Tác dụng của vị thuốc đậu chiều chữa ho, tiểu đường, cảm sốt

19/06/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Đậu chiều chắc hẳn là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là một thảo dược mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, giúp điều trị tiểu đường, ban sởi, hạ sốt,... hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về loại cây này, hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết này nhé.

Ảnh: Tìm hiểu về đậu chiều
Ảnh: Tìm hiểu về đậu chiều

1. Giới thiệu chung về cây đậu chiều

1.1. Đậu chiều là gì?

Đậu chiều là loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), có danh pháp khoa học là Cajanus cajan (L) Millsp. Tại Việt Nam, người ta còn gọi nó bằng nhiều cái tên khác như Đậu săng, Đậu chè, Đậu cọc rào, Thứa mạy (người Tày) hay Mộc đậu.

1.2. Đặc điểm hình dạng cây đậu chiều

Cây đậu chiều có kích thước nhỏ, chiều cao trung bình từ 1 - 3m. Cành có các cạnh lồi, hình trụ và có lớp lông ngắn bao phủ.

Lá đậu chiều là loại lá kép, mọc so le nhau với 3 lá chét nguyên có hình mũi mác, chiều dài trung bình từ 7 - 10cm, chiều rộng trung bình từ 1,5 - 3,5cm. Lá chét ở vị trí tận cùng lớn hơn, phần đầu rất nhọn, phần gốc tròn hoặc hơi thuôn. Cả 2 mặt lá đều có một lớp lông mềm, mặt dưới trắng nhạt, mặt trên có màu lục sẫm, các gân nổi rõ. Cuống chung dài khoảng 2,5cm, lá kèm nhỏ.

Hoa đậu chiêu mọc thành cụm, cụm hoa thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa có màu đỏ hoặc vàng với 4 răng đều, đài và bầu có lông. Mùa hoa thường vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.

Quả đậu chiều dẹt, có lông, phần đầu hình mũi nhọn, mỗi quả có từ 3 - 5 hạt. Hạt đậu chiều lồi lên rất rõ, hình cầu hơi dẹt và có màu vàng nâu.

Ảnh: Hình ảnh cây đậu chiều
Ảnh: Hình ảnh cây đậu chiều

1.3. Phân bố

Đậu chiều có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau phát triển dần sang các nước khu vực Đông Nam Á cách đây hàng ngàn năm. Ở châu Phi, cây có mặt từ 2000 năm trước Công nguyên. Cùng với những cuộc chinh phục, buôn bán nô lệ, cây đậu chiều được đưa tới châu Mỹ và một số quốc gia khác ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nơi có sự tập trung cao của loài này vẫn là phía Đông châu Phi và vùng Ấn Độ. Ở những nơi này, hiện nay vẫn còn tồn tại một số quần thể trồng và mọc tự nhiên.

Tại Việt Nam, cả 5 loài thuộc chi Cajanus DC. đều là cây trồng, nếu xuất hiện trong tự nhiên là do hiện tượng hoang dại hóa. Đậu chiều được trồng từ lâu đời ở khắp nơi trên đất nước ta, đặc biệt là vùng Đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh trung du và núi thấp. Đây là loại cây nhiệt đới điển hình, thích nghi với những vùng có quang chu kỳ lớn ở gần xích đạo. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây là từ 18 - 35 độ, lượng mưa từ 600 - 1000mm/năm. Những vùng trồng nhiều đậu chiều tại miền Bắc là Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,...

1.4. Thành phần hóa học trong cây đậu chiêu

Theo nghiên cứu, mỗi bộ phận của cây đậu chiều lại có các thành phần hóa học khác nhau. Cụ thể như sau:

Hạt đậu chiều:

Ảnh: Đậu chiều chứa nhiều hoạt chất quý
Ảnh: Đậu chiều chứa nhiều hoạt chất quý

Lá đậu chiều:

Ngoài ra, người ta còn thấy trong cây có các chất vô cơ Ca, Mg, K, các triterpen alcol, acid pantothenic, acid phytic, 3 0X0 steroid và biotin.

1.5. Bộ phận sử dụng, cách thu hái, chế biến, bảo quản

2. Đậu chiều có công dụng gì?

Như đã trình bày ở trên, mỗi bộ phận của cây đậu chiều lại có thành phần hóa học khác nhau. Do đó, tác dụng của cây đậu chiều cũng khác nhau tùy từng bộ phận. Cụ thể như sau:

Cao chiết xuất từ hạt đậu chiều được chứng minh là có khả năng kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường. 

Bên cạnh đó, hạt đậu chiều còn là nguồn protein tự nhiên giàu dinh dưỡng với các acid amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Chính vì vậy, đây là một loại thực phẩm được người dân tại nhiều quốc gia ưa chuộng, đặc biệt là ở Ấn Độ.

Ảnh: Hạt đậu chiều hỗ trợ điều trị tiểu đường
Ảnh: Hạt đậu chiều hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hạt và rễ cây đậu chiều được sử dụng làm thuốc điều trị chứng đái đêm, tiêu thũng, giải độc và hạ sốt. Rễ cây đậu chiêu thái miếng rồi nhai và ngậm trong miệng trị ho, viêm họng.

Lá đậu chiều có chứa tới 1,3% tanin catechin - một hợp chất có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn khác nhau, điển hình là  Escherichia piracoli, Staphylococcus aureus, Shigella flexneri, Escherichia coli, Citrobacter diversus, Salmonella enteritidis, Klebsiella pneumoniae,...

