12/03/2023
Từ lâu, nước dừa đã trở thành một thức uống giải khát vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ vậy, nước dừa còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ sung vitamin, khoáng chất và chất điện giải. Điều đặc biệt hơn chính là thức uống này còn giúp giải độc và đào thải acid uric - nguyên nhân gây ra bệnh gout ra khỏi cơ thể. Cùng tìm hiểu ngay cách chữa bệnh gút bằng quả dừa trong bài viết ngay sau đây.

1. Những thông tin thú vị về quả dừa có thể bạn chưa biết
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh gút bằng quả dừa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin hữu ích về loại quả này trong phần đầu của bài viết đã nhé.
Quả dừa là loại quả hết sức quen thuộc với người dân các nước nhiệt đới cũng như cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Loại quả này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như làm mỹ phẩm, nhiên liệu, thực phẩm, thuốc dân gian,... Chính vì vậy. quả dừa được nhiều nơi đánh giá cao với tên gọi là “cây của sự sống”.
Quả dừa có đặc điểm sinh trưởng rất đặc biệt. Khi còn non, bên trong quả dừa chứa rất nhiều nước còn lớp cùi lại rất mỏng, mềm và tương đối trong. Khi quả dừa già đi, nước trong đó cũng ít dần theo và được thay thế bởi cùi dừa và không khí.

Theo kinh nghiệm, để dừa có nước uống, phải đợi trái dừa phát triển đủ tối thiểu từ 5 - 7 tháng ở trên cây. Nếu thời gian ngắn hơn 5 tháng, nước dừa thường sẽ có vị đắng và rất nghèo chất dinh dưỡng. Ngược lại, nếu để thời gian quá dài, nước dừa sẽ mất đi dần và còn lại rất ít. Một quả dừa vào giai đoạn thích hợp nhất có thể chứa từ 200 - 1000ml nước tùy vào chủng loại và kích thước của từng cây.
2. Thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa
Nước dừa là loại đồ uống có vị ngọt tự nhiên, màu trong suốt hoặc hơi đục, cung cấp một nguồn năng lượng tương đối thấp, chỉ khoảng 19 calo trong 100g và hoàn toàn không chứa chất béo.
Bên cạnh đó, nước dừa rất giàu các vitamin như acid folic, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin C, biotin và một lượng nhỏ các vitamin B1, B6; các chất khoáng như kẽm, magie, mangan, sắt, canxi, đồng, kali, natri,...
Ngoài ra, trong nước dừa còn chứa nhiều loại amino acid cùng các hợp chất sinh học, trong đó có cytokinin các enzyme như polymerase, peroxidase, dehydrogenase, catalase, acid phosphatase,...
Như vậy, có thể thấy, uống nước dừa sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn một nguồn dinh dưỡng dồi dào cùng nhiều khoáng chất thiết yếu.

3. Một số cách chữa bệnh gút bằng quả dừa
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc tân dược điều trị gout, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng quả dừa như một phương pháp điều trị hỗ trợ. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay một số cách chữa bệnh gút bằng quả dừa thực hiện rất đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ sau đây nhé.
3.1. Uống nước dừa thường xuyên
Gout là bệnh lý mạn tính biểu hiện bằng tình trạng sưng đau, nóng đỏ tại khớp tổn thương, trong đó thường gặp nhất là ở ngón chân cái. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do nồng độ acid uric tăng cao trong máu, dần dần lắng đọng tại các khớp xương, từ đó khởi phát quá trình viêm vô khuẩn diễn ra.
Uống nước dừa thường xuyên được chứng minh là có công dụng thanh lọc cơ thể, giúp khử độc đồng thời đào thải acid uric dư thừa trong máu cũng như trong các khớp. Bên cạnh đó, các thành phần trong thức uống này còn có tính kháng viêm, từ đó giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa sự tái phát của các cơn gout cấp.

3.2. Quả dừa kết hợp với lá trầu
Một cách chữa bệnh gút bằng quả dừa tiếp theo cũng hiệu quả không kém chính là sử dụng kết hợp cùng lá trầu. Tất cả những nguyên liệu này đều rẻ tiền và cũng rất dễ kiếm, thậm chí là có sẵn trong vườn nhà bạn.
Trong thành phần của lá trầu có chứa khá nhiều hoạt chất quý như Chavicol, Eugenol, Chavibetol, Estragol,... có công dụng kháng viêm, giảm đau, giúp tiêu sưng nhanh chóng, từ đó góp phần cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Cách chữa gout bằng quả dừa và lá trầu không được tiến hành như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
1 quả dừa bình thường hoặc dừa xiêm nếu có
100g lá trầu tươi
Các bước thực hiện:
Bước 1: Gọt vỏ dừa sau đó chặt miệng dừa. Tuy nhiên, không chặt đứt lìa hoàn toàn mà hãy giữ lại một phần nhỏ để làm nắp đậy. Giữ lại phần nước bên trong quả dừa. Về lá trầu, bạn hãy đem rửa sạch, đợi cho ráo nước sau đó thái thành sợi nhỏ.
Bước 2: Cho lá trầu đã sơ chế vào trong quả dừa xiêm rồi đậy nắp lại. Ngâm lá trầu như vậy trong khoảng 30 - 40 phút.
Bước 3: Sau 40 phút, bạn hãy vớt bỏ phần bã trầu.
Bước 4: Uống phần nước dừa còn lại bên trong quả. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần uống bài thuốc này vào thời điểm xa bữa ăn để hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong nước dừa và lá trầu.
Kiên trì áp dụng bài thuốc kết hợp nước dừa và lá trầu không này trong khoảng 7 ngày, bạn sẽ loại bỏ được những cơn đau nhức khó chịu do bệnh gút gây ra. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là mặc dù bài thuốc này có khả năng hỗ trợ điều trị gout nhưng nếu tình trạng bệnh của bạn qua trầm trọng thì cần đến gặp bác sĩ điều trị ngay để được can thiệp kịp thời.

