Cây gắm có tác dụng gì? Dây gắm có chữa khỏi gout không?

09/03/2023

Cây gắm từ lâu đã được Đông y đánh giá là dược liệu quý, được đưa vào nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh lý thường gặp, trong đó có bệnh gout. Vậy cây gắm có tác dụng gì, cách dùng ra sao? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dược liệu này nhé.

1. Những thông tin hữu ích về cây gắm có thể bạn chưa biết

1.1. Cây gắm là cây gì?

Ảnh: Cây gắm là cây gì?
Ảnh: Cây gắm là cây gì?

Tên khoa học: Gnetum montanum

Thuộc họ: Dây gắm (Gnetaceae)

Tên gọi khác: Cây dây gắm, Dây sót, Dây mấu, Dây gắm lót, Vương tôn,...

1.2. Mô tả dược liệu cây gắm

  • Cây dây gắm thuộc chi thực vật hạt trần, họ thân leo với chiều dài trung bình từ 10 - 14m. Thân cây gắm to, có nhiều mấu, vỏ màu nâu đen, đôi khi có thể róc ra thành từng mảng, cành cây phình lên ở những đốt.
  • Lá cây gắm mọc đối xứng nhau, dáng thuôn, chiều dài khoảng 30cm, chiều rộng khoảng 10cm. Lá dày và nhẵn, đầu lá nhọn, mặt trên đậm màu và bóng, mặt dưới nhạt màu.
  • Hoa dây gắm là loại hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái mọc khác gốc. Hoa đực thường mọc ở các mấu của cành tạo thành từng dài với chiều dài trung bình 8cm, phân nhánh 2 lần. Hoa cái mọc thành từng chùm, phân nhánh từ 2 - 3 lần thành những vòng lá noãn thưa, mỗi vòng có khoảng 7 - 10 lá noãn.
  • Quả cây gắm có hình bầu dục, phần cuống ngắn, vỏ ngoài nhẵn bóng, được bao phủ bởi một lớp sáp bóng. Khi chín quả chuyển dần sang màu vàng đỏ, phần đầu hơi nhọn, hạt to.
Ảnh: Hình ảnh cây gắm
Ảnh: Hình ảnh cây gắm

1.3. Phân bố dây gắm

Cây gắm là loài thực vật sinh trưởng và phát triển tốt tại những nơi có nhiều bóng râm, độ ẩm cao và khí hậu mát mẻ quanh năm. Vì vậy, thảo dược này được tìm thấy chủ yếu tại những khu vực rừng núi cao ở phía Bắc nước ta. Đây là loài cây mọc hoang, phần thân quấn chặt vào những cây cổ thụ ở trong rừng.

Cây gắm phân bố tập trung ở những vùng núi cao có khí hậu lạnh như Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang,... Trong y học cổ truyền, cây dây gắm mang đến rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, gout, viêm khớp,...

1.4. Bộ phận sử dụng, thu hái, sơ chế, bảo quản

Bộ phận sử dụng: Tất cả các bộ phận của cây dây gắm đều mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Trong đó, bộ phận thường được sử dụng làm thuốc là phần thân và rễ của cây.

Thu hái: Có thể thu hoạch dược liệu quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa thu đông hàng năm. Đây là thời điểm cây gắm đã ra hoa và kết trái, tỷ lệ dược tính trong cây là cao nhất.

Sơ chế, bảo quản: Sau khi thu hái về, đem dược liệu đi rửa sạch rồi thái lát mỏng. Phơi hoặc sấy cho khô hoàn toàn, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần.

1.5. Thành phần hóa học của cây gắm

Ảnh: Thành phần hóa học của cây gắm
Ảnh: Thành phần hóa học của cây gắm

Tiến hành phân lập cây gắm, người ta thu được các thành phần hóa học quan trọng như: 2-hydroxy-3-methoxy-4-methyl carbon pyrrole, N,N-dimethylethanolamine, 4′-trihydroxy-4 methoxy benzyl ether, 4′-trihydroxy-4 methoxy dibenzyl ether, B Sitosterol, 3diphenylpyrrole, 2-hydroxy-3-methoxy methyl-4- methoxycarbonyl pyrrole, axit ursolic, daucosterol, dl-de methyl coclaurin,...

