7 cách hạ đường huyết cho bà bầu hiệu quả

25/09/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Theo thống kê, có khoảng 4% thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Bệnh lý này gây nhiều hậu quả nguy hiểm khiến các mẹ bầu lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu ngay các cách hạ đường huyết cho bà bầu hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Những điều bạn cần biết về đái tháo đường thai kỳ

1.1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kì còn có tên gọi khác là “bệnh tiểu đường trong thai kỳ”. Đây là tình trạng đường huyết cao khi mang thai. Bệnh thường xảy ra vào 3 tháng giữa thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6).

Ảnh: Đái tháo đường thai kỳ
Ảnh: Đái tháo đường thai kỳ

Để chẩn đoán chính xác bà bầu bị tiểu đường hay không, người ta dựa vào chỉ số đường huyết thai kỳ:

Chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu:

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2012, chẩn đoán xác định đái tháo đường thai kỳ khi 1 trong 3 chỉ số sau vượt quá ngưỡng sau khi tiến hành nghiệm pháp dung nạp đường (uống 250ml Glucose 30% trong 3 - 5 phút):

  • Đường máu lúc đói ≥ 5,1 mmol/l
  • Đường máu sau uống nước đường 1 giờ ≥ 10,0 mmol/l.
  • Đường máu sau uống nước đường 2 giờ ≥ 8,5 mmol/l.

1.2. Những đối tượng nào có nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai?

1.3. Bệnh đái tháo đường thai kỳ có biểu hiện gì?

Đái tháo đường thai kỳ thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Một số ít trường hợp có thể cảm thấy mệt mỏi, khát nước hoặc tiểu nhiều. 

1.4. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tuy các dấu hiệu của bệnh không rõ ràng nhưng bệnh lý này lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

Biến chứng cho mẹ:

Ảnh: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ có nguy cơ tăng huyết áp
Ảnh: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ có nguy cơ tăng huyết áp

Biến chứng cho thai:

1.5. Tiểu đường thai kỳ có hết không?

Tiểu đường thai kỳ là một thể bệnh tiểu đường khởi phát trong quá trình mang thai và thường tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, những người có tiền sử đái tháo đường thai kỳ thì sẽ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thực sự trong tương lai. Do đó, việc áp dụng một cách hợp lý các cách hạ đường huyết cho bà bầu thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập và một số phương pháp là vô cùng cần thiết. 

2. Một số cách hạ đường huyết cho bà bầu

Ảnh: Cách hạ đường huyết cho bà bầu
Ảnh: Cách hạ đường huyết cho bà bầu

2.1. Điều chỉnh chế độ ăn

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một trong những cách điều trị tiểu đường thai kỳ quan trọng nhất. Với những bà bầu mắc đái tháo đường mức độ nhẹ, chỉ cần thay đổi chế độ ăn đã hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh ở mức độ nặng hơn, bên cạnh việc sử dụng thuốc, một chế độ ăn hợp lý vẫn đóng vai trò quan trọng quyết định kết quả của quá trình điều trị. Hãy cùng đọc phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu rõ hơn về chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường.

2.1.1. Khẩu phần ăn cân đối

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường cần cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Mỗi bữa ăn cần đảm bảo cung cấp được 33 - 40% carbohydrate, 35 - 40% lipid và 20% protein.

2.1.2. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Bà bầu cần phân phối đều năng lượng trong một ngày. Bữa chính không cần ăn quá no vì sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột. Khoảng cách giữa các bữa ăn cũng không nên quá xa để tránh tình trạng hạ đường huyết. Cách tốt nhất là nên chia nhỏ các bữa trong ngày thành 3 bữa chính cùng 2 - 3 bữa phụ. 

Một lưu ý quan trọng khác là không được bỏ bữa vì ở thai phụ, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên để cung cấp cho cả thai nhi.

2.1.3. Lựa chọn thực phẩm hợp lý

Bà bầu tiểu đường nên ăn gì?

Các bà bầu nên ăn các thực phẩm ít làm tăng đường huyết như gạo lứt, củ quả, rau xanh, trái cây ít ngọt và các thực phẩm giàu dưỡng chất đồng thời cho sức khỏe như thịt nạc, cá, sữa không béo, yaourt, đậu phụ,...

Ảnh: Bà bầu nên ăn gạo lứt
Ảnh: Bà bầu nên ăn gạo lứt

Bà bầu tiểu đường không nên ăn gì?

Bà bầu nên cắt giảm các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như cơm, bánh phở, bún, bánh chưng, xôi nếp, bánh kẹo và một số hoa quả có hàm lượng đường cao như xoài, vải, dưa hấu,... Bà bầu cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất béo xấu như phủ tạng động vật, đồ chiên xào.

2.1.4. Uống đủ nước

Mỗi ngày tối thiểu nên uống 2 lít nước. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp mẹ bầu cân bằng lượng đường huyết đồng thời ngăn ngừa được nhiều biến chứng khi mang thai.

2.1.5. Thực đơn chi tiết cho mẹ bầu bị tiểu đường

Dưới đây là một thực đơn chi tiết cho người đái tháo đường thai kỳ:

Bữa sáng cho người tiểu đường: Vào buổi sáng, hormon thường có sự dao động dẫn tới việc kiểm soát đường máu trở nên khó khăn. Do đó, thành phần tinh bột trong bữa sáng nên ít hơn so với bữa trưa và tối. Ví dụ như: một bát nhỏ bún bò, phở bò kèm giá đỗ hoặc một đĩa salad mì ống hoặc một bát cháo yến mạch thịt bằm hoặc một lát bánh mì và một quả trứng ốp.

Ảnh: Bữa sáng với bún bò
Ảnh: Bữa sáng với bún bò

Bữa trưa và bữa tối: Phần tinh bột là 1 bát cơm (cơm gạo lứt tốt hơn cơm gạo trắng) hoặc là 2 lát bánh mì. Phần rau xanh là khoảng 350 gram như rau cải, rau muống, súp lơ hay củ thập cẩm. Phần chất đạm là 1 quả trứng hoặc 1 lạng thịt gà (bỏ da), thịt nạc, cá hoặc 200 gram đậu.

Một mẹo nhỏ cho các mẹ bầu là nên ăn rau trước rồi sau đó mới ăn tinh bột và chất đạm để giảm hấp thu đường.

Ăn bữa phụ sau bữa chính 2 giờ. Trong bữa phụ, mẹ bầu nên bổ sung các loại hoa quả ít đường như táo, lê, dâu tây, quả mâm xôi, bưởi, bơ, ổi, việt quất, dưa chuột,... Ví dụ như 1/2 quả cam, quýt; 1/2 quả ổi; 1/2 quả táo; 2-3 múi bưởi;... Mẹ bầu cũng có thể uống 1 cốc sữa chua không đường hoặc 200ml sữa tươi không đường trong một ngày.

2.2. Duy trì chế độ tập luyện phù hợp

Thường xuyên tập luyện các bài vận động nhẹ nhàng là một cách hạ đường huyết cho bà bầu hiệu quả. Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin - một nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ. 

Ảnh: Thường xuyên tập luyện để kiểm soát đường huyết
Ảnh: Thường xuyên tập luyện để kiểm soát đường huyết

Bên cạnh đó, tập thể dục giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng đồng thời làm hệ cơ trở nên săn chắc, hỗ trợ tim mạch, cải thiện sức khỏe xương, tránh táo bón và giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và stress trong quá trình mang thai thì tập thể dục cũng chính là một giải pháp hiệu quả.

Chế độ luyện tập ở mỗi thai phụ là khác nhau và cần có sự tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Nên luyện tập với cường độ vừa phải, không nên cố gắng khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào muốn. Bạn có thể tham khảo các phương pháp như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, bơi lội hay yoga, thiền...

2.4. Tiêm Insulin

Insulin là loại thuốc đầu tay trong điều trị đái tháo đường thai kỳ. Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nếu đã tuân thủ việc điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập mà vẫn không kiểm soát được lượng đường trong máu.

Insulin được dùng qua đường tiêm. Có rất nhiều loại Insulin với hàm lượng và thành phần phối hợp khác nhau. Tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ chọn lựa ra loại Insulin cũng như phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn nhất. Quá trình sử dụng thuốc Insulin cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh xảy ra tình trạng hạ đường huyết hoặc các biến chứng khác. 

Ảnh: Sử dụng Insulin điều trị đái tháo đường thai kỳ
Ảnh: Sử dụng Insulin điều trị đái tháo đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đồng thời tiếp tục duy trì chế độ ăn uống cũng như luyện tập hợp lý để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

2.5. Thường xuyên kiểm tra cân nặng

Việc kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý rất quan trọng trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ. Thai phụ nên tăng cân ở mức vừa phải, không nên tăng cân quá nhanh nhưng cũng không được để giảm cân trong quá trình mang thai. Kiểm tra cân nặng thường xuyên sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn của mình một cách phù hợp

2.6. Theo dõi chỉ số đường huyết

Người bị tiểu đường thai kỳ nên tái khám định kỳ và thường xuyên xét nghiệm đường máu. Qua việc thăm khám và các kết quả xét nghiệm này, bác sĩ sẽ điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc đồng thời đưa ra những lời khuyên hợp lý cho sức khỏe của bạn.

Ảnh: Thai phụ cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên
Ảnh: Thai phụ cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên

2.7. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu cũng là một xét nghiệm quan trọng với bà bầu bị tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao thì trong thành phần của nước tiểu cũng xuất hiện đường. Chính vì vậy, xét nghiệm nước tiểu cũng góp phần chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ và theo dõi kết quả của quá trình điều trị.

Xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện sự có mặt của Ketone trong nước tiểu - một thành phần xuất hiện trong quá trình đốt cháy chất béo để lấy năng lượng của cơ thể. Hoạt chất này gây ra nhiều tác động tiêu cực tới thai nhi. Do đó cần phát hiện kịp thời sự có mặt của nó để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Các mẹ bầu hãy áp dụng ngay các cách hạ đường huyết cho bà bầu trên đây để có một thai kỳ an toàn.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)