Bệnh gút ở đầu gối có triệu chứng gì? Cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả

26/10/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Vì đa số người mắc bệnh gút đều có biểu hiện sưng đau ngón chân cái nên khi tình trạng này xuất hiện ở vùng đầu gối người ta lại thường nghĩ tới một số bệnh lý xương khớp khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bệnh gút ở đầu gối cũng là trường hợp rất thường gặp và chỉ khi chẩn đoán, điều trị đúng thì bệnh mới có thể cải thiện tốt. Để nắm được các triệu chứng của bệnh lý này cũng như yếu tố nguy cơ, phương pháp điều trị hiệu quả, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết dưới đây.

1. Bệnh gút ở đầu gối là gì?

Ảnh: Bệnh gút ở đầu gối là gì?
Ảnh: Bệnh gút ở đầu gối là gì?

Gút là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, từ đó khiến nồng độ acid uric tăng quá mức cho phép và gây lắng đọng các tinh thể muối urat khắp các khớp và mô. Khi các muối này lắng đọng đủ nhiều tại các khớp sẽ dễ dàng gây khởi phát cơn gút cấp với những cơn đau dữ dội, sưng đỏ và bỏng rát. Vì muối urat có thể lắng đọng ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể nên tình trạng sưng đau do các cơn gút cấp cũng có thể xuất hiện ở một hay nhiều khớp.

Các khớp dễ bị đau do gút cấp nhất theo thứ tự là các khớp ngón chân, cổ chân, bàn chân, đầu gối rồi đến các khớp ở khuỷu tay và bàn, ngón tay. Như vậy, bệnh gút cũng biểu hiện ở đầu gối với tỷ lệ tương đối cao. Và tên gọi bệnh gút ở đầu gối là khi những cơn gút cấp của người bệnh xảy ra tại một hoặc cả 2 đầu gối.

2. Ai là người dễ mắc bệnh gút ở đầu gối

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gút đầu gối:

Ảnh: Chế độ ăn uống không khoa học gây bệnh gút
Ảnh: Chế độ ăn uống không khoa học gây bệnh gút
Ảnh: Bệnh gút ở đầu gối thường gặp ở người ở độ tuổi trung niên
Ảnh: Bệnh gút ở đầu gối thường gặp ở người ở độ tuổi trung niên

3. Bệnh gút ở đầu gối có triệu chứng gì?

Các triệu chứng của bệnh gút ở đầu gối cũng tương tự biểu hiện của cơn gút cấp xảy ra ở các vị trí khớp khác với đầy đủ đặc điểm: sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội. Các cơn đau thường khởi phát sau bữa ăn giàu đạm hoặc uống nhiều rượu bia, gặp căng thẳng, stress va chạm khớp hoặc khi thay đổi thời tiết, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Các triệu chứng cũng thường xuất hiện vào ban đêm do khi đó nhiệt độ cơ thấp hơn rồi tiến triển nhanh chóng chỉ trong vài giờ.

Với bệnh gút đầu gối, vùng da xung quanh khớp thường nhìn sáng bóng và có thể xuất hiện những cục u kích thước nhỏ, chắc nằm ở dưới da và được gọi là hạt tophi. Đôi khi, nhiệt độ cơ thể người bệnh cũng tăng trong các cơn gút cấp.

Bệnh gút sưng đầu gối thường khiến các hoạt động chịu trọng tải như đi bộ hoặc lên xuống cầu thang trở nên vô cùng đau đớn và khó khăn.

Ảnh: Triệu chứng của bệnh gút ở đầu gối
Ảnh: Triệu chứng của bệnh gút ở đầu gối

4. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh gút ở đầu gối

Bệnh gút xảy ra ở đầu gối rất dễ nhầm với những bệnh lý về xương khớp khác. Trong khi đó, chỉ khi chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị đúng hướng thì các triệu chứng mới không trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả sinh hoạt của người bệnh.

Để chẩn đoán chính xác bệnh gút ở đầu gối, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có uy tín, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng các máy móc xét nghiệm tiên tiến. Tại đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh từ việc khai thác các thông tin về triệu chứng và tiền sử của bạn cũng như bất kỳ một yếu tố nguy cơ nào trước đó.

Bên cạnh đó, để tăng độ tin cậy cho chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm các xét nghiệm như định lượng acid uric máu, đánh giá chức năng thận và đặc biệt là xét nghiệm tìm tinh thể urat từ một lượng nhỏ dịch lỏng được lấy từ khớp gối.

