Cách dùng khổ qua rừng điều trị tiểu đường an toàn và hiệu quả

17/04/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Khổ qua rừng là vị thuốc có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết cách dùng khổ qua rừng điều trị tiểu đường như thế nào cho đúng. Để có câu trả lời chi tiết cho vấn đề này, hãy cùng chúng tôi đọc bài viết này ngay nhé.

 Ảnh: Cách dùng khổ qua rừng điều trị tiểu đường
 Ảnh: Cách dùng khổ qua rừng điều trị tiểu đường

1. Một số thông tin về khổ qua rừng mà bạn nên biết

1.1. Khổ qua rừng là gì?

  • Khổ qua rừng còn được gọi là mướp đắng, hồng dương, lại bồ đào, cẩm lệ chi. Đây là một loại quả xuất hiện phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận xích đạo.
  • Khổ qua thuộc loại cây thân leo, có các tua đơn và mảnh. Lá khổ qua có 5 - 7 thùy, mọc so le với nhau. Mép lá có hình răng cưa, mặt trên đậm, mặt dưới nhạt hơn, trên bề mặt lá có gân.
  • Hoa khổ qua màu vàng, gồm hoa cái và hoa đực, mọc lên từ nách lá. Quả khổ qua hình thoi, có màu xanh và chuyển dần sang màu vàng hồng khi chín, chiều dài trung bình từ 8 - 15cm, bề mặt vỏ lồi lõm. Hạt khổ qua tương tự như hạt bí ngô, được bao bọc bên ngoài bởi một màng màu đỏ.
Ảnh: Hình ảnh khổ qua rừng
Ảnh: Hình ảnh khổ qua rừng

1.2. Thành phần hóa học có trong trái khổ qua rừng

Đã có rất nhiều nghiên cứu về loại quả này được thực hiện bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Theo đó, trong thành phần của khổ qua có chứa những chất sau:

- Nhóm chất có tác dụng kiểm soát đường huyết như Pugazhenthi-S-Murthy hay Kakara (được chiết xuất từ 3 chất khác nhau).

- Các Glucosid triterpenoid: hỗn hợp các chất trong nhóm Stigmastadienol và Charantin.

- Lipid: Chiếm khoảng 0,76% trọng lượng khô, trong đó bao gồm Phospholipid, Glycolipid và Lipid không phân cực.

- Các vitamin: trong 100mg khổ qua rừng có chứa 0,8mg vitamin B1; 0,2mg vitamin B2; 3,72mg vitamin PP; 18,7mg vitamin E; 0,56mg β – caroten;...

- Các khoáng chất và nguyên tố vi lượng: Zn, Fe, Cu, Ca, Mg,...

- Các sắc tố: Chủ yếu là hợp chất Lycopen. Quả càng chín thì hàm lượng Lycopen càng cao.

- Các alcol bậc nhất như: Hexanol, Benzyl Alcol, Myrtenol,...

- Các nhà khoa học cũng đã tìm ra được 17 loại acid amin trong trái khổ qua, trong đó bao gồm nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể.

Ảnh: Khổ qua rừng chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe
Ảnh: Khổ qua rừng chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe

Ngoài quả khổ qua, các thành phần hóa học này còn có thể tìm thấy trong là và hạt, nhưng với hàm lượng ít hơn so với trong quả. Chính vì vậy, dùng quả khổ qua rừng điều trị bệnh tiểu đường vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn.

2. Tác dụng của khổ qua rừng

2.1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đức, Trung Quốc và Australia cho thấy, trong thành phần của trái khổ qua có chứa tới 4 hợp chất quan trọng có tác dụng kích hoạt enzyme đảm nhận chức năng vận chuyển glucose từ máu vào bên trong tế bào, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu. 

Ảnh: Khổ qua rừng giúp giảm lượng đường trong máu
Ảnh: Khổ qua rừng giúp giảm lượng đường trong máu

Các enzyme đảm nhận chức năng trên có tên gọi là AMPK. AMPK cũng được sản xuất nhiều trong quá trình tập luyện thể dục thể thao. Đây chính là một trong những lý do tại sao tất cả chuyên gia đều khuyên những người mắc tiểu đường nên thường xuyên vận động.

Tác dụng của khổ qua rừng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường không chỉ là nhờ tác dụng kích hoạt enzyme AMPK mà còn do sự có mặt của Charantin - một hoạt chất được chứng minh là có tác dụng làm giảm đường huyết trên thỏ. Ngoài ra, các thành phần polypeptide và vicine trong trái khổ qua cũng giúp điều hòa đường huyết do khi đi vào cơ thể, chúng hoạt động tương tự như Insulin (loại hormone chuyển hóa đường).

