Cây thù lù trị bệnh gì? Đặc điểm, công dụng và cách dùng

12/01/2023

Cây thù lù hay cây tầm bóp được nhiều người biết đến như một loài cây dại mọc hoang tại các bãi đất trồng, bụi cỏ, bờ ruộng và có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi vùng quê. Tuy nhiên, ít ai ngờ đến đây lại là một loại thảo dược có nhiều công dụng thần kỳ như hỗ trợ điều trị tiểu đường, ung thư, giúp chữa chứng ho đờm, thanh nhiệt cơ thể,... Hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn đặc điểm, công dụng và cách dùng của vị thuốc này nhé.

Ảnh: Tìm hiểu về cây thù lù
Ảnh: Tìm hiểu về cây thù lù

1. Những thông tin thú vị về cây thù lù có thể bạn chưa biết

1.1. Cây thù lù là cây gì?

Cây thù lù thuộc họ Cà (Solanaceae), có tên khoa học là Physalis angulata L. Tại Việt Nam, cây còn có nhiều tên gọi khác như cây tầm bóp, bôm bốp, bùm bụp, cây lồng đèn. Loài cây này được trẻ em vùng quê ưa chuộng và hái để ăn rất nhiều.

1.2. Đặc điểm hình dạng

Cây thù lù là loài cây thân thảo có chiều cao trung bình từ 50 - 90cm. Thân cây có nhiều cành, các cành thường mọc rủ xuống. Lá cây thù lù hình bầu dục và có màu xanh, chiều dài trung bình khoảng 0,3cm, chiều rộng dao động từ 0,2 - 0,4cm. Lá cây mọc thành dạng so le và nối liền với thân qua một cuống lá dài.

Hoa thù lù thường mọc đơn độc, mỗi hoa có 5 cánh, cánh hoa khá mỏng. Hoa có màu trắng, một vài hoa ở phần gốc có các chấm màu tím Nhụy hoa màu vàng, đài hoa hình chuông, có màu xanh, phía bên ngoài được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn.

Ảnh: Hình ảnh cây thù lù
Ảnh: Hình ảnh cây thù lù

Quả thù lù là loại quả mọng có hình tròn và bề mặt nhẵn. Quả có màu xanh khi còn non, khi chín thì chuyển dần thành màu cam hoặc màu đỏ. Bên ngoài quả cây thù lù được bao bọc bởi lớp đài bảo vệ, cũng chính vì vậy mà khi bóp vào quả sẽ tạo ra tiếng kêu “bùm bụp”. Trong quả chứa nhiều hạt nhỏ li ti. Hoa và quả cây thù lù thường mọc quanh năm.

1.3. Phân bố cây tầm bóp

Cây thù lù rất dễ sống và phân bố chủ yếu ở các khu vực khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này mọc hoang khắp các bãi đất trồng, bụi cây, đồng ruộng, hai bên đường,... Đôi khi người ta cũng có thể tìm thấy chúng trong những khu rừng ở độ cao dưới 1500 mét so với mực nước biển.

Ban đầu, có rất ít người quan tâm đến loại cây này và chỉ xem nó như một loài cây dại. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh giá trị y học mà cây mang đến. Nhờ vậy mà giờ đây cây thù lù được người dân trồng rất nhiều vừa để làm rau ăn, vừa sử dụng làm thảo dược để chữa bệnh.

Ảnh: Cây thù lù được sử dụng ngày càng nhiều
Ảnh: Cây thù lù được sử dụng ngày càng nhiều

1.4. Bộ phận sử dụng, cách thu hoạch, chế biến, bảo quản

Bộ phận sử dụng: Tất cả các bộ phận của cây thù lù, bao gồm lá, thân, rễ và quả đều được sử làm thuốc chữa bệnh. 

Thu hoạch: Có thể thu hái thảo dược này quanh năm.

Chế biến: Dược liệu sau khi thu hái về được đem đi rửa sạch để đảm bảo loại bỏ hết đất cát và bụi bẩn. Tiếp đó, đem dược liệu đi phơi hoặc sấy khô hoặc cũng có thể sử dụng trực tiếp dạng tươi.

Cách bảo quản: Bảo quản cây thù lù khô ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh để ở khu vực ẩm ướt để không bị ẩm mốc hoặc bị vi khuẩn xâm nhập. Để bảo quản lâu hơn, có thể cho dược liệu vào túi nilon hoặc hộp kín.

1.5. Tính vị, quy kinh

Cây thù lù có tính mát và vị đắng trong khi quả có tính bình và vị hơi chua. 

1.6. Thành phần hóa học

Các nghiên cứu gần đây cho thấy thành phần hóa học của cây thù lù bao gồm nhiều hoạt chất như: protein, chất xơ, các chất béo, đường, physagulin A-G, physalin A-D, F, L-O, alcaloid, vitamin C và nhiều khoáng chất như magie, canxi, photpho, natri, lưu huỳnh, kẽm, sắt,...

