Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

20/06/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Căn bệnh tiểu đường đang ngày càng trở lên phổ biến, khiến nỗi lo sợ của mọi người về nó cũng ngày càng nhiều hơn. Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu cách phòng bệnh tiểu đường sao cho hiệu quả nhé.

1. Đôi nét về bệnh đái tháo đường

1.1. Bệnh đái tháo đường là gì?

Ảnh: Bệnh đái tháo đường là gì?
Ảnh: Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, biểu hiện qua tình trạng nồng độ đường máu tăng cao trong một thời gian dài. Các triệu chứng đái tháo đường điển hình bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và gầy nhiều không rõ lý do.

Xem thêm:

Bệnh đái tháo đường nếu chữa trị không kịp thời và đúng cách dễ gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường như hạ đường huyết hay hôn mê do nhiễm toan ceton rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó, các biến chứng mạn tính có thể kể đến bao gồm: suy thận mạn, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh lý võng mạc hay loét bàn chân.

1.2. Phân loại đái tháo đường

Dựa trên cơ chế bệnh sinh, người ta phân đái tháo đường thành 3 loại thường gặp sau:

Ảnh: Đái tháo đường thai kỳ
Ảnh: Đái tháo đường thai kỳ

1.3. Làm gì để biết mình mắc đái tháo đường hay không?

Các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường chỉ có giá trị gợi ý đến bệnh. Để chắc chắn mình có mắc đái tháo đường hay không, bạn cần đến bệnh viện để được làm các xét nghiệm cụ thể như sau:

1.4. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường

Qua nhiều nghiên cứu trên lâm sàng, các chuyên gia đã chỉ ra được những người có các yếu tố sau đây thuộc đối tượng nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường:

Yếu tố nguy cơ có thể can thiệp:

Ảnh: Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
Ảnh: Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Yếu tố nguy cơ không thể can thiệp:

2. Các cách phòng bệnh tiểu đường

2.1. Chế độ ăn hợp lý

2.1.1. Giảm đường và ngũ cốc tinh chế

Các loại đường và ngũ cốc tinh chế bao gồm:

Các thực phẩm được chế biến từ đường và ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, nước ngọt, bánh ngọt, đồ ăn vặt, mì ống, ngũ cốc ăn sáng,... được rất nhiều người ưa dùng. Trải qua quá trình chế biến, hầu hết các chất xơ cũng như các vitamin và khoáng chất trong đó đã bị loại bỏ khiến tỷ lệ đường tăng lên nhiều lần. Khi vào cơ thể, các loại thực phẩm này lại được hấp thu một cách dễ dàng, khiến lượng đường máu sau ăn tăng cao nhanh chóng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm từ đường và ngũ cốc tinh chế làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả là hãy thay thế chúng bằng các thực phẩm ít ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu.

Ảnh: Ăn giảm đường và ngũ cốc tinh chế là cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả 
Ảnh: Ăn giảm đường và ngũ cốc tinh chế là cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả 

2.1.2. Ăn tăng cường chất xơ

Ăn  nhiều chất xơ rất tốt cho sức khỏe đường ruột cũng như hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Nghiên cứu tiến hành trên những người cao tuổi, người thừa cân béo phì hay tiền tiểu đường cho thấy vai trò quan trọng của chất xơ trong việc giữ đường huyết ở mức ổn định.

Chất xơ thường được phân thành hai dạng:

Ảnh: Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Ảnh: Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Hầu hết những thức ăn chưa qua chế biến nguồn gốc thực vật đều rất giàu chất xơ. Hãy sử dụng các loại thực phẩm này hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

2.1.3. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Ăn quá nhiều thức ăn cùng lúc dễ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao hơn, đặc biệt ở những người có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng này.

Một nghiên cứu trong vòng 2 năm trên đối tượng là người bị tiền tiểu đường đã chỉ ra những người chia nhỏ khẩu phần ăn kèm theo chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn tới 46% so với những người vẫn giữ thói quen ăn uống như trước.

2.1.4. Hạn chế sử dụng các thức ăn chế biến sẵn

Ảnh: Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn để giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Ảnh: Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn để giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Một bước không thể thiếu để có một cơ thể khỏe mạnh là giảm thiểu việc sử dụng các thức ăn chế biến sẵn. Bởi lẽ chúng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm bao gồm các bệnh lý tim mạch, tiểu đường,...

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, ngũ cốc tinh chế và các chất phụ gia làm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên 30%. Vì vậy, cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả là hãy cắt giảm các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe này ngay từ hôm nay.

2.1.5. Phòng bệnh đái tháo đường bằng nước lọc

Uống nhiều nước, nhất là uống ngay trước bữa ăn giúp bạn nhanh cảm thấy no, làm hạn chế lượng calo cũng như lượng đường nạp vào cơ thể. Từ đó giúp bạn kiểm soát chỉ số đường huyết một cách dễ dàng.

