Cà pháo có tốt cho sức khỏe hay không?

21/07/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Cà pháo là món ăn dân dã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Nhưng cũng có nhiều người băn khoăn không biết ăn cà pháo có độc không? Hãy cùng đọc bài viết ngay dưới đây để có thêm thông tin về loại cà này cũng như tác dụng, cách dùng của nó. Đồng thời, hãy cùng tìm hiểu xem đây có phải là thực phẩm phù hợp cho người bệnh gout không nhé.

1. Đôi nét về cà pháo

1.1. Cà pháo là gì?

Ảnh: Cà pháo
Ảnh: Cà pháo

Cà pháo có tên khoa học là Solanum macrocarpon, thuộc chi Cà (Solanum) và tên tiếng Anh là Africa.

Ở Việt Nam, cà pháo còn được gọi bằng những cái tên khác như cà dại hoa trắng, cà dưa,... Trong Đông y loại cà này được xem như một vị thuốc với tên gọi là di tử, giả tử hay ải qua.

1.2. Đặc điểm sinh trưởng của cây cà pháo

Cà pháo là loại cây lâu năm nhiệt đới, thân thảo và có họ hàng với giống cà tím. Loại cà này thích hợp phát triển ở vùng đồng bằng hay đồi núi cao đến 600m.

Cây cà pháo mọc thẳng và thường chia thành nhiều nhánh. Lá mọc xen kẽ với chiều dài trung bình 6 -12cm, phần cuống khoảng 1 - 3cm. Lá cà pháo hình bầu dục và xẻ thùy với phần mép lượn sóng.

Hoa có đường kính khoảng 3 - 8cm, màu tím hoặc màu trắng, xếp thành chùm từ 2 đến 7 hoa. Cụm hoa có cuống ngắn. Hoa ở phần trên của cây là hoa đực trong khi ở phần dưới lại là hoa lưỡng tính.

Quả cà pháo hình tròn, phần đỉnh và đáy dẹt lại đồng thời có rãnh. Quả có đường kính khoảng 1,5cm, màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, cuống dài, bên trong quả có nhiều hạt nhỏ.

Bộ phận thường được sử dụng làm thực phẩm hay dược liệu của cây chính là quả. Người ta thường thu hoạch quả cà sau khoảng 80 đến 100 ngày trồng.

Ảnh: Cây cà pháo
Ảnh: Cây cà pháo

1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong và pháo

Các chuyên gia đã tìm thấy trong cà pháo rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe như carotene, vitamin, khoáng chất,... Cụ thể, giá trị dinh dưỡng có trong 100g cà pháo như sau:

Ngoài ra, trong cà pháo còn chứa kali, natri, magie, sắt, kẽm, mangan, lưu huỳnh, iot, đồng, các vitamin B1, B2, C, PP,...

2. Tác dụng của cà pháo

Nhiều người thắc mắc “Ăn cà pháo có tốt không?” Hãy đọc tiếp để giải đáp vấn đề này nhé.

2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Người bệnh gout có nên ăn cà pháo hay không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh mạn tính phiền toái này.

Câu trả lời là có. Người bệnh gout nên ăn cà pháo vì theo Đông y, đây được xem là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt chỉ thống, khứ phong thông lạc và hoạt huyết tiêu thũng. Nhờ đó mà cà pháo giups làm giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra như đau, sưng tấy.

Bên cạnh đó, cà pháo được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng purin rất thấp. Do đó khi vào cơ thể, cà pháo không làm ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu. Chính vì vậy, người bệnh gout nên bổ sung cà pháo vào thực đơn của mình với một lượng vừa đủ để cải thiện tình trạng bệnh.

Ảnh: Cà pháo hỗ trợ điều trị bệnh gout
Ảnh: Cà pháo hỗ trợ điều trị bệnh gout

2.2. Giảm cholesterol máu

Các hoạt chất trong cà pháo có khả năng kích thích cơ thể tăng sản xuất mật để tiêu hóa cholesterol. Loại cà này giúp tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong máu đồng thời loại bỏ các cholesterol xấu (LDL), từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch,...

2.3. Cải thiện làn da

Cà pháo rất giàu vitamin C cùng các chất chống oxy hóa. Đây đều là những yếu tố cần thiết giúp cải thiện tình trạng của làn da. Chúng cung cấp độ ẩm cho da, giúp da trở nên mịn màng hơn thậm chí là bảo vệ làn da trước nguy cơ ung thư.

2.4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Chất xơ trong cà pháo rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó giúp bảo vệ cũng như cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Có được khả năng đó là bởi chất xơ giúp ổn định nhu động ruột, tăng đào thải các chất cặn bã qua đường tiêu hóa, hạn chế táo bón cũng như tiêu chảy.

