Bệnh gút có ăn được lạc không? Ăn bao nhiêu là đủ?

26/02/2023

Người mắc bệnh gout cần phải kiêng những thực phẩm có hàm lượng Purin cao bởi đây chính là chất xúc tác làm nồng độ acid uric máu tăng cao và khiến tình trạng bệnh trở nặng. Tuy nhiên, lạc lại được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng Purin ở mức trung bình. Vậy người bệnh gút có ăn được lạc không? Nên ăn như thế nào cho đúng? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại thực phẩm này và giải đáp những thắc mắc trên nhé.

1. Giá trị dinh dưỡng của lạc (đậu phộng)

Ảnh: Giá trị dinh dưỡng của lạc
Ảnh: Giá trị dinh dưỡng của lạc

Lạc hay đậu phộng có tên khoa học là Arachis hypogaea và thuộc họ đậu (fabaceae). Loại cây này có xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ, nhưng đã được di thực vào Việt Nam từ khá sớm. Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất lạc lớn nhất thế giới, với tổng sản lượng trung bình khoảng 7,131 triệu tấn mỗi năm (Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, lấy cơ sở dữ liệu PS&D từ 1996– 2000). 

Lạc được sử dụng phổ biến trong những món ăn hàng ngày, dưới nhiều dạng chế biến khác nhau như dầu ăn, các loại nước sốt, bột hay bánh kẹo. Nó được đánh giá là một trong những thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, trong 100mg lạc có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:

2. Lạc có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Với thành phần giàu dưỡng chất, lạc mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Trong đó, không thể không kể đến những tác dụng nổi bật sau đây:

2.1. Giảm lượng đường trong máu

Ảnh: Ăn lạc giúp kiểm soát đường máu
Ảnh: Ăn lạc giúp kiểm soát đường máu

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng kháng Insulin - hormon có vai trò làm giảm đường máu, từ đó khiến đường huyết tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường.

Trong thành phần của lạc có chứa một lượng lớn mangan, giúp hấp thụ lượng chất béo dư thừa, từ đó hạn chế tình trạng thừa cân béo phì và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

2.2. Kiểm soát nồng độ cholesterol máu

Tăng cholesterol máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh tim mạch như cao huyết áp,xơ vữa động mạch, thậm chí nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Nhờ có hàm lượng acid béo không bão hòa vô cùng dồi dào mà lạc được xem là thực phẩm có khả năng làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong máu, từ đó giúp người dùng nâng cao sức khỏe tim mạch.

Ảnh: Lạc giúp kiểm soát lượng cholesterol máu
Ảnh: Lạc giúp kiểm soát lượng cholesterol máu

2.3. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Hàm lượng acid P-coumaric dồi dào trong lạc được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ác tính, đặc biệt là các trường hợp ung thư dạ dày và ung thư ruột kết.

2.4. Làm đẹp da, ngăn ngừa nếp nhăn

Vitamin E có trong thành phần của hạt lạc giúp bảo vệ làn do khỏi những tác động tiêu cực do các gốc tự do gây ra, từ đó ngăn ngừa quá trình lão hóa, làm đẹp da và giúp làm giảm sự hình thành các nếp nhăn trên da mặt.

2.5. Tăng cường trí nhớ

Trong hạt đậu phộng có chứa một lượng lớn Niacin và vitamin B3. Đây là những hoạt chất cần thiết cho não bộ, giúp cải thiện trí nhớ đồng thải thúc đẩy hoạt động trí não.

2.6. Tác dụng khác của lạc

Bên cạnh những tác dụng kể trên, sử dụng lạc thường xuyên còn mang đến những lợi ích cho sức khỏe khác như:

Ảnh: Các tác dụng của lạc
Ảnh: Các tác dụng của lạc

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên, trong quá trình sử dụng lạc, bạn cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như thiếu hụt khoáng chất do nó ngăn cản quá trình hấp thu và chuyển hóa kẽm, sắt,... Ngoài ra, cũng có những báo cáo đã được ghi nhận về tình trạng ngộ độc thực phẩm có liên quan tới việc sử dụng đậu phộng còn sống hoặc chưa được chế biến kỹ lưỡng. Do đó, để hạn chế những tác hại từ lạc, hãy sử dụng nó đúng cách, đúng liều lượng nhé.

3. Bệnh gút có ăn được lạc không?

Ảnh: Bệnh gút có ăn được lạc không?
Ảnh: Bệnh gút có ăn được lạc không?

Theo thống kê, gout được xem là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay, trong đó chủ yếu xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên. Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt thiếu khoa học của xã hội hiện đại.

