Góc nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường

10/04/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến, là gánh nặng y tế cho toàn xã hội và có xu hướng ngày một trẻ hóa. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp mọi người có thể phòng ngừa cũng như kiểm soát và điều trị bệnh có hiệu quả. Bệnh tiểu đường là bệnh gì? Bệnh có nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ.

Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường tiếng anh là  gì? Bệnh tiểu đường tiếng anh là Diabetes.

Khái niệm bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài so với mức bình thường.

Bệnh tiểu đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không đáp ứng với insulin được sản xuất.

Đôi khi, người ta còn gọi là “tình trạng tiếp xúc với đường” hoặc “bệnh tiểu đường ranh giới”. 

Những thuật này cho biết rằng một người nào đó không thực sự mắc bệnh tiểu đường hoặc ít nghiêm trọng nhưng hầu như các trường hợp bệnh tiểu đường đều chuyển biến nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm.

Người bệnh cần phân biệt với một tình trạng hiếm gặp được gọi là đái tháo nhạt nhưng nó không liên quan đến bệnh đái tháo đường mặc dù chúng có tên gần tương tự nhau. Đái tháo nhạt là một tình trạng khi thận loại bỏ quá nhiều chất lỏng ra khỏi cơ thể.

2. Tình hình bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng bệnh mãn tính phổ biến trên toàn thế giới. Tình hình mắc bệnh tiểu đường trên thế giới vào năm 2017 có 425 triệu người mắc bệnh tiểu đường, tăng so với năm 2003 (382 triệu người) và năm 1980 (108 triệu người).

Tình hình bệnh tiểu đường trên thế giới
Tình hình bệnh tiểu đường trên thế giới

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 8,8% ở người lớn. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ và nam giới gần như ngang nhau nhưng nam giới thường mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn, có thể do sự khác biệt liên quan đến giới tính về độ nhạy insulin, hậu quả của béo phì và tích tụ mỡ trong cơ thể và các yếu tố khác như huyết áp cao, hút thuốc lá và sử dụng rượu.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng bệnh tiểu đường dẫn đến 1,5 triệu ca tử vong trong năm 2012, khiến nó trở thành nguyên nhân thứ 8 gây tử vong.

Tuy nhiên, 2,2 triệu ca tử vong khác trên toàn thế giới là do lượng đường trong máu cao và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các biến chứng liên quan khác (ví dụ như suy thận).

Bệnh tiểu đường xảy ra trên toàn thế giới nhưng phổ biến hơn (đặc biệt là tiểu đường tuýp 2) ở các nước phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ gia tăng lớn nhất được thống kê ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi xảy ra hơn 80% số ca tử vong do tiểu đường.

Sự gia tăng tỷ lệ mắc nhanh nhất dự kiến xảy ra ở châu Á và châu Phi. Tại các nước đang phát triển, sự gia tăng này xảy ra do xu hướng đô thị hóa và thay đổi lối sống, bao gồm lối sống ít vận động, hấp thu các thực phẩm giàu năng lượng nhưng ít chất dinh dưỡng.

>> Tư vấn Bệnh Tiểu Đường GỌI NGAY 02163541383 <<

Tình hình bệnh tiểu đường ở Việt Nam

Những con số trên cho thấy tình trạng đáng báo động và xu hướng ngày một gia tăng của căn bệnh này. Chính vì vậy, mọi người cần phải có kiến thức đầy đủ về căn bệnh này.

3. Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có mấy tuýp? Bệnh tiểu đường có 3 loại chính, ngoài ra, người bệnh có thể mắc các loại tiểu đường khác.

Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1

Ba loại tiểu chính bao gồm tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 3. Cụ thể:

Các loại bệnh tiểu đường khác bao gồm:

4. Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn? Các loại bệnh tiểu đường khác nhau sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau. Giai đoạn của tiểu đường tuýp 1 không rõ ràng, trong khi đó, tiểu đường tuýp 2 phát triển qua 4 giai đoạn như sau:

5. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng bệnh tiểu đường thường là do lượng đường trong máu tăng cao. Các dấu hiệu bệnh đường có thể phát triển nhanh chóng (vài tuần hoặc vài tháng) ở người bệnh tiểu đường tuýp 1, trong khi bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển chậm hơn và có thể không rõ ràng hoặc không có.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng chung của bệnh tiểu đường bao gồm:

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới

Ngoài những triệu chứng chung của tiểu đường, nam giới mắc bệnh có thể giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và yếu cơ.

Biểu hiện tiểu đường ở phụ nữ

Phụ nữ mắc tiểu đường cũng có thể gặp các tình trạng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men và da khô, ngứa.

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm thường xuyên đói, khát, giảm cân không chủ ý, đi tiểu thường xuyên, mở mắt và mệt mỏi. Nó cũng có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 gồm ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, mờ mắt, mệt mỏi, vết thương lâu lành. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng tái phát do lượng glucose tăng cao khiến có thể khó chữa lành hơn.

Tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không có bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng này thường được phát hiện khi xét nghiệm đường huyết định kỳ hoặc xét nghiệm dung nạp glucose. Nó thường được thực hiện từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em

Trẻ em có thể mắc cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Do đó, trẻ em sẽ biểu hiện đầy đủ  các dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường. 

Việc kiểm soát lượng đường trong máu đặc biệt quan trọng ở những người trẻ tuổi vì bệnh có thể gây tổn thương các cơ quan quan trọng như tim và thận.

6. Biến chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường trở thành nguyên nhân gây tử vong cao phần lớn. Điều này là do những biến chứng tiểu đường gây ra.

Biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường gây biến chứng nguy hiểm trên nhiều cơ quan khác nhau, đe dọa tới tính mạng của người bệnh: 

Tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. 

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng y tế nghiêm trọng nhưng người bệnh có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống.

7. Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường, mời bạn đọc tìm hiểu về insulin. 

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Insulin là hormon điều chỉnh sự hấp thu glucose từ máu vào các tế bào của có thể, đặc biệt là gan, mô mỡ và cơ, ngoại trừ cơ trơn, trong đó insulin hoạt động thông qua IGF-1. 

Do đó, sự thiếu hụt insulin hoặc không nhạy cảm với các thụ thể của nó đóng một vai trò trung tâm trong tất cả các dạng bệnh tiểu đường. Vậy nguyên nhân của các loại tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Như đã nói ở trên, người bệnh tiểu đường tuýp 1 là do cơ thể không sản xuất đủ insulin. Mặc dù chưa rõ nguyên cơ chế nên tiểu đường tuýp 1 nhưng các chuyên gia cho rằng hệ miễn dịch coi tế bào beta tuyến tụy là tế bào lạ nên tấn công và phá hủy chúng.

Ngoài ra, các bệnh lý khác làm tổn thương tuyến tụy cũng có thể ảnh hưởng tới các tế bào tiết Beta của cơ quan này và làm cho lượng insulin tiết ra không đủ. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 xảy ra do cơ thể sử dụng insulin không đúng cách hoặc có tình trạng kháng insulin.

Insulin phải liên kết với các thụ thể của nó trên màng tế bào mới có thể mở kênh vận chuyển glucose. Nhưng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thì sự nhạy cảm của insulin với các thụ thể giảm, liên kết không có hiệu quả.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể là sự kết hợp của yếu tố di truyền và lối sống. Thừa cân và béo phì khiến trọng lượng tại vùng bụng tăng, làm cho các tế bào phải tăng cường chống lại tác dụng của insulin nên lượng đường trong máu tăng cao.

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nhau thai tạo ra các hormon làm cho các tế bào của phụ nữ mang thai ít nhạy cảm hơn với tác động của insulin. Điều này gây ra lượng đường trong máu cao hơn khi mang thai.

Bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh những yếu tố chính gây bệnh tiểu đường, một số yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng mắc bệnh, bao gồm:

Vậy các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường là gì?

>> Tư vấn Bệnh Tiểu Đường GỌI NGAY 02163541383 <<

8. Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm tiểu đường theo hàm lượng glucose trong máu. Theo quy ước của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội Đái tháo đường Anh (ADA) vào năm 2010, bệnh nhân được xác định mắc bệnh khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

Theo WHO, những người có mức đường huyết lúc đói từ 6,1 đến 6,9 mmol/L (110 đến 125 mg/dL) được coi là bị suy giảm đường huyết lúc đói. 

Những người có đường huyết tương bằng hoặc cao hơn 7,8 mmol/L (140 mg/dL) nhưng không quá 11,1 mmol / L (200 mg/dL), hai giờ sau khi nạp 75 gam đường uống được coi là bị tiền tiểu đường.

9. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường là gì?

Có lẽ tất cả bệnh nhân mắc tiểu đường đề thắc mắc “Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Một điều đáng buồn là cho đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi được bệnh tiểu đường. 

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường cũng như thuốc sử dụng chỉ giúp kiểm soát ổn định đường huyết và kéo dài thời gian xảy ra biến chứng. Tùy thuộc từng tuýp mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

9.1. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Insulin chữa tiểu đường tuýp 1
Insulin chữa tiểu đường tuýp 1

Insulin là phương pháp điều trị chính cho bệnh tiểu đường tuýp 1. Nó được sử dụng để thay thế hormon mà cơ thể không thể tự sản xuất được.

Hiện nay, có bốn loại insulin được sử dụng phổ biến nhất. Chúng được phân biệt bằng cách thức hoạt động nhanh như thế nào và tác dụng của chúng kéo dài trong bao lâu:

9.2. Bệnh tiểu đường loại 2

Chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp một số người kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu thay đổi lối sống không đủ để giảm lượng đường trong máu, người bệnh sẽ cần phải dùng thuốc.