Các nghiên cứu về tác động của đồ uống có đường tới người bệnh đái tháo đường cho thấy nước trái cây hay những đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo đều không có lợi cho việc phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngược lại, thường xuyên uống nhiều nước lại giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, an toàn đồng thời tăng độ nhạy với Insulin của cơ thể.

Ảnh: Uống nhiều nước lọc giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Ảnh: Uống nhiều nước lọc giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

2.1.6. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D mang đến khả năng kiểm soát đường huyết rất tốt. Khi vào cơ thể, vitamin này giúp cải thiện khả năng sử dụng Insulin của tế bào, đường huyết được duy trì ở mức an toàn, nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường cũng vì thế mà giảm đáng kể.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng những người không được cung cấp vitamin D đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn người bình thường 43%. Đặc biệt ở những trẻ em được bổ sung đầy đủ vitamin D thì tỉ lệ mắc đái tháo đường typ 1 giảm tới 78%. Theo khuyến cáo, hàm lượng vitamin D trong máu tốt nhất nên duy trì ở ngưỡng 30 ng/ml (75mmol/l). 

 Chính vì vậy, việc ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin D như dầu oliu, cá có nhiều mỡ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách trực tiếp vào những thời điểm thích hợp trong ngày để tăng hiệu quả hấp thu và sử dụng vitamin D của cơ thể.

Mỗi ngày, bạn nên bổ sung từ 2.000 - 4.000 IU vitamin D vào thực đơn để phòng chống bệnh tiểu đường cho cả bản thân và gia đình nhé.

2.2. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao

Ảnh: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để phòng bệnh tiểu đường
Ảnh: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để phòng bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường luyện tập thể dục thể thao cũng là cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Tập thể dục giúp cho các tế bào trong cơ thể tăng độ nhạy cảm với Insulin, giúp Insulin phát huy tối đa tác dụng của nó trong việc điều hòa đường huyết của cơ thể. Điều này chỉ đạt được khi bạn thường xuyên luyện tập với lượng calo được đốt cháy trung bình khoảng 2000 calo mỗi tuần.

Nghiên cứu trên đối tượng là những bệnh nhân tiền tiểu đường cho thấy  tập luyện thể thao nhẹ nhàng làm tăng độ nhạy với Insulin của tế bào lên 51% so với bình thường. Đặc biệt, hiệu quả này còn có thể lên tới 85% nếu bạn tập luyện với cường độ mạnh. Tuy nhiên, tác động tích cực này chỉ xảy ra vào các ngày người đó tập thể dục.

Mặc dù đã được chứng minh là có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nhưng việc lựa chọn được chế độ luyện tập phù hợp cũng vô cùng cần thiết. Điều này góp phần quyết định hiệu quả phòng chống bệnh có đạt được hay không hoặc thậm chí làm nảy sinh những vấn đề sức khỏe khác nếu bạn không có một chế độ tập hợp lý. Bạn cần cân nhắc những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, aerobic hay những bài tập thể hình ở cường độ cao tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2.3. Kiểm soát cân nặng

Ảnh: Kiểm soát cân nặng để đẩy lùi bệnh tiểu đường
Ảnh: Kiểm soát cân nặng để đẩy lùi bệnh tiểu đường

Như đã trình bày ở trên, thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, những người đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường thường có xu hướng tích lũy mỡ thừa vùng bụng, ở xung quanh các cơ quan nội tạng điển hình là gan, hình thành nên chất béo nội tạng.  Loại chất béo này là một trong những cơ chế chính làm tăng tình trạng kháng Insulin, khiến cơ thể không sử dụng được hormon này, cản trở hoạt động điều hòa đường huyết.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 1000 người tiền tiểu đường đã chỉ ra cứ giảm 1kg cân nặng thì sẽ giảm 16% nguy cơ mắc tiểu đường. Đặc biệt, nếu trọng lượng của cơ thể được đưa về mức hợp lý thì khả năng mắc bệnh có thể giảm tới 96%. Chính vì vậy, việc giảm cân là một cách phòng bệnh tiểu đường và nhiều căn bệnh khác hết sức hiệu quả.

Căn bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì thế, việc tìm hiểu và áp dụng các cách phòng bệnh tiểu đường sao cho hợp lý là một phương pháp an toàn mà hiệu quả giúp bạn và người thân trong gia đình chủ động đẩy lùi được căn bệnh này.

Như vậy, bài viết trên đã giúp các độc giả hiểu rõ hơn về cách phòng bệnh tiểu đường. Hãy liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn kỹ hơn và dùng thảo dược thiên nhiên để phòng ngừa biến chứng này nhé!

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)