3.3. Quả dừa kết hợp với đậu đen
Ngoài cách uống trực tiếp nước dừa, người bệnh cũng có thể thử áp dụng công thức kết hợp quả dừa với đậu đen để tạo thành bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Khi nhắc đến tác dụng của đậu đen, người ta không thể bỏ qua đặc tính kháng viêm mạnh mẽ và sự có mặt của một lượng lớn các chất chống oxy hóa trong thành phần của nó. Do đó, sử dụng đậu đen thường xuyên rất tốt cho người mắc bệnh gout hoặc những bệnh về xương khớp khác, giúp tiêu viêm, giảm tình trạng sưng tấy và đẩy lùi những cơn đau nhức tại các khớp tổn thương. Khi kết hợp nước dừa cùng đậu đen sẽ tạo nên tổ hợp vừa giúp bạn giảm thiểu lượng acid uric trong máu, từ đó hạn chế tình trạng lắng đọng acid uric tại các khớp đồng thời cải thiện các triệu chứng bệnh như sưng viêm, đau nhức,... Bài thuốc này còn giảm đáng kể nguy cơ tái phát các đợt gút cấp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cách làm bài thuốc này như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
1 trái dừa tươi bình thường hoặc dừa xiêm
1 nắm đỗ đen
Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch đậu đen với 2 lượt nước. Tiếp đó, ngâm đậu đen đã rửa sạch vào nước ấm trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Kế tiếp, gọt sạch vỏ dừa rồi chặt miệng dừa. Tuy nhiên, không chặt đứt lìa hoàn toàn mà hãy giữ lại một phần nhỏ để làm nắp đậy. Giữ lại phần nước bên trong quả dừa.
Bước 2: Vớt đậu đỗ đen đã ngâm mềm ra rổ, đợi vài phút cho đỗ ráo nước. Sau đó, bạn hãy cho đậu đỗ vào trong quả dừa rồi đậy chặt nắp lại. Cần chú ý đảm bảo sao cho phần nước dừa ngập qua đậu đen.
Bước 3: Cho quả dừa vào nồi, tiến hành hấp cách thủy trong khoảng 4 tiếng đồng hồ. Sau khi thấy đậu đen trong trái dừa đã chín bở là có thể tắt bếp.
Bước 4: Thưởng thức toàn bộ phần đậu đỗ, cơm dừa và cả nước dừa.

Cứ mỗi 3 tuần, bạn nên chế biến và ăn món này một lần. Món ăn từ đậu đen chưng cùng nước dừa này sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh gút, nâng cao hiệu quả điều trị.
Đến đây, bạn đã biết cách chữa bệnh gút bằng quả dừa rồi đúng không?
4. Một số lợi ích khác của quả dừa
Uống nước dừa thường xuyên không chỉ giúp đẩy lùi bệnh gút mà còn mang lại nhiều tác dụng bất ngờ khác đối với sức khỏe. Cụ thể như sau:
Bổ sung kali, cải thiện sức khỏe tim mạch
Làm đẹp da
Cung cấp nước và các chất điện giải cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước
Giúp giảm cân do trong thành phần của nước dừa chứa rất ít đường và hoàn toàn không có chất béo
Tăng cường sức khỏe tiêu hóa, giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy nhẹ, giúp giữ nước và bù khoáng cho cơ thể.
Làm đẹp da
Tăng cường hệ miễn dịch
Ngăn ngừa sỏi thận

5. Những điều cần chú ý khi sử dụng nước dừa
5.1. Uống nhiều nước dừa có tốt không?
Nước dừa là thức uống vừa thơm mát, vừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta có nên lạm dụng thức uống này quá mức không? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần dưới đây của bài viết:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên uống quá 1 - 2 quả dừa trong 1 ngày và cũng không nên sử dụng quá thường xuyên. Mặc dù lượng đường trong nước dừa là loại đường tự nhiên, nhưng nếu uống quá mức cho phép cũng sẽ dẫn đến dư thừa đường và có thể làm tăng nguy cơ thừa cân.
Bên cạnh đó, hàm lượng kali trong nước dừa tương đối cao. Nếu sử dụng quá mức có thể làm tăng kali máu và gây ra các vấn đề về thận hoặc nhịp tim không đều.
5.2. Đối tượng nào không nên sử dụng nước dừa?
Nếu bạn đang gặp một trong những vấn đề sức khỏe sau đây, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi quyết định uống nước dừa nhé:
Huyết áp thấp: Kali trong nước dừa có thể khiến huyết áp giảm xuống. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề về huyết áp thấp, cần hạn chế sử dụng thức uống này để không ảnh hưởng tới huyết áp.
Có kali máu cao: Nước dừa có hàm lượng kali cao, do đó tránh uống nước dừa để không gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Có các vấn đề về thận: Thông thường, thận sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm bài tiết kali chính của cơ thể. Tuy nhiên, những người gặp vấn đề về thận nếu sử dụng những thức uống giàu kali như nước dừa sẽ làm tăng áp lực lên thận và có thể dẫn đến suy thận.
Nước dừa không chỉ là thức uống giải khát lành mạnh trong những ngày hè oi bức mà còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy áp dụng ngay những cách chữa bệnh gút bằng quả dừa mà chúng tôi gợi ý trong bài viết để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhé.