Cách giảm acid uric máu đơn giản mà hiệu quả

01/07/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Acid uric máu cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout - một căn bệnh mạn tính với những cơn đau dữ dội khiến người bệnh khó chịu. Vậy đâu là cách giảm acid uric máu đơn giản mà hiệu quả để phòng và điều trị gout tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Ảnh: Cách giảm acid uric máu
Ảnh: Cách giảm acid uric máu

1. Acid uric máu cao có nguy hiểm không?

Acid uric là hợp chất được hình thành từ quá trình thoái giáng nhân purin sau đó được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu là chính, chiếm khoảng 80%, 20% còn lại được đào thải qua đường tiêu hóa và hoạt động bài tiết mồ hôi.

Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu luôn duy trì ở mức ổn định khoảng 420 micromol/lít đối với nam và 360 micromol/lít đối với nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải acid uric, hợp chất này sẽ ứ đọng lại cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể mà thường gặp nhất là gout.

Gout là căn bệnh mạn tính gây ra những cơn đau dữ dội, đột ngột kèm theo sưng tấy khó chịu ở các khớp chân, tay. Nếu không áp dụng các cách giảm acid uric đúng đắn và kịp thời, các tinh thể muối urat sẽ ứ đọng ngày càng nhiều trong dịch khớp và các bộ phận khác từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như hình thành hạt tophi, sỏi thận thậm chí gây suy thận.

Ảnh: Acid uric máu cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Ảnh: Acid uric máu cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Chính vì vậy, làm sao để giảm acid uric máu một cách an toàn và hiệu quả luôn là câu hỏi được nhiều người mắc bệnh gout quan tâm. Để có câu trả lời chính xác, hãy cùng chúng tôi đọc ngay phần tiếp theo của bài viết nhé.

2. Cách giảm acid uric máu tự nhiên

Để giảm acid uric máu, bạn có thể tham khảo một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả sau đây:

2.1. Kiểm soát lượng purin trong thực đơn hàng ngày

Như đã trình bày ở trên, sau khi đi vào cơ thể, purin sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Như vậy, cắt giảm lượng purin trong thực phẩm đưa vào cơ thể mỗi ngày chính là cách giảm acid uric đơn giản mà hiệu quả nhất. Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng purin như: thịt các loại thú rừng, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, các loại thịt xông khói, thịt có màu đỏ (như thịt bò), các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, nội tạng động vật, các loại rau mầm, nấm, đồ uống nhiều đường. 

Ngoài ra, một số thực phẩm có hàm lượng purin ở mức trung bình như hải sản, thịt gia cầm, giăm bông,... Với những thực phẩm loại này, bạn không cần phải hạn chế ăn hoàn toàn, nhưng cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải.

Thay vào đó, người có acid uric máu cao nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình những thực phẩm có hàm lượng purin thấp như gạo trắng, khoai tây, bánh mì, cà phê, các loại rau củ quả như bí đỏ, súp lơ, cải bẹ, các loại hạt, bơ đậu phộng, các loại sữa tách béo hoặc ít béo,...

Ảnh: Kiểm soát lượng purin trong thực phẩm
Ảnh: Kiểm soát lượng purin trong thực phẩm

2.2. Ăn nhiều rau xanh

Theo các chuyên gia, ăn nhiều rau xanh giúp người bệnh kiểm soát acid uric máu một cách hiệu quả thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Có thể lấy ví dụ như:

Ảnh: Người có acid uric cao nên ăn nhiều rau xanh
Ảnh: Người có acid uric cao nên ăn nhiều rau xanh

2.3. Uống nhiều nước

Tăng cường uống nước mỗi ngày là cách giảm acid uric máu đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Theo khuyến cáo, bạn nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày để kích thích hoạt động của thận, thúc đẩy quá trình lọc và đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Đặc biệt, người có nguy cơ hình thành sỏi urat do nồng độ acid uric máu cao nên bổ sung các loại nước khoáng kiềm để quá trình đào thải acid uric trở nên dễ dàng hơn, ngăn cản không cho hợp chất này kết tủa tạo thành tinh thể muối urat gây bệnh.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại nước dừa, sữa tách béo, sữa không đường hoặc các loại nước ép trái cây để bổ sung thay cho nước lọc.

2.4. Tăng cường ăn các loại hoa quả phù hợp 

Người bệnh gout nên ăn nhiều hoa quả để kiểm soát lượng acid uric máu tốt hơn. Một số hoa quả tốt mà người bệnh gout nên sử dụng bao gồm:

Ảnh: Các loại hoa quả tốt cho người bệnh gout
Ảnh: Các loại hoa quả tốt cho người bệnh gout

2.5. Dùng hạt cần tây để giảm acid uric máu

Hạt cần tây giúp đào thải acid uric dư thừa trong cơ thể chỉ sau từ 3 - 6 tuần mà không gây tác dụng phụ như nhiều loại thuốc tây. Loại hạt này có chứa nhiều hoạt chất quý giúp ức chế hoạt động của xanthine oxidase - một enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất acid uric tại gan.

