Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào? Tìm hiểu nhé

18/11/2020

Mục lục [ Ẩn ]

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường là dễ gặp nhất trong tất cả các biến chứng của bệnh tiểu đường và nguy cơ đoạn chi dưới cao hơn bất kỳ đối tượng nào. Sự nguy hiểm này cần phải được phát hiện và ngăn ngừa sớm để tránh nguy cơ tổn thương trầm trọng hơn.

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường được xem là một sự nguy hiểm khôn lường. Điển hình là khi một vết thương dường như bình thường và không được điều trị, nó có thể trở thành nhiễm trùng nặng. Có khoảng 50 -  60% loét chân lành trong 20 tuần, trong khi đó trên 75% lành trong vòng một năm. Khoảng 65 - 85% vết loét không cần can thiệp phẫu thuật. Tỷ lệ cắt cụt chi dưới từ 10 - 20%.

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường
Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tác động lên bàn chân như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây nên hai vấn đề chính cho bàn chân như sau:

Bệnh thần kinh cảm giác do tiểu đường

Tiểu đường không được kiểm soát có thể làm hỏng dây thần kinh. Do đường bị tích tụ nhiều ở các mạch máu nuôi thần kinh. Sẽ gây giảm tưới máu đến các dây thần kinh.

Xem thêm:

Nếu bị tổn thương dây thần kinh ở chân và bàn chân, bạn có thể mất cảm giác nóng, lạnh hoặc đau ở vị trí đó. Sự mất cảm giác này được gọi là “bệnh thần kinh cảm giác do tiểu đường.” Thậm chí bạn có thể không cảm thấy vết thương hoặc đau ở bàn chân vì bệnh thần kinh. Do đó, vết thương có thể trở nên tồi tệ hơn và bị nhiễm trùng.

Bệnh mạch máu ngoài biên

Tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Nếu lưu lượng máu không tốt, thời gian để lành vết thương lâu hơn. Lưu lượng máu giảm ở cánh tay và chân được gọi là “bệnh mạch máu ngoại biên”.

Nếu bạn bị nhiễm trùng sẽ khó lành vì lưu lượng máu kém. Từ đó có nguy cơ bị loét hoặc hoại thư (cái chết của mô do thiếu máu).

Tiểu đường ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác của bàn chân
Tiểu đường ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác của bàn chân

Triệu chứng của biến chứng bàn chân do tiểu đường

Những dấu hiệu nhận biết sớm nhất của biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường:

  • Thay đổi màu da chân.
  • Thay đổi nhiệt độ da chân.
  • Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
  • Đau ở chân.
  • Vết loét hở ở bàn chân chậm lành hoặc chảy nước.
  • Móng chân mọc ngược hoặc móng chân bị nhiễm nấm hoặc xuất hiện vết chai.
  • Các vết nứt khô trên da, đặc biệt là quanh gót chân.
  • Mùi hôi chân không bình thường hoặc không biến mất dù đã rửa

Nếu phát hiện những dấu hiệu rõ rệt trên bàn chân, hãy đến gặp ngay bác sĩ càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu để nhận biết tổn thưởng bàn chân tiểu đường
Dấu hiệu để nhận biết tổn thưởng bàn chân tiểu đường

Sự nguy hiểm của biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường

Do tổn thương thần kinh ngoại biên và giảm tưới máu do xơ vữa mạch, biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường rất dễ xảy ra, bị tổn thương, bị viêm nhiễm như:

Nấm da chân

Khi đường huyết tăng cao không kiểm soát, cơ thể bị suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm nấm, đặc biệt là ở vị trí tiếp xúc với nơi ẩm ướt, nền đất bẩn thường xuyên như bàn chân. Nấm da chân, kẽ chân làm cho da chân bị đỏ, ngứa và nứt da. Vi khuẩn có thể theo những kẽ nứt này xâm nhập xuống vùng mô bên dưới và gây nên bội nhiễm.

Nấm móng

Móng chân, tay bị nhiễm nấm thường bị thay đổi màu sắc móng (chuyển sang màu vàng nâu hoặc trắng đục), móng dày sừng, dễ gẫy và bị tách ra khỏi giường móng, một vài trường hợp móng bở và bể vụn. Khi mang giày bít tất thường xuyên, môi trường bên trong giày nóng ẩm, tối là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Điều trị nấm móng khá khó khăn và thời gian điều trị có thể lâu hơn nấm da.

Vết chai

Những vết chai ở vùng lòng bàn chân xuất hiện trên người tiểu đường là hậu quả của việc thay đổi vị trí chịu áp lực và tì đè khi cấu trúc bàn chân bị thay đổi. Lâu ngày vi khuẩn có thể xâm nhập vào những tổn thương da vi thể xung quanh các vết chai làm vùng da nhiễm trùng, chảy mủ.