Kết quả thử nghiệm lâm sàng công bố trên Tạp chí Journal of Ethnopharmacology cho thấy, sử dụng khổ qua rừng đều đặn mỗi ngày giúp hạ đường máu trên những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Ngoài ăn khổ qua giúp kiểm soát tình trạng bệnh người bệnh tiểu đường nên tham khảo các dược liệu hỗ trợ chữa tiểu đường rất tốt như dây thìa canh, giảo cổ lam - Đây là top đầu thảo dược chữa tiểu đường an toàn hiện nay. Ngoài ra nếu bạn đang sử dụng trà dây thìa canh từ trước, thì thay vì phải vất vả đun nấu thì bạn hãy tham khảo viên uống Dây thìa canh, vừa tốt vừa tiện lợi khi sử dụng.

Xem thêm: Dây thìa canh trị tiểu đường

Xem ngay: Cao dây thìa canh

2.2. Điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch

Hoạt chất charantin có trong trái khổ qua rừng có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerides máu, giúp phá tan những mảng bám trên thành mạch máu, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, mỡ máu tăng hay tai biến mạch máu não.

Ảnh: Khổ qua rừng tốt cho tim mạch
Ảnh: Khổ qua rừng tốt cho tim mạch

2.3. Thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm

Do có tính hàn, vị đắng và không độc nên khổ qua rừng rất tốt cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài. Nó được xem như một vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian như tiêu đờm, điều trị các chứng ho dai dẳng kéo dài và giải độc gan.

2.4. Ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu, trái khổ qua rừng rất giàu protein và vitamin C. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể đồng thời kháng lại những tế bào xấu nằm tự do có nguy cơ dẫn đến u bướu thậm chí ung thư.

Năm 1999, các nhà khoa học Ấn Độ đã tiến hành thí nghiệm cho các bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn đầu sử dụng dung dịch chiết xuất từ khổ qua rừng. Kết quả cho thấy, chỉ sau 2 tháng sử dụng tế bào ung thư đã giảm đi đáng kể.

Ảnh: Mướp đắng ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Ảnh: Mướp đắng ngăn ngừa ung thư hiệu quả

2.5. Trị rôm sảy, mụn nhọt

Khổ qua rừng có đặc tính thanh nhiệt, tiêu độc rất tốt. Do đó, nó không chỉ được sử dụng như một loại trà để uống mà còn có thể nấu cùng với nước tắm theo công thức như sau: Cho 10g lá và dây cây khổ qua rừng vào cùng 2 lít nước, đun sôi, sau đó pha với nước lạnh cho vừa đủ ấm rồi tắm. Phương pháp này sẽ giúp làm sạch cũng như làm mát da, từ đó có thể trị chứng rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả.

2.6. Trị nám

Trong thành phần của khổ qua rừng rất giàu các dưỡng chất chống oxy hóa và chống gốc tự do. Do đó, có nhiều chị em phụ nữ sử dụng khổ qua rừng như một loại thảo dược tự nhiên để ngăn ngừa và loại bỏ các hắc tố melanin gây sạm, nám da.

2.7. Hỗ trợ giảm cân

Trái khổ qua có hàm lượng calo tương đối thấp trong khi lượng chất xơ lại rất dồi dào. Chính vì vậy, đây là loại thực phẩm có khả năng làm giảm đáng kể lượng mỡ thừa trong cơ thể. 

Ảnh: Mướp đắng giúp giảm mỡ thừa trong cơ thể
Ảnh: Mướp đắng giúp giảm mỡ thừa trong cơ thể

Bên cạnh đó, các acid amin trong khổ qua cũng có tác dụng trung hòa các chất béo và ngăn mỡ tích tụ dưới da. Sử dụng khổ qua thường xuyên còn làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp bạn giảm cân cực kỳ hiệu quả.

#QUANG_CAO_TIN_BAI_NEN_XEM

3. Cách dùng khổ qua rừng điều trị tiểu đường

Người ta có thể sử dụng trái khổ qua rừng điều trị cho bệnh nhân tiểu đường type 2 bằng cách ép lấy nước uống hoặc chế biến thành các món ăn. Dưới đây là một số cách dùng khổ qua rừng điều trị tiểu đường để bạn tham khảo:

3.1. Nước ép khổ qua

Dùng nước ép khổ qua trị tiểu đường type 2 là phương pháp được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Để áp dụng biện pháp này, người bệnh có thể làm như sau:

Nguyên liệu

Khổ qua rừng, bột nghệ, nước cốt chanh, nước lọc, muối.

Cách tiến hành:

Mướp đắng sau khi bỏ hạt thì đem rửa sạch và cắt thành lát mỏng. Ngâm trong nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.

Cho mướp đắng đã cắt nhỏ vào máy xay nhuyễn cùng 1 ít nước lọc rồi lọc lấy nước. 