Căn bệnh này được hình thành do những tinh thể acid uric dư thừa trong máu di chuyển và tích tụ lại trong các khớp xương, nhất là các khớp ở ngón chân, bàn chân, đầu gối hay ngón tay. Khi lượng tinh thể này ứ đọng quá nhiều sẽ khởi phát cơn gút cấp và gây ra tình trạng viêm, sưng tấy, phù nề và đau nhức dữ dội tại các mô xương khớp.

Để điều trị bệnh gút một cách hiệu quả, hạn chế tối đa các đợt tái phát của cơn gút cấp, bên cạnh việc sử dụng các thuốc tân dược do bác sĩ kê đơn, một chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn và sử dụng những thực phẩm phù hợp cũng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. 

Ảnh: Người bệnh gout cần có chế độ ăn khoa học
Ảnh: Người bệnh gout cần có chế độ ăn khoa học

Trong đó, điểm nổi bật nhất trong chế độ ăn cho người bệnh gút chính là hạn chế những thực phẩm có hàm lượng purin cao, cụ thể là trên 150mg purin /100g thực phẩm. Sở dĩ như vậy là bởi acid uric được tạo ra trong cơ thể chính là sản phẩm được chuyển hóa từ lượng Purin này. Kết quả là khi nạp vào quá nhiều thực phẩm giàu Purin sẽ khiến acid uric máu tăng cao, tình trạng gout tiến triển nặng hơn đồng thời khiến chức năng gan thận bị suy giảm.

Bên cạnh đó, tình trạng acid uric máu tăng cao trong thời gian dài sẽ lắng đọng và hình thành các tinh thể xung quanh mô khớp, mô sụn, dần dần sẽ khiến bệnh trở nặng, người bệnh ngày càng phải chịu nhiều đau đớn. Sau cùng, sự xuất hiện của các hạt tophi sẽ khiến xương khớp bị biến dạng, vận động hạn chế, gây cản trở việc sinh hoạt và lao động hàng ngày, việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn hơn.

Theo các nghiên cứu gần đây cho biết, lạc hay đậu phộng nằm trong nhóm thực phẩm có hàm lượng purin xếp vào mức trung bình. Cụ thể, trong 100g lạc có chứa khoảng 79mg nhân purin. Do đó, người bệnh gút vẫn có thể sử dụng lạc và những chế phẩm từ chúng trong thực đơn hàng ngày mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như không làm cho tình trạng bệnh trở nặng. Tuy nhiên, người bệnh gút cần sử dụng lạc đúng cách, đúng liều lượng và tuân thủ một số chế độ ăn uống khác.

Ảnh: Người bệnh gút có thể ăn lạc
Ảnh: Người bệnh gút có thể ăn lạc

4. Làm thế nào để sử dụng lạc đúng cách cho người bệnh gút

Sau khi đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề “Bệnh gút có ăn được lạc không?” thì chắc hẳn sử dụng loại thực phẩm này ra sao cho an toàn sẽ là câu hỏi tiếp theo được những người quan tâm đến chúng đặt ra.

Theo các chuyên gia, trong quá trình sử dụng lạc, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh gút nên lưu ý những vấn đề sau:

Ảnh: Sử dụng lạc đúng cách
Ảnh: Sử dụng lạc đúng cách

5. Một số món ngon từ đậu phộng phù hợp cho người bệnh gout

Dưới đây là một số món ăn từ lạc vừa thơm ngon, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh gút để các bạn tham khảo.

5.1. Đậu phộng nguyên vỏ

Ăn lạc còn nguyên phần vỏ bên ngoài rất tốt cho người mắc bệnh gout. Sở dĩ như vậy là bởi trong vỏ lạc rất giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do bệnh gút gây ra.

Bạn có thể rang, luộc để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn như xôi lạc hoặc các món nộm có lạc.

Ảnh: Đậu phộng nguyên vỏ tốt cho người bệnh gút
Ảnh: Đậu phộng nguyên vỏ tốt cho người bệnh gút

5.2. Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng chứa nhiều protein, vitamin tổng hợp đồng thời lại chứa ít nhân purin nên rất tốt cho người mắc bệnh gút. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại bơ này để làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày của mình mà không cần lo lắng về vấn đề sức khỏe.

5.3. Lạc rang muối

Nhu cầu natri của người trưởng thành là khoảng 1500mg/ngày, tối đa 2300mg. Khi ăn đậu phộng rang muối sẽ giúp bạn dễ dàng hấp thu được natri hơn. Bên cạnh món lạc rang muối, muối vừng cũng là một món ăn bổ dưỡng mà người bệnh gút không nên bỏ qua.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý không sử dụng quá nhiều muối để tránh gặp phải các vấn đề về huyết áp, sỏi thận hoặc các cơn viêm.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đều đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về lạc cũng như trả lời được câu hỏi “Bệnh gút có ăn được lạc không?” rồi đúng không? Hãy sử dụng thực phẩm này đúng cách để có một thực đơn ăn uống phong phú nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)