Nổi phỏng nước

Chân bị phỏng nước khi người bệnh đi giày, dép cứng, kích thước không phù hợp nên cọ xát vào vùng da chân gây phỏng nước. Phỏng nước nếu không được giữ sạch sẽ, bảo vệ thì nguy cơ cao gây loét và nhiễm trùng.

Ngón chân vẹo ngoài

Tật ngón chân vẹo ngoài xảy ra khi ngón chân cái bị vẹo về phía ngón chân trỏ tạo một mỏm xương nhô ra tại ngón chân cái. Tật này có thể là bẩm sinh hoặc do sinh hoạt gây ra (mang giày cao gót có phần mũi giày quá chật). Khi bị tật này, áp lực bàn chân bị thay đổi và dồn vào ngón chân cái khiến ngón cái bị sưng, đau, tấy đỏ.

Da khô

Đây không chỉ là một trong những biến chứng thần kinh tự chủ của tiểu đường mà còn là hậu quả của viêm tắc động mạch chi dưới, gây khô da vùng thân dưới. Da khô nứt nẻ làm vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào mô dưới da gây nhiễm trùng.

Loét da

Loét da có thể xảy ra tại các điểm tì đè, các vết chai tại lòng bàn chân tạo thành lỗ đáo. Loét da trên người đái tháo đường thường lâu lành, điều trị bao gồm kháng sinh (nếu có nhiễm trùng), gọt bớt vùng da chai và phòng ngừa loét tái phát bằng các loại giày dép đặc biệt giảm bớt áp lực vùng bị loét.

Ngón chân hình búa

Tật ngón chân hình búa xảy ra khi các cơ gian cốt phần mu bàn chân bị teo làm co rút các gân duỗi ngón vùng mu chân, khi đó đầu các ngón chân sẽ bị quặm xuống đất và lâu ngày bị loét. Chỗ tì đè đầu các ngón chân và xương đốt bàn cọ xát thường xuyên với giày có thể bị loét, nổi bóng nước hoặc chai.

Bàn chân Charcot

Tật bàn chân Charcot hay còn gọi là bàn chân bẹt xảy ra khi lòng bàn chân bị mất độ cong vòm sinh lý, lòng bàn chân trở nên phẳng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tật bàn chân Charcot; trong bệnh lý tiểu đường, các quá trình viêm tiến triển khi đường huyết cao gây ra rối loạn chu chuyển xương, tạo nên các vi đứt gãy xương gan chân và lâu ngày làm sụp vòm.

Những tổn thương trên bàn chân do biến chứng tiểu đường
Những tổn thương trên bàn chân do biến chứng tiểu đường

Phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường

Để phòng ngừa biến chứng trên bàn chân do tiểu đường, người bệnh phải:

  • Kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, bỏ thuốc lá, giảm cân (nếu thừa cân, béo phì);
  • Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra bàn chân nhằm phát hiện sớm những dị vật, những rối loạn cảm giác bàn chân.
  • Thăm khảo, tìm hiểu cách chăm sóc bàn chân, cắt móng chân không quá sát để bảo vệ da ngón chân, không tạo móng quặp. Nếu có móng quặp, vết chai chân thì nên đến khám chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ xử lý móng quặp cũng như vết chai chân. Người bệnh không nên tự cắt, đặc biệt là chai chân khi chưa có hướng dẫn nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng bàn chân.
  • Khi bàn chân bị tổn thương, ngoài việc giữ vệ sinh, khô ráo bàn chân, người bệnh nên đi tất, dép tránh dị vật gây tổn thương bàn chân (do mất cảm giác).
  • Nên đi loại giầy, dép được thiết kế đặc biệt phù hợp với tổn thương bàn chân nhằm bảo vệ chân cũng như giảm áp lực tì đè lên những chỗ tổn thương của bàn chân.
Người bị tiểu đường cần cẩn thận bảo vệ bàn chân
Người bị tiểu đường cần cẩn thận bảo vệ bàn chân

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường không chỉ làm tổn thương ngoài da, gây viêm nhiễm lở loét mà còn có nguy cơ cắt cụt chi bởi những vết thương đó sẽ ngày càng xâm nhập vào sâu bên trong, khiến xương chi cũng gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Chính vì sự nguy hiểm này, người bệnh tiểu đường cần lưu tâm hơn. Khi có bất kì dấu hiệu nào, dù là nhỏ nhất, người bệnh vẫn nên đến ngay với các cơ sở y tế đê được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Tiền tiểu đường là gì?

 

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường là dễ gặp nhất trong tất cả các biến chứng của bệnh tiểu đường và nguy cơ đoạn chi dưới cao hơn bất kỳ đối tượng nào. Sự nguy hiểm này cần phải được phát hiện và ngăn ngừa sớm để tránh nguy cơ tổn thương trầm trọng hơn.

