Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không? Tìm hiểu ngay

10/11/2022

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không chính là câu hỏi được nhiều người bệnh tiểu đường quan tâm nhất. Với mong muốn điều trị khỏi bệnh hoàn toàn đồng thời tránh được tác dụng phụ do sử dụng thuốc Tây lâu dài, đây thực sự là vấn đề nan giải. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chính xác nhất qua bài viết ngay sau đây nhé.

1. Tác dụng của thuốc tiểu đường với người bệnh

Ảnh: Tác dụng của thuốc tiểu đường
Ảnh: Tác dụng của thuốc tiểu đường

Trước khi tìm hiểu xem bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không, người bệnh cần hiểu rằng thuốc Tân dược điều trị tiểu đường chính là một trong những phương pháp trị liệu mà người mắc căn bệnh này cần áp dụng thường xuyên.

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như hôn mê do tăng đường huyết, hôn mê do nhiễm toan ceton hay những biến chứng mạn tính cũng nguy hiểm không kém như suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,... có thể đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh. 

Các thuốc điều trị tiểu đường có tác dụng làm giảm đường huyết, giúp cho bệnh không tiến triển nặng hơn đồng thời hạn chế tối đa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm trên. Do đó, việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết thường xuyên, theo đúng chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng.

2. Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Ảnh: Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?
Ảnh: Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Các chuyên gia trong lĩnh vực Nội tiết và Đái tháo đường đều khẳng định người bệnh tiểu đường cần uống thuốc suốt đời kết hợp với một lối sống lành mạnh để có thể kiểm soát đường huyết đồng thời giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng một cách tốt nhất. Sở dĩ như vậy là bởi đây là căn bệnh mạn tính và sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một điều đáng mừng là nếu người bệnh tuân thủ liệu trình điều trị, đáp ứng thuốc tốt, đường huyết được giữ ở mức ổn định thì sẽ có cơ hội để giảm liều, thậm chí là tạm ngưng sử dụng thuốc hạ đường huyết Tây y trong một khoảng thời gian nhất định.

Vậy khi nào người bệnh tiểu đường có thể dừng uống thuốc? Người bệnh có thể được bác sĩ cân nhắc giảm liều hoặc tạm ngưng sử dụng các thuốc tiểu đường trong một số trường hợp sau đây:

Ảnh: Người bệnh tiểu đường có thể giảm liều hoặc dừng thuốc tạm thời
Ảnh: Người bệnh tiểu đường có thể giảm liều hoặc dừng thuốc tạm thời

Trong khi được giảm liều hoặc tạm dừng thuốc, người bệnh cần tiếp tục tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống nghiêm ngặt theo các yêu cầu của bác sĩ như trước để giữ được các chỉ số đường huyết ổn định lâu dài.

Một điều quan trọng không kém chính là người bệnh cần thường xuyên tự theo dõi lượng đường máu tại nhà đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ. Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu các chỉ số này tăng trở lại hoặc bệnh nhân có những triệu chứng đường huyết cao sẽ phải dùng thuốc trở lại.

Các dấu hiệu cảnh báo đường máu đang tăng cao bao gồm:

Ảnh: Dấu hiệu cảnh bảo đường huyết tăng cao
Ảnh: Dấu hiệu cảnh bảo đường huyết tăng cao

Ngoài ra, cơ hội giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc chữa tiểu đường cũng tỷ lệ nghịch với số năm mắc bệnh. Ngay từ khi bắt đầu phát hiện ra bệnh tiểu đường và được chỉ định sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ thì mới tránh được nguy cơ phải tăng liều thuốc trong tương lai.

3. Những lầm tưởng của bệnh nhân tiểu đường? Tự ý dừng thuốc tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Như vậy bạn đã có thể trả lời câu hỏi “Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?” rồi đúng không? Một sai lầm mà nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc phải chính là đánh giá tình trạng bệnh của mình đơn thuần qua các triệu chứng và cảm giác chủ quan của bản thân hoặc bằng kết quả đường huyết tự đo tại nhà. Khi thấy triệu chứng của bệnh tiểu đường không còn và chỉ số đường huyết trở về mức bình thường, nhiều người lầm tưởng rằng mình đã khỏi bệnh hoàn toàn và tự ý ngưng sử dụng thuốc điều trị.

