Người mắc bệnh gút không nên ăn rau gì?

17/09/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Cứ tưởng rằng ăn rau là tốt cho sức khỏe nhất là với người bệnh gút. Nhưng không phải tất cả các loại rau đều tốt cho bệnh gút. Hãy tránh xa 5 loại rau dưới đây bởi chúng sẽ là nguyên nhân khiến cơn đau gút sớm quay lại và trở nên trầm trọng hơn. Vậy bệnh gút không nên ăn rau gì? và nên ăn rau gì? Mời bạn đọc cùng tiếp tục theo dõi, chúng ta đi tìm đáp án chính xác nhất.

Vì sao chế độ ăn uống lại liên quan tới bệnh gút?

Trong tất cả các nguyên nhân gây ra bệnh gút, 80% người mắc bệnh là do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Tăng sinh axit uric trong máu và không đào thải được ra ngoài khiến hình thành các tinh thể urat bám vào khớp gây viêm khớp.

Chế độ ăn giàu đạm là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gút

Chế độ ăn giàu đạm là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gút

Rối loạn chuyển hóa purin – một chất có nhiều trong thực phẩm khiến nồng độ axit uric trong máu tăng. Khi các axit uric này tích tụ lại sẽ lắng đọng tại các khớp chính là lúc những cơn đau gút bắt đầu tấn công bạn.

Xem thêm:

Người bệnh phải chịu những cơn đau dữ dội tấn công dai dẳng trong nhiều ngày. Nếu tiếp tục nạp vào cơ thể những thực phẩm giàu purin thì bệnh gút của bạn sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, không chỉ là hiện tượng sưng đau ở khớp mà bạn còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gút không nên ăn rau gì?

Chúng ta vẫn được khuyên rằng nên ăn nhiều rau xanh vì đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt nhất cho cơ thể. Giúp cơ thể tăng sức đề kháng và miễn dịch. Tuy nhiên, với những người bị gút thì không phải rau nào cũng ăn được đâu nhé.

Hãy tránh thật xa 5 loại rau dưới đây vì nó có thể khiến những cơn đau gút trở nên nghiêm trọng hơn và nguy cơ mắc gút mãn tính của bạn cũng cao hơn.

  • Các loại nấm

Nấm đông cô, nấm sò, nấm rơm…rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng lại chứa một hàm lượng purin khá cao. Chính vì vậy, hãy loại bỏ nấm ra khỏi thực đơn của bạn khi đang điều trị bệnh gút. Hãy thay nấm bằng những loại rau có lượng purin thấp hơn để vẫn đảm bảo cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.

  • Rau bina (cải bó xôi)

Trong rau bina chứa nhiều vitamin A, C, sắt, chất xơ và folate. Đây là loại rau được bác sĩ khuyến cáo không nên dùng cho người bị gút vì purin cao trong rau làm tăng nồng độ axit uric.

Bệnh gút không nên ăn rau gì?

Bệnh gút không nên ăn rau gì?

  • Dọc mùng

Canh chua thì không thể thiếu dọc mùng nhưng nếu bạn bị gút, hãy tạm biệt món ăn này bởi nó sẽ khiến axit uric trong máu tăng lên nhanh chóng và các cơn đau gút ũng sớm hỏi thăm bạn sau khi ăn dọc mùng.

  • Giá đỗ

Trong giá đỗ có nhiều chất làm tăng tích tụ axit uric máu, làm chậm quá trình đào thải axit uric và các cơn đau gút cũng tiến triển nặng hơn. Nếu bị gút thì bạn không nên ăn.

Người bệnh gút không nên ăn rau gì? 1 trong số đó là măng tây

Người bệnh gút không nên ăn rau gì? 1 trong số đó là măng tây

  • Măng tây

Người bị gút nên tránh ăn các loại măng, đặc biệt là măng tây bởi chúng làm tăng tổng hợp axit uric. Khi đang bị gút mà ăn măng tây, các cơn đau sẽ kéo dài và nặng hơn, việc điều trị bệnh gút cũng mất nhiều thời gian hơn.

Người bị bệnh gút nên ăn rau gì?

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gút. Ăn uống khoa học kết hợp tập thể dục rèn luyện sức khỏe sẽ giúp bạn sớm tạm biệt bệnh gút.

Những loại rau xanh và quả tươi dưới đây không chỉ bổ sung vitamin mà còn giúp giảm nồng độ axit uric trong máu hiệu quả với người bị gút:

  • Bông cải xanh

Bông cải xanh có hàm lượng purin thấp và giàu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là với những người bị gút. Bông cải xanh cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ bài tiết axit uric, làm giảm axit uric trong máu.

  • Cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh có tính kiềm, phù hợp để làm trung hòa axit uric trong cơ thể và đào thải qua đường tiết niệu. Người bị gút có thể nấu canh hoặc luộc cải bẹ xanh để ăn hàng ngày.

Bệnh gút nên ăn rau gì?

Bệnh gút nên ăn rau gì?

  • Cải bắp

Cũng là loại rau ít purin nên cải bắp rất tốt cho người bị gút. Đây cũng là loại rau được đánh giá là bổ tinh túy, lợi quan tiết, thông kinh hoạt lạc, tốt cho lục phủ ngũ tạng.

  • Rau cần

Rau cần có tính mát, giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, rau cần không chứa purin nên an toàn với người bị gút, không làm tăng axit uric máu.

  • Bí đỏ

Bí đỏ không chỉ tốt cho người bị mỡ máu, cao huyết áp mà còn là thực phẩm ít purin, có tính kiềm nên có khả năng làm giảm axit uric, trung hòa axit uric trong cơ thể. Nấu canh, cào hay làm sữa bí đỏ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Củ cải

Củ cải có tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ phong thấp. Rất hợp với những ai bị phong thấp thay thống phong (gút) vì củ cải gần như không chứa purin.

  • Lê và táo

Đây là 2 loại quả có tính mát, vị ngọt, có tác dụng chống viêm rất tốt. Thành phần trong lê và táo gần như không có purin nên người bị bệnh gút có thể ăn thoải mái.

Như vậy bài viết ở trên đã cho chúng ta đáp án chính xác về bệnh gút không nên ăn rau gì? Và nên ăn rau gì? Bên cạnh việc ăn uống khoa học, người bị bệnh gút nên sử dụng thêm sản phẩm viên uống Cao Gắm có thành phần từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút cấp và mãn tính. Hỗ trợ bổ can thận, tăng cường đào thải axit uric giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh gút gây ra.

>> Xem thêm: Người bị bệnh gút nên ăn gì cho tốt?

Xếp hạng: 3.5 (4 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Cây kha cúc và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
06/04/2024
Cây kha cúc là vị thuốc nam nổi tiếng với công dụng điều trị đau nhức xương khớp, mát gan, thải độc, trị mụn trứng cá,... Hãy cùng Kiên Minh đọc ngay…
Bệnh gout ăn cá rô phi có tốt không? 9 tác dụng tuyệt vời của cá rô phi
04/04/2024
Cá rô phi là một loài cá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc “Ăn cá rô phi có tốt…