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường được xem là một sự nguy hiểm khôn lường. Điển hình là khi một vết thương dường như bình thường và không được điều trị, nó có thể trở thành nhiễm trùng nặng. Có khoảng 50 -  60% loét chân lành trong 20 tuần, trong khi đó trên 75% lành trong vòng một năm. Khoảng 65 - 85% vết loét không cần can thiệp phẫu thuật. Tỷ lệ cắt cụt chi dưới từ 10 - 20%.

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tác động lên bàn chân như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây nên hai vấn đề chính cho bàn chân như sau:

Bệnh thần kinh cảm giác do tiểu đường

Tiểu đường không được kiểm soát có thể làm hỏng dây thần kinh. Do đường bị tích tụ nhiều ở các mạch máu nuôi thần kinh. Sẽ gây giảm tưới máu đến các dây thần kinh.

Xem thêm:

Nếu bị tổn thương dây thần kinh ở chân và bàn chân, bạn có thể mất cảm giác nóng, lạnh hoặc đau ở vị trí đó. Sự mất cảm giác này được gọi là “bệnh thần kinh cảm giác do tiểu đường.” Thậm chí bạn có thể không cảm thấy vết thương hoặc đau ở bàn chân vì bệnh thần kinh. Do đó, vết thương có thể trở nên tồi tệ hơn và bị nhiễm trùng.

Bệnh mạch máu ngoài biên

Tiểu đường cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Nếu lưu lượng máu không tốt, thời gian để lành vết thương lâu hơn. Lưu lượng máu giảm ở cánh tay và chân được gọi là “bệnh mạch máu ngoại biên”.

Nếu bạn bị nhiễm trùng sẽ khó lành vì lưu lượng máu kém. Từ đó có nguy cơ bị loét hoặc hoại thư (cái chết của mô do thiếu máu).

Tiểu đường ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác của bàn chân

#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN

Triệu chứng của biến chứng bàn chân do tiểu đường

Những dấu hiệu nhận biết sớm nhất của biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường:

  • Thay đổi màu da chân.
  • Thay đổi nhiệt độ da chân.
  • Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
  • Đau ở chân.
  • Vết loét hở ở bàn chân chậm lành hoặc chảy nước.
  • Móng chân mọc ngược hoặc móng chân bị nhiễm nấm hoặc xuất hiện vết chai.
  • Các vết nứt khô trên da, đặc biệt là quanh gót chân.
  • Mùi hôi chân không bình thường hoặc không biến mất dù đã rửa

Nếu phát hiện những dấu hiệu rõ rệt trên bàn chân, hãy đến gặp ngay bác sĩ càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu để nhận biết tổn thưởng bàn chân tiểu đường

Sự nguy hiểm của biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường

Do tổn thương thần kinh ngoại biên và giảm tưới máu do xơ vữa mạch, biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường rất dễ xảy ra, bị tổn thương, bị viêm nhiễm như:

Nấm da chân

Khi đường huyết tăng cao không kiểm soát, cơ thể bị suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm nấm, đặc biệt là ở vị trí tiếp xúc với nơi ẩm ướt, nền đất bẩn thường xuyên như bàn chân. Nấm da chân, kẽ chân làm cho da chân bị đỏ, ngứa và nứt da. Vi khuẩn có thể theo những kẽ nứt này xâm nhập xuống vùng mô bên dưới và gây nên bội nhiễm.

Nấm móng

Móng chân, tay bị nhiễm nấm thường bị thay đổi màu sắc móng (chuyển sang màu vàng nâu hoặc trắng đục), móng dày sừng, dễ gẫy và bị tách ra khỏi giường móng, một vài trường hợp móng bở và bể vụn. Khi mang giày bít tất thường xuyên, môi trường bên trong giày nóng ẩm, tối là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Điều trị nấm móng khá khó khăn và thời gian điều trị có thể lâu hơn nấm da.

Vết chai

Những vết chai ở vùng lòng bàn chân xuất hiện trên người tiểu đường là hậu quả của việc thay đổi vị trí chịu áp lực và tì đè khi cấu trúc bàn chân bị thay đổi. Lâu ngày vi khuẩn có thể xâm nhập vào những tổn thương da vi thể xung quanh các vết chai làm vùng da nhiễm trùng, chảy mủ.

Nổi phỏng nước

Chân bị phỏng nước khi người bệnh đi giày, dép cứng, kích thước không phù hợp nên cọ xát vào vùng da chân gây phỏng nước. Phỏng nước nếu không được giữ sạch sẽ, bảo vệ thì nguy cơ cao gây loét và nhiễm trùng.