Ảnh: Tự ý ngưng sử dụng thuốc tiểu đường rất nguy hiểm
Ảnh: Tự ý ngưng sử dụng thuốc tiểu đường rất nguy hiểm

Thế nhưng việc làm trên hết sức nguy hiểm. Triệu chứng bệnh đái tháo đường chỉ là một phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm. Căn bệnh này không chỉ đơn thuần là làm rối loạn chuyển hóa đường mà kèm theo đó còn gây rối loạn chuyển hóa đạm và chất béo. Những rối loạn này tiến triển một cách âm thầm, trải qua nhiều giai đoạn bệnh tiểu đường và dần dần mới biểu hiện ra ngoài. Do đó, không phải giai đoạn nào cũng có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng để phân biệt được bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết mà bạn tự đo hàng ngày ngay tại nhà sẽ thay đổi theo từng thời điểm đo. Đường huyết lúc đói hoặc đường huyết sau ăn của bạn có kết quả ổn định không đồng nghĩa với việc đường huyết trong suốt một ngày của bạn ổn định. Để đánh giá chính xác được lượng đường huyết trong cơ thể có thực sự tiến triển tốt lên hay không, bạn cần phải dựa vào chỉ số HbA1c được xét nghiệm 2 tháng 1 lần. Chỉ số này cũng sẽ cho biết nguy cơ xảy ra biến chứng và mức độ đáp ứng thuốc của người bệnh để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn. 

Đường huyết ở trong khoảng giới hạn an toàn nhưng vẫn tăng giảm thất thường hoặc chỉ số HbA1c ở mức cao thì biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra trên tim, thận, thần kinh, mắt và bàn chân của người bệnh vẫn có thể xảy ra. Chính vì vậy, người bệnh không được phép tự ý giảm liều hoặc ngừng uống thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

4. Những lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi dùng thuốc

Để đảm bảo kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế tối đa tác dụng phụ đồng thời tránh tăng liều thuốc Tây, bệnh nhân tiểu đường cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

4.1. Dùng thuốc đúng loại, đúng giờ và đúng liều lượng

Ảnh: Người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc đúng cách
Ảnh: Người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc đúng cách

Thuốc hạ đường huyết nhóm Metformin và Acarbose cần uống trong hoặc ngay sau khi ăn để hạn chế bị rối loạn tiêu hóa. Trong khi đó, nhóm Sulfonylurea như Glibenclamid, glimepirid, gliclazid,... nên uống vào trước bữa ăn. Liều thuốc và loại thuốc cũng khác nhau tùy theo giai đoạn và mức độ bệnh. Do đó, người bệnh không nên tự ý thay đổi liều thuốc hoặc lấy đơn thuốc của người khác để dùng cho mình.

4.2. Thăm khám định kỳ

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không cũng còn phụ thuộc nhiều vào việc người bệnh có tái khám định kỳ theo đúng lịch hay không. Theo khuyến cáo, người bệnh nên kiểm tra chỉ số HbA1c định kỳ 3 tháng 1 lần, từ đó đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Phương pháp này có kết quả chính xác hơn nhiều so với chỉ số đường huyết lúc đói hay sau ăn khi ăn bằng máy thử tại nhà.

Ảnh: Người bệnh tiểu đường cần tái khám thường xuyên
Ảnh: Người bệnh tiểu đường cần tái khám thường xuyên

5. Các biện pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Để giúp quá trình điều trị tiểu đường đạt được hiệu quả cao hơn, bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý và lành mạnh ngay từ bây giờ. Cụ thể như sau:

5.1. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường

Điều này nhằm giữ cho chỉ số đường huyết không tăng lên đột ngột. Bởi lẽ nếu đường huyết tăng quá nhanh sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và có hàm lượng cholesterol cao. Những chất này khiến người bệnh dễ mắc phải máu nhiễm mỡ và gây nhiều biến chứng. Người bệnh cũng cần ăn nhạt và thường xuyên sử dụng các loại rau củ quả có lợi cho người bệnh tiểu đường.

