Cây an xoa liệu có chữa khỏi tiểu đường, huyết áp không? Xem ngay

31/07/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Cây an xoa là dược liệu quý đã được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như tiểu đường, tăng huyết áp, xơ gan,... Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nó trong bài viết ngay sau đây nhé.

Ảnh: Tìm hiểu về cây an xoa
Ảnh: Tìm hiểu về cây an xoa

1. Đôi nét về cây an xoa

1.1. Cây an xoa là cây gì?

Danh pháp khoa học: Helicteres hirsuta Lour

Thuộc họ: Sterculiaceae

Tên gọi khác: Thâu kén lông, Cây dó lông, Tổ kén cái

1.2. Đặc điểm hình dạng

  • Cây an xoa là loại cây bụi với chiều cao trung bình từ 1 - 3m, thân hình trụ, phân nhánh, có lông bao phủ quanh thân và cành.
  • Lá cây an xoa hình xoan, chiều dài từ 5 - 17cm, chiều rộng từ 2,5 - 7,5cm, phần gốc cụt hoặc có hình tim, phần đầu thon lại tạo thành hình mũi nhọn. Mặt dưới lá có màu trắng, cả 2 mặt đều được phủ lông hình sao.
  • Hoa an xoa mọc thành cụm. Cụm hoa gồm nhiều bông ngắn, đơn hoặc xếp đôi ở các nách lá. Hoa có màu đỏ hoặc hồng, cuống hoa có khớp, các lá bắc kèm theo dễ rụng. Hoa gồm 5 cánh, nhị 10, có vân đỏ, nhị lép bằng chỉ nhị, bầu hoa có nhiều gợn, mỗi lá noãn chứa 25 - 30 noãn.
  • Quả an xoa thuộc dạng quả nang, hình trụ nhọn hay lăng trụ, bên trong chứa nhiều hạt. Thời gian ra hoa kết quả của dược liệu này thường rơi vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 11.
Ảnh: Hình ảnh cây an xoa
Ảnh: Hình ảnh cây an xoa

1.3. Phân bố

Trên thế giới, cây phân bố chủ yếu ở phía Nam Trung Quốc và một số quốc gia Nam Á như Ấn Độ, Philippine, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và cả Việt Nam.

Tại Việt Nam, thường bắt gặp loài cây này trên các đồi cây bụi, ven rừng, trong rừng thưa. Cây mọc khắp từ miền Bắc cho tới miền Nam, tuy nhiên, khu vực phân bố nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Lâm Đồng và Bình Phước.

1.4. Bộ phận sử dụng, cách thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận sử dụng: Hầu hết bộ phận của cây, bao gồm thân, cành và lá đều được sử dụng làm thuốc.

Thu hái: Có thể thu hoạch cây quanh năm. Nhưng thời điểm tốt nhất để thu được dược liệu này với dược tính cao là vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.

Cách chế biến dược liệu: Cây an xoa chỉ có thể sử dụng sau khi đã được sao vàng hạ thổ theo các bước sau đây:

Bảo quản: Bảo quản dược liệu trong bình thủy tinh có nắp kín, đặt nơi khô ráo, thoáng mát. 

Ảnh: Cần bảo quản cây an xoa khô đúng cách
Ảnh: Cần bảo quản cây an xoa khô đúng cách

1.4. Cách dùng

Cây an xoa uống tươi có được không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, câu trả lời là không bởi vì khi dùng tươi sẽ không thể loại bỏ được lớp lông ở trên phần thân, cành và lá cây. Lớp lông này có thể khiến người sử dụng gặp phải tình trạng ngứa, rát họng khi uống.

Do đó, người ta cần sao vàng hạ thổ dược liệu này theo các bước như đã trình bày ở phần trên của bài viết. Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ lớp lông, giảm kích ứng mà còn có tác dụng điều hòa âm dương, từ đó phát huy tối đa tác dụng của dược liệu. 

Cây an xoa sau khi đã sao vàng sẽ được sử dụng để sắc nước uống. Người bệnh có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp nó cùng các dược liệu khác tùy vào mục đích điều trị.

Cần chú ý không sử dụng dạng ngâm rượu, nhất là khi cần sử dụng cây an xoa để chữa bệnh gan. Sở dĩ như vậy là bởi rượu chính là một trong những tác nhân chính khiến các vấn đề ở gan trở nên trầm trọng hơn.

1.5. Thành phần hóa học

Trong cây an xoa chứa nhiều dược chất quý có lợi cho sức khỏe, có thể kể đến như:

Ảnh: An xoa chứa nhiều dược chất quý
Ảnh: An xoa chứa nhiều dược chất quý

2. Cây an xoa có tác dụng gì?

Với thành phần chứa nhiều dược chất quý như trên, người ta sử dụng cây an xoa trị bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay 8 tác dụng của cây an xoa trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

2.1. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Các nghiên cứu đã tìm ra trong thành phần của cây an xoa nhiều hoạt chất có khả năng điều hòa lượng đường trong máu. Chính vì vậy, đây được xem là một trong những thảo dược hạ đường huyết mà người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua.