#QUANG_CAO_TIN_BAI_NEN_XEM

Ngón chân vẹo ngoài

Tật ngón chân vẹo ngoài xảy ra khi ngón chân cái bị vẹo về phía ngón chân trỏ tạo một mỏm xương nhô ra tại ngón chân cái. Tật này có thể là bẩm sinh hoặc do sinh hoạt gây ra (mang giày cao gót có phần mũi giày quá chật). Khi bị tật này, áp lực bàn chân bị thay đổi và dồn vào ngón chân cái khiến ngón cái bị sưng, đau, tấy đỏ.

Da khô

Đây không chỉ là một trong những biến chứng thần kinh tự chủ của tiểu đường mà còn là hậu quả của viêm tắc động mạch chi dưới, gây khô da vùng thân dưới. Da khô nứt nẻ làm vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào mô dưới da gây nhiễm trùng.

Loét da

Loét da có thể xảy ra tại các điểm tì đè, các vết chai tại lòng bàn chân tạo thành lỗ đáo. Loét da trên người đái tháo đường thường lâu lành, điều trị bao gồm kháng sinh (nếu có nhiễm trùng), gọt bớt vùng da chai và phòng ngừa loét tái phát bằng các loại giày dép đặc biệt giảm bớt áp lực vùng bị loét.

Ngón chân hình búa

Tật ngón chân hình búa xảy ra khi các cơ gian cốt phần mu bàn chân bị teo làm co rút các gân duỗi ngón vùng mu chân, khi đó đầu các ngón chân sẽ bị quặm xuống đất và lâu ngày bị loét. Chỗ tì đè đầu các ngón chân và xương đốt bàn cọ xát thường xuyên với giày có thể bị loét, nổi bóng nước hoặc chai.

Bàn chân Charcot

Tật bàn chân Charcot hay còn gọi là bàn chân bẹt xảy ra khi lòng bàn chân bị mất độ cong vòm sinh lý, lòng bàn chân trở nên phẳng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tật bàn chân Charcot; trong bệnh lý tiểu đường, các quá trình viêm tiến triển khi đường huyết cao gây ra rối loạn chu chuyển xương, tạo nên các vi đứt gãy xương gan chân và lâu ngày làm sụp vòm.

Những tổn thương trên bàn chân do biến chứng tiểu đường

Phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường

Để phòng ngừa biến chứng trên bàn chân do tiểu đường, người bệnh phải:

  • Kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, bỏ thuốc lá, giảm cân (nếu thừa cân, béo phì);
  • Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra bàn chân nhằm phát hiện sớm những dị vật, những rối loạn cảm giác bàn chân.
  • Thăm khảo, tìm hiểu cách chăm sóc bàn chân, cắt móng chân không quá sát để bảo vệ da ngón chân, không tạo móng quặp. Nếu có móng quặp, vết chai chân thì nên đến khám chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ xử lý móng quặp cũng như vết chai chân. Người bệnh không nên tự cắt, đặc biệt là chai chân khi chưa có hướng dẫn nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng bàn chân.
  • Khi bàn chân bị tổn thương, ngoài việc giữ vệ sinh, khô ráo bàn chân, người bệnh nên đi tất, dép tránh dị vật gây tổn thương bàn chân (do mất cảm giác).
  • Nên đi loại giầy, dép được thiết kế đặc biệt phù hợp với tổn thương bàn chân nhằm bảo vệ chân cũng như giảm áp lực tì đè lên những chỗ tổn thương của bàn chân.
Người bị tiểu đường cần cẩn thận bảo vệ bàn chân

Biến chứng bàn chân bệnh tiểu đường không chỉ làm tổn thương ngoài da, gây viêm nhiễm lở loét mà còn có nguy cơ cắt cụt chi bởi những vết thương đó sẽ ngày càng xâm nhập vào sâu bên trong, khiến xương chi cũng gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Chính vì sự nguy hiểm này, người bệnh tiểu đường cần lưu tâm hơn. Khi có bất kì dấu hiệu nào, dù là nhỏ nhất, người bệnh vẫn nên đến ngay với các cơ sở y tế đê được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Tiền tiểu đường là gì?

 

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

Tin liên quan

Dùng khế chua với lòng đỏ trứng gà trị tiểu đường có hiệu quả không?
25/03/2024
Sử dụng khế chua với lòng đỏ trứng gà trị tiểu đường có lẽ còn khá mới lạ với nhiều người. Phương pháp này đã được chứng minh là có khả năng cải…
Góc nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường
21/03/2024
Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến, là gánh nặng y tế cho toàn xã hội và có xu hướng ngày một trẻ hóa. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp mọi người có thể…
Scoby có ăn được không
20/03/2024
Trà Kombucha là loại trà được lên men từ scoby. Vậy scoby là gì? Scoby có ăn được không? Cách nuôi scoby để làm nên món trà kombucha như thế nào? Hãy…