Bên cạnh đó, từ dịch chiết Ethanol của loài cây dây gắm trồng tại Yên Bái, các chuyên gia đã xác định được 4 hợp chất thuộc nhóm stibenoid, bao gồm gentifol E, cis-resveratrol, trans-pinosylvin, gnetifolin A,...

Nhờ vào những thành phần hóa học trên mà cây gắm được các chuyên gia đánh giá là một dược liệu mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị một số bệnh lý thường gặp hiện nay.

2. Cây gắm có tác dụng gì?

Ảnh: Cây gắm có tác dụng gì?
Ảnh: Cây gắm có tác dụng gì?

Theo Đông y, dây gắm là vị thuốc có tính bình, vị đắng, có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng và giải độc hiệu quả. Đặc biệt, phần thân và rễ của cây gắm có chứa nhiều dược chất hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp hiệu quả. Cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để hiểu rõ hơn về công dụng của cây gắm nhé.

2.1. Tác dụng của cây gắm trong điều trị bệnh gout

Theo y học hiện đại, bệnh gout là một dạng viêm khớp gây ra bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa purin, làm acid uric lắng đọng và gây ra tình trạng sưng, viêm tại các khớp, mà thường gặp nhất là ngón chân cái. Trong khi đó, theo Đông y, gout hay còn gọi là thống phong được xem là hậu quả gây ra bởi sự suy giảm chức năng của gan, thận, khiến khả năng đào thải các chất độc hại trong đó có acid uric qua đường tiết niệu giảm theo.

Khi các tinh thể urat lắng đọng tại khớp xương nào sẽ dẫn đến triệu chứng sưng viêm, tấy đỏ tại khớp xương đó, gây khó chịu cho người bệnh đồng thời cản trở việc đi lại sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tàn phế, suy thận,...

Nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây gắm đã chứng minh được thảo dược này có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do gout gây ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng thảo dược này thường xuyên còn giúp hạn chế nguy cơ tái phát các cơn gout cấp.

Ảnh: Cây gắm hỗ trợ điều trị gout
Ảnh: Cây gắm hỗ trợ điều trị gout

Kết quả thống kê cho thấy, các tinh chất chiết xuất từ dây gắm mang đến hiệu quả cao trong việc hỗ trợ làm giảm sưng khớp, giảm đau (đánh giá thông qua chỉ số Ritchie), hỗ trợ làm giảm acid uric. Hiệu quả này đạt tới 88,33%.

2.2. Các tác dụng khác của cây gắm

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cây gắm có công dụng gì thì dưới đây là một số công dụng nổi bật khác của thảo dược này để bạn tham khảo:

Ảnh: Tác dụng của cao gắm
Ảnh: Tác dụng của cao gắm

Đến đây, bạn đã biết cây gắm có tác dụng gì rồi đúng không?

3. Một số bài thuốc từ cây gắm

Dây gắm chữa bệnh gì, sử dụng dây gắm như thế nào? Hãy cùng Dược Kiên Minh tìm hiểu ngay một số bài thuốc thông dụng từ thảo dược này nhé.

3.1. Bài thuốc trị gout

Từ lâu, người dân Yên Bái đã biết sử dụng dây gắm để điều trị bệnh gout. Cách sử dụng tương đối đơn giản, chỉ cần đun phần rễ và thân dây gắm đã phơi khô với nước sau đó có thể uống thay nước hàng ngày. Bên cạnh cách sắc thuốc đơn thuần, người dân còn cô đặc tinh chất từ dây gắm để làm thành cao gắm. Mỗi lần sử dụng, chỉ cần lấy một ít cao pha loãng với nước là có thể uống ngay, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

3.2. Bài thuốc trị phong thấp

Chuẩn bị: Rễ cây gắm, rễ cà gai leo, rễ cây tầm xuân, vỏ cây chân chim, rễ cây cỏ xước, mỗi vị 20g. 

Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ dược liệu sau đó đem sắc cùng 500ml nước. Đun lửa nhỏ đến khi cô cạn còn lại khoảng 200ml thì tắt bếp. Kiên trì sử dụng tối thiểu 15 ngày, mỗi ngày sử dụng 2 lần.

Ảnh: Bài thuốc trị phong thấp từ dây gắm
Ảnh: Bài thuốc trị phong thấp từ dây gắm

3.3. Bài thuốc trị đau nhức gân xương

Chuẩn bị: Rễ gắm, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, rễ bươm bướm, rễ bưởi bung, rễ ô dược, rễ bạch đồng nữ, rễ tầm xuân, rễ cỏ xước, tầm gửi dâu rễ xích đồng nam, vỏ cây hoa dẻ, rễ rung rúc.

Cách thực hiện: Tất cả dược liệu đem thái nhỏ, phơi khô sau đó ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong tối thiểu 15 ngày. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ. Kiên trì sử dụng một thời gian sẽ thấy tình trạng đau nhức gân xương cải thiện đáng kể.

3.3. Bài thuốc trị sốt rét

Chuẩn bị: Dây gắm, cây chó đẻ, hà thủ ô, thảo quả, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, ô mai, dây cóc, hạt cau.

Cách thực hiện: Sắc toàn bộ dược liệu trên thành thuốc uống, mỗi ngày 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu bệnh không thuyên giảm có thể kết hợp thêm sài hồ.

3.4. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Chuẩn bị: Rễ gắm, ích mẫu, lá đuôi lươn, nhân trần, bạch đồng nữ, nghệ đen 

Cách thực hiện: Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày uống 1 thang. Kiên trì sử dụng một thời gian sẽ thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt cải thiện đáng kể đồng thời giảm đau bụng vào kỳ kinh nguyệt.

3.5. Bài thuốc trị bệnh xương khớp

Chuẩn bị: Rễ dây gắm, cấu tích, tỳ giải, lá ké, quán chúng, ngưu tất, cốt toái bổ, thạch lựu, hy thiêm, ngũ gia bì.

Cách thực hiện: Đem toàn bộ dược liệu đi sấy khô sau đó tán thành bột rồi vo viên. Khi uống, có thể kết hợp với nước gừng hoặc ngâm rượu.

Ảnh: Bài thuốc trị bệnh xương khớp từ cây gắm
Ảnh: Bài thuốc trị bệnh xương khớp từ cây gắm

3.6. Bài thuốc trị mệt mỏi, ăn kém, vàng da

Chuẩn bị: 25g rễ gắm, 15g nghệ đen, 8g ngài cứu, 12g nhân trần, 20g ích mẫu, 10g hương phụ.

Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm. Sắc thuốc ngày 2 lần, dùng liên tiếp trong vòng 10 ngày.

4. Những lưu ý khi sử dụng cây gắm cho người bệnh gout

Tuy cây gắm rất tốt với người bệnh gout, nhưng cũng như bất kỳ thảo dược nào khác, khi sử dụng đều cần phải lưu ý một số điểm nhất định để tận dụng được tối đa hiệu quả của thảo dược đồng thời hạn chế được các tác hại không mong muốn.

Ảnh: Sử dụng cây gắm đúng liều lượng
Ảnh: Sử dụng cây gắm đúng liều lượng

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết cây gắm có tác dụng gì, cách dùng ra sao và những lưu ý để sử dụng thảo dược này một cách an toàn và hiệu quả rồi đúng không? Hãy kiên trì sử dụng thảo dược này để đạt được hiệu quả mong muốn trong quá trình điều trị bệnh nhé.

Bình chọn