Đi tìm đáp án cho câu hỏi: bệnh tiểu đường có di truyền không?

14/09/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh tiểu đường có di truyền không là câu hỏi phổ biến của người đang mắc phải tiểu đường hay với cả gia đình của người bệnh. Bởi bệnh tiểu đường không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh còn có nhiều nguy cơ biến chứng khác trên cơ thể.

Bệnh tiểu đường có di truyền không

Liệu tiểu đường có di truyền không?

Khái quát chung về bệnh tiểu đường

1. Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa, trước hết, cần hiểu rõ về chuyển hóa chất glucose trong máu ở người bình thường như thế nào.

Glucose có trong thức ăn khi đến dạ dày sẽ ngấm qua thành ruột vào máu, làm tăng glucose trong máu. Khi đó, tuyến tụy sẽ tiết ra một chất tên là insulin, gọi nôm na là chìa khóa, có tác dụng giúp đưa glucose vào trong các tế bào (chủ yếu tế bào gan, tế bào cơ và tế bào mỡ) tạm gọi là các kho để sử dụng hoặc dự trữ.

Như vậy, tiểu đường phát sinh từ 01 trong 02 tình huống sau: Không có chất insulin tức là không có chìa khóa để mở kho nên glucose sẽ tăng cao trong máu. Đây là trường hợp tiểu đường type 1 (chiếm 5%). Và các tế bào không sử dụng hết glucose tức là ổ khóa bị hư khó mở có thể kèm theo giảm tiết insulin một phần. Đây là trường hợp tiểu đường type 2 (chiếm đa số 95%).

Xem thêm:

2. Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường trên cơ thể

Nếu không khám và điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm trên cơ thể như:

  • Bệnh tim mạch:

Tiểu đường có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, gây ra đột quỵ và các bệnh lý khác về tim.

  • Tổn thương thần kinh:

Mức đường huyết trong cơ thể bị dư ra có thể gây tổn thương các mao mạch nuôi dưỡng thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân, tay bị ảnh hưởng. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

  • Tổn thương thận:

Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.

  • Tổn thương mắt (bệnh võng mạc):

Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa.

  • Bệnh lý bàn chân tiểu đường:

Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải cắt chi.

  • Các tình trạng ngoài da:

Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

  • Khiếm thính:

Các vấn đề thính giác thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

  • Bệnh Alzheimer:

Bệnh tiểu đường Type 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.

Các biến chứng bệnh tiểu đường
Các biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Dựa vào những thông tin về bệnh cũng như triệu chứng nghiêm trọng mà bệnh gây ra, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề bệnh tiểu đường có di truyền không?

Theo WHO, bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền. Vì vậy, nếu bố mẹ bị bệnh này thì khả năng cao trẻ cũng sẽ mắc bệnh mặc dù khi trẻ được sinh ra chưa có bất kỳ dấu hiệu nào mắc bệnh tiểu đường.

Ảnh hưởng di truyền đối với bệnh tiểu đường nói chung không hoàn toàn tuyệt đối vì còn tương tác với yếu tố môi trường và cơ địa di truyền. Đối với tiểu đường type 1, xu hướng người thân dễ bị đái tháo đường type 1. Nghiên cứu cho thấy, hai cá thể sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ hai người cùng bị tiểu đường type 1 là 30-40%. Còn đái tháo đường type 2, tác động này có thể thấy rõ hơn như: Tỷ lệ hai người sinh đôi cùng trứng bị tiểu đường type 2 là 90-100%. Cha hoặc mẹ bị tiểu đường thì khả năng con bị là 15%, còn cả cha và mẹ bị thì con số lên đến 75%.

Đây chỉ là con số ước tính, ngoài ra, việc phát sinh bệnh tiểu đường còn phụ thuộc một số yếu tố khác nữa.

Bệnh tiểu đường có di truyền không? có nhưng với tỷ lệ khá thấp

Tiểu đường di truyền nhưng với tỷ lệ khá thấp

Cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường di truyền

Phụ nữ mắc phải bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai bình thường, tiểu đường có di truyền không sẽ còn phụ thuộc vào người bệnh có phương pháp ổn định đường huyết trong cơ thể hay không. Bởi nếu không kiểm soát tốt mức độ đường huyết thì nguy cơ bệnh tiểu đường di truyền từ mẹ sang con là rất lớn, còn khiến thai nhi phát triển nhanh hơn bình thường, gây ra vấn đề sinh khó cho người mẹ.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để giữ cho mức đường huyết được ổn định:

  • Tập thể dục thường xuyên với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, ăn nhiều rau xanh, ít tinh bột, ít đường, ít dầu mỡ. Nói không với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Ăn nhiều hoa quả tươi.
  • Giữ mức cân nặng ổn định, tránh trường hợp tăng cân béo phì.
  • Giữ cho tinh thần thỏa mái, vui vẻ, giảm công việc căng thẳng.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

Những phương pháp trên sẽ giúp cho người bệnh điều hòa và duy trì đường huyết ở mức an toàn trong phạm vi có thể khống chế. Tuy nhiên, nếu không tạo cho mình một lối sống lành mạnh, cơ thể biến đổi hoặc cơ địa biến đổi thì sẽ không thể thay đổi được điều gì nữa.

Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Sống lành mạnh sẽ phòng ngừa được di truyền của bệnh

Nhìn chung, tiểu đường có di truyền không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.  Hiện nay vẫn chưa có vacxin hay thuốc nào có thể chữa khỏi căn bệnh này hoàn toàn, nhưng tỷ lệ di truyền vẫn đang được nghiên cứu là còn khá thấp. Người bệnh đang vô tình mắc phải bệnh cũng đừng quá lo lắng, cố gắng tuân thủ điều trị và chú ý lối sống sinh hoạt thì mọi bệnh tật cũng sẽ dễ dàng vượt qua.

Chung tay đẩy lùi biến chứng tiểu đường! Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, bạn hãy liên hệ đến hotline: 02163.541.383 để được giải đáp cụ thể nhất nhé

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Tin liên quan

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Gợi ý lựa chọn thực phẩm đúng cách
01/04/2024
Bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến và là một gánh nặng y tế của toàn xã hội, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi. Để kiểm soát tốt…
Dùng khế chua với lòng đỏ trứng gà trị tiểu đường có hiệu quả không?
25/03/2024
Sử dụng khế chua với lòng đỏ trứng gà trị tiểu đường có lẽ còn khá mới lạ với nhiều người. Phương pháp này đã được chứng minh là có khả năng cải…
Góc nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường
21/03/2024
Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến, là gánh nặng y tế cho toàn xã hội và có xu hướng ngày một trẻ hóa. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp mọi người có thể…