Ảnh: Hạn chế ăn thực phẩm giàu đường
Ảnh: Hạn chế ăn thực phẩm giàu đường

5.2. Không bỏ bữa, nhất là bữa sáng

Bữa sáng được đánh giá là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Do đó, bạn cần phải hạn chế nhịn ăn bữa sáng nhiều nhất có thể. Ngoài ra, thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày, bạn nên chia nhỏ thành 5 đến 6 bữa để hạn chế bị hạ đường huyết đột ngột.

5.3. Thường xuyên tập luyện thể chất

Điều này vô cùng có lợi với người mắc tiểu đường. Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường máu lưu thông trong cơ thể và tăng độ đàn hồi cho các mạch máu. Nhờ đó mà bệnh nhân có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm trên tim mạch.

Bên cạnh thuốc Tây và những phương pháp kể trên, bạn còn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để kết hợp sử dụng thêm các thảo dược có công dụng ổn định đường huyết. Điều này sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả đồng thời lại rất an toàn, ít gây ra tác dụng phụ kể cả khi người bệnh cần sử dụng lâu dài.

Nghiên cứu cho thấy có một số thảo dược truyền thống như Dây thìa canh hay Giảo cổ lam có khả năng hạ đường huyết an toàn và nhanh chóng. Chính vì vậy, sử dụng các thảo dược này sẽ làm tăng hiệu quả kiểm soát đường máu, hạn chế các biến chứng trên tim mạch, thận, hệ thần kinh,...

Với chiết xuất hoàn toàn từ Dây thìa canh thiên nhiên cùng công nghệ bào chế hiện đại, Viên uống Dây thìa canh là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp phòng ngừa, kiểm soát và cải thiện bệnh tiểu đường cũng như những biến chứng nguy hiểm của nó.

Ảnh: Viên uống Dây thìa canh phòng ngừa biến chứng nhiễm toan ceton
Ảnh: Viên uống Dây thìa canh phòng ngừa biến chứng nhiễm toan ceton

Với những thông tin trên, hy vọng đã có thể giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?”. Đối với những căn bệnh mạn tính, tiến triển kéo dài suốt đời giống như tiểu đường, việc sử dụng thuốc điều trị cần phải duy trì đều đặn. Uống thuốc tiểu đường đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn có thể kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhất đồng thời hạn chế được biến chứng cũng như tác dụng phụ do sử dụng thuốc Tây y.

Bình chọn

Tìm sản phẩm

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Kết nối với chúng tôi

Cẩm nang sức khỏe

Xem thêm [+]
Góc nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến, là gánh nặng y tế cho toàn xã hội và…
Bệnh gout và tất cả những điều bạn cần biết
Bệnh gout với tên gọi hán việt "thống phong" từ lâu đã được biết là một căn…
Cao gắm là gì? Bật mí toàn bộ thông tin về "sản phẩm vàng" trong cải thiện Gout
Bạn đã từng nghe thấy ai đó nhắc đến “chữa bệnh gout bằng cao gắm hay cao gắm…
Vị thuốc dây tơ hồng
Dây tơ hồng là loài thực vật sống ký sinh với phần thân mềm dạng sợi nhỏ. Hạt…

Dược liệu xanh

Xem thêm [+]
Dây thìa canh - Thảo dược dành cho người bệnh tiểu đường
Dây thìa canh được xem là một trong những thảo dược quý hỗ trợ điều trị bệnh…
Cây lạc tiên - Dược liệu vàng cải thiện mất ngủ hàng đầu
Cây lạc tiên là loại cây thân thuộc, mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy…
Giảo cổ lam – dược thảo diệu kỳ với nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Chắc hẳn rằng bạn đã từng nghe rất nhiều người nhắc đến vị thuốc như cây Giảo…
Những tác dụng của dây thìa canh mà không phải ai cũng biết
Dây thìa canh là một trong cây cỏ thiên nhiên quý được sử dụng cực kỳ rộng…