Bệnh gút có ăn được măng không? Khuyến cáo của chuyên gia

22/09/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Măng là loại thực phẩm đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó không chỉ cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu mà còn dễ dàng chế biến thành các món ăn ngon khác nhau. Tuy nhiên, măng cũng được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao. Vậy bệnh gút có ăn được măng không? Cùng đọc ngay bài viết sau đây để có thể làm rõ vấn đề này nhé.

Ảnh: Bệnh gút có ăn được măng không?
Ảnh: Bệnh gút có ăn được măng không?

1. Giới thiệu chung về các loại măng

1.1. Thành phần dinh dưỡng trong các loại măng

Hàm lượng dưỡng chất chính trong một số loại măng hay được sử dụng hiện nay như sau:

Ảnh: Măng có nhiều chất dinh dưỡng
Ảnh: Măng có nhiều chất dinh dưỡng

Mặc dù hàm lượng dưỡng chất trong măng tương đối cao nhưng thực phẩm này cũng có chứa một loại độc tố là glucozid. Do đó, để tránh bị ngộ độc, người dùng cần chú ý sơ chế măng kỹ bằng cách luộc măng tươi sau đó đổ nước luộc đi và rửa lại rồi mới tiếp tục sử dụng.

1.2. Tác dụng của măng đối với sức khỏe

Các nghiên cứu của Y học hiện đại đều khẳng định măng không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một vị thuốc quý dành cho hệ tiêu hóa. Nhờ có những thành phần như đã liệt kê ở phần trên, măng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong nguồn thực phẩm được đưa vào cơ thể đồng thời điều hòa quá trình bài tiết.

Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong măng còn có tác dụng lợi tiểu, trị đờm và giúp bảo vệ mắt, tăng cường thị lực cho các đối tượng sử dụng thực phẩm này thường xuyên. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ cao trong các loại măng còn rất thích hợp cho những ai đang có nhu cầu giảm cân và giúp phòng ngừa chứng táo bón.

Ảnh: Măng có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ảnh: Măng có nhiều lợi ích cho sức khỏe

2. Bệnh gút có ăn được măng không?

Gút hay gout là một dạng viêm khớp mạn tính liên quan tới tình trạng rối loạn chuyển hóa purin, khiến nồng độ acid uric - sản phẩm chuyển hóa từ purin tăng cao trong máu. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành các tinh thể muối urat và khiến chúng tích tụ, lắng đọng tại khớp, từ đó gây ra tình trạng sưng viêm và đau nhức trên lâm sàng.

Song song với việc sử dụng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định từ bác sĩ, điều chỉnh để có một chế độ ăn uống lành mạnh được xem là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định hiệu quả của quá trình điều trị gout. Trong đó, khuyến cáo quan trọng nhất dành cho mọi bệnh nhân gout chính là hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có hàm lượng purin cao trong các bữa ăn hàng ngày.

Như đã trình bày ở trên, hàm lượng dưỡng chất trong măng tương đối phong phú. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng măng trong khẩu phần ăn. Vậy bệnh gút có ăn được măng không? Người bệnh có cần phải kiêng hoàn toàn hay không?

Theo ý kiến mà các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra thì măng được xếp vào danh sách các thực phẩm có hàm lượng nhân purin cao. Do đó, người bệnh gout không nên đưa măng vào chế độ ăn uống của mình.

Ảnh: Măng có hàm lượng purin cao
Ảnh: Măng có hàm lượng purin cao

Trong trường hợp cố tình ăn măng, người bệnh gout sẽ có nguy cơ bùng phát những cơn gout cấp do nồng độ acid uric máu tăng cao đột ngột sau khi ăn. Lúc này, người bệnh không chỉ phải chịu những cơn đau nhức, gặp khó khăn khi vận động mà lâu ngày còn hình thành các hạt tophi quanh khớp đồng thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, trong măng còn có chứa một lượng lớn acid oxalic. Hợp chất này khi vào cơ thể sẽ dễ dàng kết hợp với canxi và tạo ra sỏi thận. Bên cạnh đó, việc chức năng thận bị suy giảm cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể. Đây cũng chính là một nguyên nhân góp phần làm cho bệnh gout có xu hướng tiến triển mạn tính.

Như vậy, người bệnh gút không nên ăn măng, cho dù là măng tươi, măng nứa, măng tre, măng tây, măng ngâm chua hay măng khô. Tuy nhiên, mặc dù kiêng ăn măng là việc cần thiết nhưng người bệnh cũng không cần phải kiêng hoàn toàn.

Ảnh: Người bệnh gút không nên ăn măng
Ảnh: Người bệnh gút không nên ăn măng

Việc thỉnh thoảng mới sử dụng một lượng măng nhỏ có thể sẽ không dẫn đến quá nhiều ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, khi đã ăn măng, người bệnh cần điều chỉnh những thực phẩm khác đi cùng một cách phù hợp. Tuyệt đối không ăn măng cùng các thực phẩm giàu đạm hoặc có hàm lượng purin cao khác.

3. Người bệnh gout nên ăn gì thay cho măng?

Bên cạnh việc chú ý đến câu hỏi “Bệnh gút có ăn được măng không?”, người bệnh cũng cần phải quan tâm hơn tới chế độ ăn uống. Người bệnh cần biết nên ăn gì để có thể chủ động bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình. Bởi trên thực tế cho thấy, nhiều loại thực phẩm không chỉ có công dụng kháng viêm, chống oxy hóa mà còn góp phần làm giảm lượng acid uric ứ đọng trong cơ thể.