2.2. Kiểm soát huyết áp

Một trong những công dụng của cây an xoa mà ít ai biết đến chính là khả năng điều trị bệnh huyết áp cao. Không chỉ vậy, thảo dược này còn giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng do tăng huyết áp gây ra như tai biến mạch máu não, suy tim hay nhồi máu cơ tim.

Ảnh: Cây an xoa giúp kiểm soát huyết áp
Ảnh: Cây an xoa giúp kiểm soát huyết áp

2.3. Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan

Các biểu hiện thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn hoặc chảy máu cam có thể là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh xơ gan. Các dược chất trong cây an xoa có khả năng phục hồi và tái tạo các tế bào gan, từ đó làm lành các tổn thương. Nó cũng giúp duy trì tính ổn định của cấu trúc gan, từ đó cải thiện nhanh chóng tình trạng xơ gan.

2.4. Điều trị chứng viêm gan

Cây an xoa giúp điều trị viêm gan virus B và C hiệu quả bởi trong thành phần của nó có chứa nhiều hợp chất giúp ngăn cản sự xâm nhập và phát triển của các virus, vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng ức chế quá trình viêm nhiễm.

2.5. An thần, cải thiện giấc ngủ

Người uống nước an xoa sẽ cảm thấy tinh thần thư giãn, thoải mái. Nhờ vậy mà người bệnh sẽ có một giấc ngủ dễ dàng hơn và sâu hơn. Cây an xoa là dược liệu phù hợp cho những người mắc chứng mất ngủ lâu ngày, dễ tỉnh giấc hoặc khó đi vào giấc ngủ.

Ảnh: Cây an xoa giúp cải thiện giấc ngủ
Ảnh: Cây an xoa giúp cải thiện giấc ngủ

2.6. Trị mụn nhọt

Nhờ đặc tính thanh nhiệt và thải độc gan mà những người đang bị mụn nhọt do nóng gan hoặc do chức năng gan suy giảm có thể dùng thảo dược này để điều trị một cách hiệu quả các tình trạng trên. Chức năng gan được cải thiện sẽ góp phần giảm bớt các mụn nhọt trên da.

2.7. Giảm nguy cơ ung thư

Hợp chất Lignan có trong thảo dược này đặc biệt là Alkaloid có hoạt tính ức chế sự hình thành và nhân lên của tế bào ung thư phổi, vú và ung thư tuyến tiền liệt. Cao chiết xuất từ cây còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan do có chứa hoạt chất gây độc cho tế bào Hep-G2, một loại tế bào gây ung thư gan.

2.8. Hỗ trợ giảm cân

Khả năng này đến từ đặc tính nhuận trường, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cây thuốc an xoa. Bên cạnh nó, nó cũng giúp tăng cường quá trình đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể, từ đó giúp quá trình giảm cân, giảm mỡ bụng đạt hiệu quả nhanh chóng.

Ảnh: Cây an xoa hỗ trợ giảm cân
Ảnh: Cây an xoa hỗ trợ giảm cân

3. Một số bài thuốc dân gian từ cây an xoa

Cây an xoa là dược liệu xuất hiện nhiều trong các bài thuốc sắc để lấy nước uống. Người ta có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp cũng các thảo dược khác nhằm gia tăng dược tính. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng từ thảo dược này để bạn tham khảo:

3.1. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ cây an xoa

Chuẩn bị: An xoa, dây thìa canh, cà gai leo mỗi vị 50g; 20g lá neem Ấn Độ

Cách làm: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu trên rồi nấu cùng 800ml nước, đun đến khi cô cạn còn một nửa lượng nước ban đầu thì tắt bếp. Lọc lấy nước, sử dụng để uống trước bữa ăn.

Ảnh: Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường từ cây an xoa
Ảnh: Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường từ cây an xoa

3.2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan

Bài thuốc 1: 

Bài thuốc 2:

Bài thuốc 3:

Bài thuốc 4:

Bài thuốc 5:

Ảnh: Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan từ cây an xoa
Ảnh: Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư gan từ cây an xoa

3.3. Bài thuốc chữa xơ gan

Chuẩn bị: 50g An xoa, 20g Bán chỉ liên, 30g Cà gai leo

Cách làm: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu trên rồi sắc cùng 1,5 lít nước; đun trong vòng 15 phút rồi tắt bếp. Lọc lấy nước, sử dụng để uống sau bữa ăn.   

3.4. Bài thuốc trị viêm gan B

Chuẩn bị: 50g an xoa đã sao vàng hạ thổ, 30g cà gai leo, 10g rễ cây mật nhân.

Cách làm: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu trên rồi nấu cùng 1,5 lít nước, đun đến khi cô cạn còn khoảng 700ml nước thì tắt bếp.

4. Tác dụng phụ của cây an xoa

Là thảo dược từ thiên nhiên nên loại cây này được xem là tương đối lành tính nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số tình trạng sau:

Ảnh: Sử dụng cây an xoa không đúng cách gây một số tác dụng phụ
Ảnh: Sử dụng cây an xoa không đúng cách gây một số tác dụng phụ

5. Đối tượng nào không nên sử dụng cây an xoa

Tuy được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau nhưng loại cây này không thích hợp cho một vài trường hợp sau:

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây an xoa rồi đúng không? Hãy sử dụng dược liệu này đúng cách, đúng đối tượng để quá trình điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)