2.5. Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C trong cà pháo không chỉ giúp cải thiện làn da mà còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, trong loại cà này còn nhiều thành phần khác bổ trợ cho hàng rào miễn dịch của cơ thể, giúp bạn chống lại bệnh tật.

Ảnh: Ăn cà pháo giúp tăng cường hệ miễn dịch
Ảnh: Ăn cà pháo giúp tăng cường hệ miễn dịch

2.6. Các tác dụng khác của cà pháo

3. Tác dụng không mong muốn khi ăn cà pháo

Mặc dù vừa là một loại thực phẩm vừa là một loại dược liệu có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe nhưng nếu người dùng quá lạm dụng và sử dụng cà pháo không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm. Cụ thể các tác hại của cà pháo như sau:

3.1. Tăng nguy cơ mắc ung thư gan và ung thư dạ dày

Tác dụng nguy hiểm này có thể xảy ra do cách chế biến sai lầm. 

Ban đầu, trong cà có chứa Nightshade soda, một chất chống ung thư. Nhưng trong quá trình chế biến nếu không đúng cách, hàm lượng của hoạt chất này trong cà có thể giảm đi thậm chí bị biến đổi thành chất độc hại cho cơ thể.

Một món ăn quen thuộc được nhiều người Việt ưa chuộng được là cà pháo muối. Điều đáng nói là khi muối cà người ta thường đựng trong các bình nhựa. Acid xuất hiện trong quá trình lên men sẽ ăn mòn nhựa và các chất độc hại sinh ra do quá trình phá hủy này lại ngấm vào quả cà.

Những chất độc này tích lũy dần ở hệ tiêu hóa, gây tổn thương cho các cơ quan mà chúng đi qua, đặc biệt là gan và dạ dày.

Ảnh: Muối cà bằng lọ nhựa có thể dẫn đến ung thư gan và ung thư dạ dày
Ảnh: Muối cà bằng lọ nhựa có thể dẫn đến ung thư gan và ung thư dạ dày

3.2. Ngộ độc solanin

Solanin đã được chứng minh là một loại độc tố nguy hiểm. Trong quả cà xanh có hàm lượng chất này cao hơn nhiều lần so với cà chín.

Khi vào cơ thể với một lượng nhỏ, solanin dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa đồng thời tác động lên hệ thần kinh gây ra các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, khô rát cổ họng, đau dạ dày, sốt, vàng da thậm chí có thể sinh ra ảo giác hoặc mất cảm giác,... Trường hợp nhiễm độc nặng, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.

3.3. Chất đắng là một loại độc tố

Alkaloid là nguyên nhân gây ra vị đắng của quả cà. Đây được coi là một loại độc tố có hại cho sức khỏe. Lượng độc tố ít hay nhiều được quyết định bởi mức độ đắng của cà. Cà có vị càng đắng càng chứng tỏ loại cà đó có nhiều độc tố này.

Ảnh: Cà càng đắng càng có nhiều độc tố Alkaloid
Ảnh: Cà càng đắng càng có nhiều độc tố Alkaloid

4. Khi dùng cà pháo bạn cần chú ý những gì?

Để tránh được những hậu quả nguy hiểm như trên, khi ăn cà pháo

4.1. Đối tượng không nên ăn cà pháo

4.2. Ăn cà pháo thế nào cho đúng?

Để hạn chế được những tác dụng không mong muốn như đã nêu trên, bạn cần biết cách để ăn cà pháo sao cho đúng. Dưới đây là một vài lưu ý cho bạn khi sử dụng loại cà này:

5. Các món ngon từ cà pháo

5.1. Cà pháo muối

Đây có lẽ là món ăn dân dã đã quá quen thuộc trong bữa cơm của gia đình người Việt. Cùng tham khảo cách làm cà muối ngon ngay nhé.

Ảnh: Cà pháo muối
Ảnh: Cà pháo muối

Chuẩn bị nguyên liệu: 

Sơ chế nguyên liệu:

Cách ngâm cà pháo ngon:

5.2. Cà pháo om thịt ba chỉ

Ảnh: Cà pháo om thịt ba chỉ
Ảnh: Cà pháo om thịt ba chỉ

Chuẩn bị nguyên liệu: 

Các bước tiến hành:

Qua bài viết trên đây, hi vọng các bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cà pháo. Cà pháo là thực phẩm tốt cho sức khỏe và phù hợp với người bệnh gout. Tuy nhiên hãy sử dụng đúng cách để bảo vệ gia đình mình nhé.

Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào về thực phẩm này hay liên quan đến bệnh gout, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline

02163 541 383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 4.3 (4 bình chọn)