Ảnh: Xét nghiệm để chẩn đoán chính xác gút đầu gối
Ảnh: Xét nghiệm để chẩn đoán chính xác gút đầu gối

5. Các phương pháp điều trị bệnh gút ở đầu gối hiệu quả

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gút ở đầu gối có thể diễn biến dai dẳng hoặc tiến triển nặng hơn và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Để đẩy nhanh quá trình điều trị và ngăn chặn các đợt tấn công tiếp theo của các cơn gút cấp, người bệnh có thể làm theo các phương pháp sau:

5.1. Sử dụng thuốc NSAIDS

NSAIDS là tên viết tắt của nhóm thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib,... Nhóm thuốc này sẽ phát huy hiệu quả tốt khi được sử dụng sớm ngay từ khi các triệu chứng gút vừa xuất hiện. Tuy nhiên, trước khi uống bất kỳ thuốc nào trong nhóm này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để đạt được hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.

5.2. Colchicin

Colchicin là một trong những thuốc đầu tay trong điều trị bệnh gút. Thuốc làm giảm sự tích tụ của acid uric, từ đó nhanh chóng làm giảm các cơn đau do gút gây ra. Tuy nhiên, một số người sử dụng thuốc này có thể gặp tình trạng tiêu chảy.

5.3. Sử dụng các thuốc thay thế bằng thảo dược

Các nghiên cứu cho thấy sử dụng thường xuyên các thực phẩm bổ sung từ thảo dược sẽ làm giảm đáng kể cả cường độ cơn đau lẫn tần suất bùng phát của bệnh gút. Hiện nay, có nhiều loại thảo dược chữa bệnh gout, trong đó, các thảo dược được nhiều chuyên gia khuyên dùng bao gồm Dây cao gắm, tía tô, cây móng quỷ,...

Ảnh: Sử dụng thảo dược điều trị bệnh gout ở đầu gối
Ảnh: Sử dụng thảo dược điều trị bệnh gout ở đầu gối

5.4. Cho đầu gối nghỉ ngơi, thư giãn

Nếu bạn đang bị bệnh gút sưng đầu gối, một trong những phương pháp đơn giản nhưng vô cùng quan trọng chính là để đầu gối được nghỉ ngơi, thư giãn. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn nên gác cao chân để giảm nhanh chóng tình trạng sưng nề đồng thời hạn chế những hoạt động gắng sức ví dụ như việc mang vác vật có trọng lượng lớn.

5.5. Dùng nước đá chườm lạnh

Sử dụng nước đá làm mát khớp là phương pháp an toàn giúp giảm đau và sưng gút nhanh chóng. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng nước đá chườm lạnh an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Thông thường, cần sử dụng một túi chườm đá chuyên dụng được bán tại cửa hàng thiết bị y tế hoặc người bệnh cũng có thể sử dụng một khăn mềm rồi bọc đá và tiến hành chườm lên vị trí bị đau. Tránh chà quá mạnh vì có thể làm da trầy xước.

Ảnh: Chườm nước đá lạnh điều trị bệnh gút ở đầu gối
Ảnh: Chườm nước đá lạnh điều trị bệnh gút ở đầu gối

6. Cách phòng bệnh gút ở đầu gối

Số lượng người mắc bệnh gút đã tăng lên gấp đôi trong những năm gần đây. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh này được cho là do chế độ ăn uống không khoa học, sự gia tăng của tuổi thọ cũng như những yếu tố liên quan đến bệnh gút khác.

Để ngăn ngừa bệnh gút ở đầu gối một cách hiệu quả, bạn có thể làm theo một số điều sau:

Ảnh: Uống đủ nước giúp phòng tránh bệnh gút ở đầu gối hiệu quả
Ảnh: Uống đủ nước giúp phòng tránh bệnh gút ở đầu gối hiệu quả

7. Bệnh gút ở đầu gối hồi phục sau bao lâu?

Một câu hỏi được nhiều người quan tâm chính là bệnh gút ở đầu gối kéo dài bao lâu? Theo các chuyên gia, hầu hết những trường hợp có bệnh gút đầu gối đều là dạng cấp tính, xảy ra đột ngột với những cơn đau nhức dữ dội tuy nhiên thời gian diễn biến của bệnh lại tương đối ngắn. Dù không được điều trị, đa số các cơn gút cấp xảy ra ở đầu gối có thể thuyên giảm sau một vài tuần.

Tuy nhiên, một điều không may mắn ở những người bệnh gút chính là các cơn đau cấp tính sẽ tái phát ở đầu gối hoặc bất kỳ vị trí nào với tần suất và mức độ ngày càng tăng. Theo thống kê, có tới 60% người bệnh sẽ tái phát cơn gút cấp trong vòng 1 năm. Do đó, việc điều trị là không thể thiếu để ngăn chặn các đợt tái phát này cũng như giúp triệu chứng bệnh trong mỗi đợt cải thiện nhanh chóng hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh gút ở đầu gối mà bạn cần biết. Hãy thăm khám và điều trị kịp thời để các triệu chứng bệnh cải thiện nhanh chóng nhé.

Bình chọn