chua mà các triệu chứng bệnh cải thiện thì chứng tỏ đây chính là lý do gây ra bệnh gút và người bệnh cần hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.

Qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, chắc hẳn thắc mắc “Bệnh gút có ăn được cà chua không?” của các bạn đã được giải đáp rồi đúng không? Hãy lựa chọn kỹ các loại thực phẩm để có một chế độ ăn lành mạnh và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhé.

Xếp hạng: 4 (6 bình chọn)