Dưới đây là một vài thực phẩm tốt cho người bệnh gout mà bạn không nên bỏ qua:

3.1. Trái cây

Hầu như mọi loại trái cây đều tốt cho người mắc bệnh gout. Đặc biệt, có một số loại trái cây có tác dụng chống viêm và làm giảm acid uric máu một cách hiệu quả. Có thể kể đến một số loại trái cây tốt cho người bệnh gout như táo, việt quất, chanh, dâu tây, anh đào,...

Ảnh: Trái cây tốt cho người bệnh gút
Ảnh: Trái cây tốt cho người bệnh gút

3.2. Rau xanh

Đây là một trong các nhóm thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà người bệnh gout không nên bỏ qua. Rau xanh cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin cũng như khoáng chất và chất xơ cần thiết để phòng và hỗ trợ điều trị gout. Bên cạnh đó, rau xanh còn có tác dụng tăng cường sức khỏe toàn thân. Theo khuyến cáo, người bị gout nên ăn các loại rau xanh như cải bó xôi, cà rốt, bông cải xanh, cải xoăn,...

3.3. Các loại đậu

Các thực phẩm họ đậu là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, từ đó giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Hơn nữa, đây còn là nhóm thực phẩm được sử dụng để thay thế cho thịt trong trường hợp cần cung cấp chất đạm ở những người bệnh gút. Người mắc bệnh gút được khuyến khích nên bổ sung đậu Hà Lan, đậu cúc, đậu đen, đậu gà,...

Ảnh: Người bệnh gout nên bổ sung các loại đậu
Ảnh: Người bệnh gout nên bổ sung các loại đậu

3.4. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh gout. Hợp chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giúp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gout gây ra. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung đủ lượng vitamin C mỗi ngày không chỉ làm giảm lượng acid uric máu mà còn giảm sự bùng phát các cơn đau do gout tới 45%. Các thực phẩm có hàm lượng vitamin C được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho người bệnh gout bao gồm: ngò tây, nho đen, ớt chuông, ổi, rau họ cải, các loại trái cây thuộc họ cam quýt,...

3.5. Sữa ít béo

Theo các chuyên gia, sữa ít béo hoặc không béo giúp bảo vệ cơ thể khỏi các đợt bùng phát gút cấp. Cụ thể, sữa ít béo giúp làm giảm acid uric máu đồng thời làm giảm phản ứng viêm trong một só trường hợp. Do đó, người bệnh gút nên sử dụng các loại sữa chua, sữa tách béo hoặc phô mai để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Ảnh: Sữa ít béo tốt cho người bệnh gout
Ảnh: Sữa ít béo tốt cho người bệnh gout

4. Một số đối tượng không nên ăn măng khác

Việc sử dụng măng có thể mang đến nhiều lợi ích với người này nhưng lại hoàn toàn không tốt cho những người khác. Như đã đề cập ở trên, người bệnh gout không nên ăn măng. Vậy ngoài người bị gout, còn đối tượng nào cũng cần phải kiêng ăn thực phẩm này nữa?

Dưới đây là một số đối tượng được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng nhiều măng:

Acid oxalic trong thành phần của măng dễ dàng kết hợp với canxi tạo thành kết tủa rắn ngay tại thận. Chính vì vậy, những người có sỏi thận được khuyến cáo là không nên ăn măng để quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Ảnh: Người có sỏi thận không nên ăn măng
Ảnh: Người có sỏi thận không nên ăn măng

Bên cạnh những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe, trong thành phần của măng còn chứa một lượng độc tố tương đối cao, trong đó nguy hiểm nhất chính là glucozit. Khi glucozit đi vào cơ thể sẽ sẽ sản sinh ra một độc chất khác là acid cyanhydric. Chất này thường sẽ bị cơ thể đào thải ra ngoài dưới dạng dịch nôn.

Mẹ bầu là đối tượng rất nhạy cảm, do đó cũng rất dễ bị ngộ độc khi ăn măng. Các biểu hiện của tình trạng ngộ độc măng thường là đau bụng, nôn ói, đau đầu,... Tình trạng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thai kỳ.

Hầu hết các loại măng hiện nay đều chứa một lượng lớn cellulose và acid oxalic. Đây là hai thành phần khó tiêu hóa. Khi vào đường ruột, chúng có thể kết hợp cùng canxi, kẽm và sắt, từ đó hình thành các chất phức hợp ngăn cản quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Chính vì vậy, ăn quá nhiều măng rất dễ khiến trẻ em độ tuổi dậy thì bị thiếu canxi gây còi xương hoặc thiếu kẽm gây chậm phát triển. Do đó, trẻ em trong lứa tuổi này cần hạn chế, tránh ăn quá nhiều măng.

Như vừa nói ở trên, măng được xem là loại thực phẩm khó tiêu hóa. Do đó, người đang bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh về dạ dày, xơ gan sẽ được khuyên là không nên sử dụng măng. Sở dĩ như vậy là bởi việc sử dụng măng khiến những đối tượng này dễ gặp phải những triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng. acid trào ngược hay thậm chí là chảy máu đường tiêu hóa.

Ảnh: Người rối loạn tiêu hóa không nên ăn măng
Ảnh: Người rối loạn tiêu hóa không nên ăn măng

Người đang uống thuốc Aspirin nếu sử dụng măng sẽ rất dễ gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây viêm loét dạ dày hoặc thậm chí là chảy máu tiêu hóa.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đều trả lời được câu hỏi bệnh gút có ăn được măng không rồi đúng không? Hãy ăn uống một cách khoa học để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn nhé!

Bình chọn