Ảnh: Thành phần hóa học của cây thù lù
Ảnh: Thành phần hóa học của cây thù lù

1.7. Cách dùng, liều dùng

Có rất nhiều cách sử dụng cây thù lù, tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc dưới dạng tươi hoặc khô. Khi sử dụng ở dạng tươi, nên dùng từ 40 - 80g mỗi ngày. Đem dược liệu đi rửa sạch sau đó giã nhuyễn rồi chắt lấy phần nước cốt uống. Phần bã có thể tận dụng để đắp ngoài trong trường hợp bị viêm nhiễm bề mặt da hoặc mắc các bệnh về da khác. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng dược liệu để nấu nước và rửa mình.

Khi sử dụng ở dạng khô, nên dùng từ 20 - 40g mỗi ngày. Có thể sắc riêng vị thuốc này hoặc kết hợp cùng một số thảo dược khác để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh.

2. Cây thù lù trị bệnh gì?

Ảnh: Cây thù lù trị bệnh gì?
Ảnh: Cây thù lù trị bệnh gì?

Với các đặc điểm như trên, người ta ứng dụng cây thù lù trị bệnh gì? Các nghiên cứu được ghi chép trong sách Đông y đã cho thấy các công dụng của cây thù lù bao gồm: loại thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, thanh được, giúp chữa chứng khan tiếng, ho có đờm, cảm sốt, viêm phế quản,... 

Ảnh: Cây thù lù có nhiều công dụng
Ảnh: Cây thù lù có nhiều công dụng

3. Cách sử dụng cây thù lù hiệu quả - Bài thuốc trị bệnh bằng cây thù lù

Qua phần trên của bài viết, chắc hẳn các bạn đã tự trả lời được câu hỏi cây thù lù trị bệnh gì. Tuy nhiên, phải sử dụng cây thù lù như thế nào để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi đọc tiếp bài viết để tìm hiểu các bài thuốc có liên quan đến dược liệu chuyên được sử dụng để điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh nhé.

3.1. Bài thuốc trị bệnh tiểu đường

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 30 - 40g cây thù lù, 10g lá dâu tằ tươi 1 quả tim lợn và 1g chu sa. Đem toàn bộ dược liệu trên đi hầm nhừ sau đó ăn cả phần cái lẫn nước. Cứ 2 ngày lại sử dụng bài thuốc này 1 lần, thực hiện liên tục như vậy từ 5 - 7 ngày. Sau đó, đi kiểm tra lại lượng đường trong máu bạn sẽ thất được hiệu quả mà bài thuốc này đem lại.

Ảnh: Bài thuốc trị bệnh tiểu đường
Ảnh: Bài thuốc trị bệnh tiểu đường

3.2. Bài thuốc trị bệnh cảm mạo

Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cảm mạo như sưng đau yết hầu, ho kèm theo nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn nấc, bạn có thể chuẩn bị ngay khoảng 20 - 40g cây thù lù khô đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang, chia nhỏ thành 2 - 3 lần uống.

3.3. Bài thuốc trị cảm cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết

Những căn bệnh này tưởng như đơn giản nhưng nếu bạn chủ quan, không điều trị tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi gặp phải các bệnh này, bạn hãy sử dụng cành, lá và hoa thù lù tươi. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

Mang lá đi giã nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt. Phần hoa và cành đem sắc cùng nước trong vòng 20 phút. Hòa đều phần nước sắc thuốc với phần nước cốt trước đó, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tiếp trong vòng 3 ngày là bạn có thể thấy ngay hiệu quả mà bài thuốc này đem lại.

3.4. Bài thuốc trị bệnh ho có đờm

Ảnh: Bài thuốc trị bệnh ho có đờm
Ảnh: Bài thuốc trị bệnh ho có đờm

Nguyên liệu cần chuẩn bị như sau: Nếu dùng dược liệu ở dạng tươi, có thể chuẩn bị 50g, còn dạng khô thì chuẩn bị 15g. Dược liệu sau khi rửa sạch mang đi sắc cùng 500ml nước. Gạn lấy phần nước thuốc, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 3 - 5 ngày sẽ thấy tình trạng ho và lượng đờm giảm đi đáng kể.

3.5. Bài thuốc trị viêm phế quản

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 30g thù lù tươi, 10g râu ngô, 10g cam thảo và 20g cát cánh. Đem toàn bộ dược liệu rửa sạch sau đó sắc uống trong ngày, chia nhỏ thành 2 lần để sử dụng. Uống liên tục trong vòng 10 ngày, khi thấy các triệu chứng của viêm phế quản giảm bớt thì ngưng từ 5 - 7 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 10 ngày nữa với liệu trình thứ 2 để điều trị dứt bệnh.

4. Khi dùng cây thù lù cần chú ý gì?

Mặc dù là thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên tương đối an toàn và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng để hạn chế tác hại của cây thù lù và sử dụng nó một cách hiệu quả, bạn nên chú ý một số điều sau đây:

Ảnh: Phân biệt cây thù lù với cây lu lu đực
Ảnh: Phân biệt cây thù lù với cây lu lu đực

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết được cây thù lù trị bệnh gì và cách sử dụng dược liệu này một cách hiệu quả rồi đúng không? Hãy tham khảo kĩ bài viết và ý kiến từ bác sĩ để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời từ loại thảo dược này nhé.

Bình chọn