Các nhóm thuốc chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 mới nhất gồm:

Trong một số trường hợp đặc biệt, để đạt được hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm insulin cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

>> Tư vấn Bệnh Tiểu Đường GỌI NGAY 02163541383 <<

9.3. Tiểu đường thai kỳ

Đối với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ cần phải theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày khi mang thai. Thay đổi chế độ ăn và tập luyện thể dục giúp giảm đường huyết là biện pháp tốt nhất.

Một số trường hợp người bệnh cần sử dụng thêm các loại thuốc khác nhau theo chỉ định của bác sĩ phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân của nó.

9.4. Bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống

Ăn uống lành mạnh là phương pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả
Ăn uống lành mạnh là phương pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

Ăn uống lành mạnh là một trong những phương pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Lượng đường trong máu của người bệnh tăng hoặc giảm tùy thuộc vào thực phẩm mà họ ăn. Thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, protein và các chất béo cũng khiến lượng đường tăng dần.

Các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế lượng carbohydrate vào mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần phải cân bằng với lượng carbohydrate nạp vào cùng với lượng insulin.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Sử dụng đúng các thực phẩm có thể kiểm soát lượng đường trong máu có thể giúp người bệnh giảm cân. 

Để giữ lượng đường trong máu ổn định, người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày với các thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường như trái cây, rau, các loại ngũ cốc, protein nạc như thịt gia cầm, cá và chất béo lành mạnh như dầu oliu và các loại hạt. 

>> Tư vấn Bệnh Tiểu Đường GỌI NGAY 02163541383 <<

Tiểu đường thai kỳ

Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng quan trọng đối với cả mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp mẹ bầu hạn chế việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào ít nhất 5 ngày trong tuần chẳng hạn như đi bộ, thể dục nhịp điệu, đi xe đạp hoặc bơi lội.

Người bệnh cần nhận biết các dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp khi tập thể dục, bao gồm chóng mặt, lú lẫn, suy nhược và đổ nhiều mồ hôi.

10. Một số câu hỏi về bệnh tiểu đường

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến bệnh tiểu đường:

Câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường
Câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể, không phải bệnh do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra nên bệnh không lây được các con đường khác nhau, kể cả qua đường máu, sinh dục, ăn uống hay tiếp xúc cơ thể.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Tiên lượng của bệnh tùy theo từng tuýp và khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Đa phần người mắc bệnh tiểu đường tuổi thọ sẽ giảm hơn so với người bình thường từ 5 - 20 năm. 

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Không hoàn toàn là di truyền. Điều này có nghĩa là bố mẹ bị tiểu đường thì chắc chắn con cũng bị tiểu đường là không chính xác. 

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này thì nguy cơ con cái cũng mắc bệnh này cao hơn người bình thường khác mà thôi.

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tới sinh lý không?

Câu trả lời là có. Bệnh có thể gây suy giảm sinh lý ở cả nam và nữ.

Bệnh tiểu đường thường gặp ở độ tuổi nào?

Với tiểu đường tuýp 1 thì bệnh xuất hiện từ khá sớm.

Với tiểu đường tuýp 2 thì bệnh thường gặp ở người tiểu trung niên và người già. Tuy nhiên hiện nay, do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh của một bộ phận giới trẻ mà bệnh đang có xu hướng dần trẻ hóa.

Xem thêm:

11. Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, không có biện pháp phòng ngừa nào được biết đến bởi nó gây ra bởi vấn đề do hệ thống miễn dịch.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguyên nhân gây bệnh do di truyền hoặc tuổi tác cũng không có biện pháp nào để phòng ngừa.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được. Hầu hết các phương pháp phòng ngừa bệnh đều liên quan đến việc thực hiện các điều chỉnh chế độ ăn và thói quen tập thể dục của người bệnh bằng cách:

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các thảo dược tốt cho người bệnh tiểu đường để sử dụng thay nước uống hàng ngày như dây thìa canh, cây lược vàng, giảo cổ lam,...

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết về bệnh tiểu đường. Bệnh có thể phòng tránh và kiểm soát tốt nếu bạn có lối sống lành mạnh và khoa học. 

Đừng để tiểu đường luôn là nỗi lo của bạn, hãy gọi điện ngay với chúng tôi thông qua hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết về thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 4.7 (19 bình chọn)

Tin liên quan

Sữa chua nếp cẩm ăn nhiều có tốt không? Bạn cần lưu ý gì
19/03/2024
Sữa chua nếp cẩm là món ăn quen thuộc và khoái khẩu đối với nhiều người đặc biệt là giới trẻ vì nó có tác dụng giải nhiệt, bổ máu, giảm cân, phòng…
Uống sữa ông thọ có tốt không?
18/03/2024
Sữa ông thọ là sản phẩm vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng trả lời được những câu hỏi như “Uống sữa ông thọ có…
“Bật mí” các món ăn cho người tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết
30/05/2022
Các món ăn cho người tiểu đường nào mang yếu tố cải thiện bệnh? Thực phẩm nào có giá trị dinh dưỡng tối ưu để cung cấp các chất thiết yếu cho người…