Do vậy, người dân ở Rwanda (Trung Phi) sử dụng lá đậu chiều để điều trị viêm phổi, bệnh lậu, người dân ở Senegal sử dụng trong điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy và người dân ở Haiti thì sử dụng để chữa đau răng bằng cách lấy nước sắc từ lá cây súc miệng hoặc đem giã nát rồi xát vào lợi.

Ảnh: Lá đậu chiều có đặc tính sát khuẩn
Ảnh: Lá đậu chiều có đặc tính sát khuẩn

Ở nước ta, có nhiều nơi trồng đậu chiêu làm dược liệu. Người ta lấy rễ làm thuốc hạ sốt, tiêu thũng giải độc, trị chứng đái đêm. Hạt ngoài các tác dụng như rễ thì còn được sử dụng để chữa cảm, ho và nhức mỏi gân cốt. Lá sử dụng để gây nôn trong trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu, sắc uống để điều trị lỵ hoặc nấu nước tắm chữa bệnh ngoài da. 

cây đậu chiều được trồng tại nhiều nơi để làm dược liệu hoặc lấy hạt làm thực phẩm (làm tương hoặc nấu chè), làm cây chủ để thả cánh kiến đỏ, chăn nuôi gia súc. Nhiều nơi trồng đậu chiêu để làm hàng rào cây cải tạo đất, cây phân xanh hoặc làm cây tạo bóng. 

3. Các bài thuốc trị bệnh từ cây đậu chiều

Qua phần trên, có thể thấy cây đậu chiều mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay một số bài thuốc đơn giản, dễ làm từ cây đậu chiều để điều trị các bệnh lý thường gặp hiện nay nhé.

3.1. Bài thuốc trị tiểu đường

Để điều trị tiểu đường, người bệnh cần chuẩn bị hạt đậu chiều, chuối hột xanh và khoai lang đỏ mỗi loại 30g. Sắc lấy nước uống đều đặn hàng ngày. Chỉ cần kiên trì như vậy một thời gian kết hợp với việc sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập một cách khoa học là bạn có thể kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

Ảnh: Bài thuốc trị tiểu đường từ đậu chiều
Ảnh: Bài thuốc trị tiểu đường từ đậu chiều

Ngoài ra, người tiểu đường nên phối hợp sử dụng các loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường để ổn định đường huyết và không gây hại cho sức khỏe như dây thìa canh, giảo cổ lam,... Quý khách xem ngay 2 dược liệu hàng đầu cải thiện bệnh tiểu đường tại bài viết dưới đây:


3.2. Bài thuốc trị ban sởi

Chuẩn bị lá đậu săng, hậu phác, hương phụ sao, củ bồ bồ, trần bì lâu năm, hoa kinh giới và lá bạc hà mỗi loại 100gr. Trộn đều tất cả các vị thuốc rồi tán thành bột cho thật nhuyễn. 

Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy một muỗng nhỏ (nửa muỗng đối với trẻ em) pha vào cốc nước, mỗi ngày uống 2 hoặc 3 lần. Vị thuốc này hiệu quả với những người bị sởi kèm theo các triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy.

3.3. Chữa cảm sốt, mụn nhọt

Dược liệu đậu chiêu là một vị thuốc lành tính, đảm bảo an toàn kể cả trong điều trị cho trẻ nhỏ. Để chữa cảm sốt hay mụn nhọt ở trẻ, bạn có thể dùng 15gr rễ đậu chiều, sài đất và kim ngân hoa mỗi loại 10g. Sắc lấy nước uống đều đặn hàng ngày cho tới khi các triệu chứng bệnh hết hẳn.

3.4. Đậu chiều trị tiêu chảy

Đậu chiều giúp điều trị chứng tiêu chảy một cách hiệu quả. Để áp dụng bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị 100g lá đậu chiều, 100g lức cây, 100g trần bì lâu năm, 100g hoa kinh giới, 100g củ bồ bồ và 100g lá bạc hà. Hòa chung các vị, tán thành bột nhuyễn. Mỗi lần sử dụng lấy 1 muỗng cà phê (trẻ em chỉ dùng nửa liều). Mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần.

3.5. Đậu chiều trị cảm, ho, sưng đau họng

Để làm giảm tình trạng cảm. ho hay sưng đau họng, người bệnh có thể lấy bột rễ cây đậu chiều, bột rễ cây xạ can và một ít phèn chua. Hòa hỗn hợp trên với nước sôi để nguội, ngậm trong miệng (không được nuốt) hoặc sử dụng hạt đậu chiều đã sao vàng sắc nước uống.

Ảnh: Bài thuốc trị ho từ đậu chiều
Ảnh: Bài thuốc trị ho từ đậu chiều

4. Lưu ý khi sử dụng cây đậu chiều

Mặc dù đậu chiều được đánh giá là dược liệu tương đối lành tính và an toàn nhưng nếu sử dụng nó không đúng cách vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng bất lợi với cơ thể. Để hạn chế các tác hại của đậu chiều và tận dụng được các lợi ích với sức khỏe từ thảo dược này, người sử dụng cần lưu ý một số điều sau:

Ảnh: Kiên trì sử dụng đậu chiều để có hiệu quả tốt nhất
Ảnh: Kiên trì sử dụng đậu chiều để có hiệu quả tốt nhất

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về cây đậu chiều rồi đúng không. Hãy sử dụng đậu chiều đúng cách để tận dụng được những lợi ích với sức khỏe từ loài cây này nhé.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)