2.6. Giảm acid uric máu bằng củ cải trắng

Củ cải trắng rất giàu vitamin C, kẽm, phospho đồng thời không chứa nhân purin nên rất thích hợp cho người có acid uric máu cao. Theo khuyến cáo, bạn nên bổ sung củ cải trắng vào mỗi bữa ăn hàng ngày để giữ nồng độ acid uric máu ở mức ổn định.

2.7. Uống cà phê đúng liều lượng

Nếu bạn biết cách dùng cà phê một cách hợp lý thì có thể giữ nồng độ acid uric máu ổn định, từ đó ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh gout. Theo nghiên cứu, người uống đều đặn một tách cà phê mỗi ngày có thể giảm tới 22% nguy cơ mắc bệnh gout so với nhóm đối tượng không sử dụng cà phê thường xuyên.

2.8. Sử dụng giấm táo

Các nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng giấm táo thường xuyên là cách giúp làm giảm đáng kể lượng acid uric máu. Sở dĩ như vậy là bởi trong giấm táo có chứa acid malic - hoạt chất có khả năng phá vỡ các tinh thể muối urat đồng thời tăng cường đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, từ đó làm giảm nhanh chóng tính trạng sưng viêm tại khớp.

Ảnh: Giảm acid uric bằng giấm táo
Ảnh: Giảm acid uric bằng giấm táo

2.9. Kiểm soát cân nặng

Người béo phì thường có nồng độ acid uric tăng cao trong máu nên rất dễ mắc bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa, trong đó có gout. Do đó, để kiểm soát acid uric máu và có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý. 

Tuy nhiên, việc giảm cân quá nhanh, nhất là khi nhịn ăn có thể khiến acid uric máu tăng trở lại và gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm khác cho cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần áp dụng những phương pháp giảm cân an toàn mà hiệu quả như xây dựng chế độ ăn uống khoa học hay luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

2.10. Tránh căng thẳng

Thường xuyên gặp căng thẳng, thức khuya và lười vận động là những nguyên nhân khiến acid uric máu tăng cao và khiến các cơn gout cấp nhanh tái phát. Chính vì vậy, bạn cần có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý đồng thời giữ cho tinh thần luôn thoải mái.

3. Thuốc giảm acid máu

Bên cạnh những cách giảm acid uric tự nhiên như trên, một số loại thuốc tân dược cũng có tác dụng này và được ứng dụng trong điều trị bệnh gout. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại thuốc hạ acid uric máu. Cụ thể như sau:

3.1. Thuốc ức chế xanthin-oxidase (XO)

Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của xanthine-oxidase, enzyme xúc tác quá trình tổng hợp acid uric tại gan, từ đó làm giảm lượng chất này trong máu. 3 thuốc trong nhóm này hiện được sử dụng phổ biến trên lâm sàng bao gồm: Allopurinol, Topiroxostat và Febuxostat.

Ảnh: Thuốc giảm acid uric máu
Ảnh: Thuốc giảm acid uric máu

3.2. Thuốc tăng thải acid uric

Nguyên nhân chính khiến acid uric tăng cao trong máu là do hoạt động đào thải chất này qua thận giảm đi. Do đó, một cách giảm acid uric hiệu quả chính là thúc đẩy quá trình đào thải chất này ra khỏi cơ thể qua thận. Nhóm thuốc tăng thải acid uric thường được sử dụng kết hợp với nhóm thuốc ức chế XO ở trên để tăng hiệu quả điều trị. Các thuốc tiêu biểu trong nhóm này bao gồm Probenecid, Benzbromarone và Lesinurad.

3.3. Thuốc phân hủy urat

Nhóm này gồm 2 thuốc chính là Rasburicase và Pegloticase. Chúng làm giảm acid uric thông qua việc làm tăng nồng độ enzyme Uricase để thúc đẩy quá trình chuyển hóa acid uric thành hợp chất allantoin tan trong nước và dễ dàng được đào thải ra ngoài qua thận.

Bên cạnh các phương pháp trên, sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên như dây cao gắm cũng là cách giảm acid uric hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến khích. Để sử dụng dễ dàng, không mất công đun nấu hay sắc thuốc mà vẫn giữ được nguyên vẹn các dược chất quý trong thảo dược này, Viên uống Cao gắm chính là lựa chọn mà người có acid uric máu cao không nên bỏ qua.

Ảnh: Viên uống Cao gắm tốt cho người có acid uric máu cao
Ảnh: Viên uống Cao gắm tốt cho người có acid uric máu cao

Trên đây là những cách giảm acid uric máu đơn giản mà hiệu quả mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Hãy áp dụng ngay những phương pháp này để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh và có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)