Ảnh: Nước ép khổ qua
Ảnh: Nước ép khổ qua

3.2. Ăn khổ qua sống

Một cách dùng khổ qua rừng điều trị tiểu đường khác là ăn sống. Loại quả này có tỷ lệ nước tương đối cao, vị đắng, thanh mát và giòn. Để mướp đắng sống dễ ăn hơn, bạn nên thái thành miếng nhỏ sau đó ngâm vào nước một thời gian rồi đặt trong ngăn đá tủ lạnh. Làm như vậy sẽ giúp vị đắng và hang của quả mướp đắng biến mất hoàn toàn.

3.3. Chế biến các món ăn từ khổ qua rừng

Bên cạnh cách ép lấy nước uống hoặc ăn sống, người bệnh có thể sử dụng khổ qua điều trị tiểu đường bằng cách chế biến thành những món ăn đơn giản, dễ làm nhưng vô cùng bổ dưỡng. Dưới đây là một số món ăn để bạn tham khảo:

Khổ qua 150gr, thịt lợn 200gr, nấm hương 200gr, ý dĩ 15gr, hoài sơn 10gr. Cho tất cả vào hầm, ăn từ 2 – 3 lần một tuần để ổn định đường huyết và tăng cường thể lực.

Ảnh: Khổ qua hầm thịt lợn
Ảnh: Khổ qua hầm thịt lợn

Cho khổ qua 100gr, nấm hương 200gr, thịt lợn nạc 150gr vào nấu thành canh. Ăn từ 2 – 4 lần một tuần để hỗ trợ điều trị tiểu đường đồng thời giữ huyết áp ổn định.

Cho khổ qua 100gr, nấm hương 150gr, đậu ván trắng 200gr vào nấu cháo. Đây là món ăn ngon tốt cho người tiểu đường kèm theo kém ăn, người mệt mỏi.

Cho 100gr khổ qua rừng, tụy lợn đã được sơ chế và thái nhỏ cùng nấm hương vào xào. Mỗi tuần nên ăn từ 2 – 3 lần.

Cho 1 quả khổ qua, 2 quả trứng cùng 50gr nấm hương vào xào. Ăn ngay khi còn nóng.

Ảnh: Khổ qua xào trứng
Ảnh: Khổ qua xào trứng

4. Lưu ý cho người tiểu đường khi sử dụng khổ qua rừng

Sử dụng khổ qua không đúng cách có thể khiến bạn gặp phải những tác dụng không mong muốn. Do đó, để sử dụng khổ qua an toàn và hiệu quả, bạn nên chú ý một số điều sau đây:

- Trẻ nhỏ ăn khổ qua có thể gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa do nó sản sinh các độc tố gây hại cho đường ruột khiến trẻ đau bụng, khó tiêu.

- Các thành phần hóa học trong khổ qua thường được sử dụng để điều chế các thuốc sảy thai hoặc điều hòa kinh nguyệt nhờ đặc tính gây co thắt tử cung và xuất huyết. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn khổ qua để tránh bị kích thích gây sảy thai, đẻ non. Không chỉ vậy, ăn khổ qua còn làm sản phụ gặp nhiều khó khăn trước khi sinh.

Ảnh: Phụ nữ có thai không nên ăn khổ qua rừng
Ảnh: Phụ nữ có thai không nên ăn khổ qua rừng

- Người đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày cần hạn chế ăn mướp đắng để tránh gặp phải tình trạng tiêu chảy hay khó tiêu.

- Người mắc các bệnh về gan cũng cần hạn chế ăn mướp đắng do có thể gây tăng men gan khi ăn nhiều. Enzyme gan tăng nhiều và kéo dài có thể khiến hình dạng tế bào gan thay đổi. Những người thiếu men G6PD cũng không được ăn loại quả này để tránh ảnh hưởng đến gan, thận.

- Nếu ăn nhiều khổ qua có thể khiến huyết áp giảm đột ngột. Do đó, người có tiền sử huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng khổ qua rừng vì có thể gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp.

- Không nên ăn khi đang đói, nhất là ăn sống. Có thể ăn cùng với cơm hoặc những món ăn khác trong bữa.

Ảnh: Không ăn khổ qua rừng khi đói
Ảnh: Không ăn khổ qua rừng khi đói

- Không ăn quá 2 trái mướp đắng một ngày và quá 4 lần trong một tuần.

- Không sử dụng hạt khổ qua do hợp chất Vicine có trong hạt dễ gây ngộ độc favism hay hội chứng tầm đậu với các biểu hiện như hoa mắt, nhức đầu, đau ngực,...

Trên đây là những thông tin hữu ích về tác dụng và cách dùng khổ qua rừng điều trị tiểu đường. Hãy sử dụng khổ qua đúng cách để vừa an toàn vừa hiệu quả nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)