Tôi bị bệnh gút có được ăn trứng không?

10/10/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Trứng là loại thực phẩm quen thuộc mà từ trẻ nhỏ tới người già đều thích. Trứng được sử dụng trong nhiều món ăn và có thể ăn buổi sáng, trưa hay tối đều được. Đối với người bệnh gút có được ăn trứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của trứng

Trứng gồm 2 phần lòng trắng và lòng đỏ. Các thành phần dinh dưỡng của trứng chủ yếu nằm ở lòng đỏ. Trong mỗi lòng đỏ trứng có 13.6% protein, 1.6% chất khoáng, 29.8% chất béo và các vitamin A, B1, B6, D, K, kẽm, sắt, selen…

Trong lòng trắng trứng có khoảng 10.3% protein, vitamin B2, B6 chất béo và chất khoáng chiếm một lượng nhỏ.

Trứng - thực phẩm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao
Trứng - thực phẩm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao

Vì có hàm lượng dinh dưỡng cao nên trứng có thể dùng để thay thế các loại thực phẩm khác để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu không có điều kiện ăn thịt, cá thì hoàn toàn có thể ăn trứng để bổ sung dinh dưỡng.

  • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng: ăn 3 bữa trứng/ tuần, mỗi lần ăn một nửa lòng đỏ nấu chung với bột hoặc cháo.
  • Trẻ 7 – 9 tháng: Có thể ăn ½ lòng đỏ trứng mỗi ngày.
  • Trẻ trên 1 tuổi: Có thể ăn cả lòng trắng và lòng đỏ. Chỉ nên ăn 3 – 4 quảng trứng/ tuần.
  • Người lớn: Một tuần ăn không quá 4 quả trứng.
  • Với những người bị huyết áp cao hoặc cholesterol cao vẫn có thể ăn trứng nhưng không nhiều hơn 2 quả trứng/ tuần.

Những tác dụng của trứng đối với sức khỏe con người

Không thể phụ nhận rằng trứng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong đó có thể kể đến như:

Giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý về tim

Nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy những ai ăn trứng mỗi ngày có thể giảm đến 26% nguy cơ đột quỵ và 28% nguy cơ tử vong vì đột quỵ. Ngoài ra, ăn trứng điều độ cũng giúp giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Xem thêm:

Tốt cho thị giác

Lutein và Zeaxanthin trong trứng là chất chống oxy hóa tốt cho thị giác, làm giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Vitamin A trong trứng hỗ trợ sáng mắt, thích hợp với những người có vấn đề về thị giác.

Trứng - món ăn ngon lại tốt cho sức khoẻ
Trứng - món ăn ngon lại tốt cho sức khoẻ

Điều hòa cholesterol

Nguồn chất béo Lecithin trong trứng gà tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức não, giúp điều hòa cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và đào thải cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể.

Tăng khối lượng cơ bắp, hạ huyết áp, chắc xương

Protein và các axit amin thiết yếu cho cơ thể có trong trứng là nguồn tạo ra tất cả các loại mô. Đối với những ai muốn giảm mỡ và tăng cơ, hạ huyết áp nên ăn trứng thường xuyên. Lòng trắng trứng cũng là nguồn cung cấp canxi, vitamin dồi dào, giúp chắc xương, khỏe xương.

Giảm cân

Trứng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng lại ít calo nên phù hợp cho những ai đang muốn giảm cân. Kết hợp chế độ ăn kiêng và ăn trứng gà vào buổi sáng để quá trình giảm cân đạt hiệu quả cao hơn.

Người bị bệnh gút có được ăn trứng không?

Hiện nay, ngày càng nhiều người bị gút quan tâm tới chế độ dinh dưỡng. Họ đều hiểu rằng chỉ có một thực đơn bệnh gút khoa học sẽ giảm đáng kể tình trạng viêm khớp. Các cơn đau gút từ đó cũng sẽ giảm dần và không tái phát.

Nhiều người thắc mắc trong trứng có nhiều chất dinh dưỡng như vậy thì liệu có ảnh hưởng gì đến người bị gút hay không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mặc dù trứng có hàm lượng chất béo, protein và các khoáng chất cao nhưng lại chứa rất ít nhân purin.

Bệnh gút có được ăn trứng không?

Bệnh gút có được ăn trứng không?

Thậm chí, để bổ sung dinh dưỡng trong quá trình giảm đạm từ các loại cá, thịt thì trứng là nguồn thực phẩm thay thế thích hợp nhất. Vì vậy, người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn trứng và ăn khoảng 5 – 6 quả trứng/ tuần.

Lưu ý, có thể ăn trứng gà, trứng vịt, trứng cút… nhưng tuyệt đối tránh xa trứng cá, trứng vịt lộn, trứng gà lộn nhé. Vì trong các loại trứng này chứa một lượng purin rất cao, nhất là trứng cá biển.

Mặc dù ăn các thực phẩm ít purin có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh gút. Nhưng người bệnh vẫn cần duy trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bị gút có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược. Trên thị trường hiện nay, viên uống Cao Gắm được đánh giá là một trong những loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ điều trị bệnh gút tốt nhất hiện nay.

Cao gắm điều trị bệnh gút
Cao gắm tốt cho người bị gout, axit uric cao

Ngoài công dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp do gout, nhờ vào các tinh chất từ cây dây gắm, viên uống Cao Gắm còn giúp hỗ trợ giảm axit uric trong máu, bổ can thận.

Sử dụng viên uống Cao Gắm lâu dài, không chỉ hỗ trợ làm giảm các cơn đau gút mà còn hỗ trợ điều trị gút cấp và mãn tính, hạn chế cơn đau gút tái phát.

Thành phần 100% thiên nhiên từ tinh chất cây dây gắm cô đặc được bào chế dạng viên nén dễ uống, dễ sử dụng, tiện lợi cho người bệnh. Được kiểm chứng và đạt tiêu chuẩn GMP – WHO an toàn cho người sử dụng, không gây tác dụng phụ khi uống trong thời gian dài là những ưu điểm của sản phẩm.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết người bị bệnh gút có được ăn trứng không và ăn số lượng bao nhiêu là vừa đủ đúng không? Hãy kết hợp một thực đơn khoa học và sử dụng sản phẩm Cao Gắm để hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gút không còn tái phát nữa nhé.

>> Xem thêm: Bệnh gout cần kiêng thức ăn gì để đảm bảo sức khỏe?

 
Xếp hạng: 4.9 (8 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Thuốc Febuxostat thuốc biệt dược chuyên điều trị Gout
26/03/2024
Gout là 1 số bệnh mạn tính gây nhức nhối cho nhân loại gây đau đớn cho người bệnh nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong máu…
Rau cải xoong
21/03/2024
Cải xoong là thực phẩm mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Vậy cải xoong là gì và nó có những tác dụng nào? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm…