Cây tỳ giải - thảo dược vàng trị đau nhức xương khớp

25/05/2023

Cây tỳ giải là một thảo dược quý được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp, lợi tiểu, trị viêm bàng quang hay mụn nhọt theo y học cổ truyền. Trong bài viết này, hãy cùng Dược Kiên Minh tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích về cây thuốc này cũng như tác dụng, cách dùng nó sao cho hiệu quả nhé.

1. Đôi nét về cây tỳ giải

Ảnh: Cây tỳ giải là cây gì?
Ảnh: Cây tỳ giải là cây gì?

Danh pháp khoa học: Dioscorea tokoro Makino

Thuộc họ: Củ nâu (Dioscoreaceae)

Tên gọi khác: Phấn tỳ giải, bì giải, tắt giã, củ kim cang, xuyên tỳ giải, bạt kế,...

2. Đặc điểm hình dạng bì giải

Cây tỳ giải nằm trong nhóm cây thân leo có khả năng sinh trưởng trong nhiều năm. Thân tỳ giải có hình dạng nhỏ và gầy.

Lá cây tỳ giải màu xanh, có hình trái tim kèm theo nhiều tua cuốn do các lá kèm tạo thành. Lá được nối với thân bằng một cuống dài và nhỏ. Mặt trên lá có từ 7 - 9 gân nhưng cũng có thể nhiều hơn. Các gân thường xuất phát từ cùng một điểm của cuống lá rồi tỏa đều sang hai bên.

Hoa tỳ giải là loại hoa đơn tính, mọc thành từng chùm với sắc xanh nhạt. Mùa hoa thường rơi vào mùa hạ hoặc mùa thu. Quả tỳ giải có kích thước nhỏ, có các rìa giống như cánh.

Ảnh: Hình ảnh cây tỳ giải
Ảnh: Hình ảnh cây tỳ giải

3. Đặc điểm dược liệu tỳ giải

Củ tỳ giải là phần được sử dụng để làm thuốc. Nó được tạo thành từ phần rễ phình to. Các cạnh của củ có kích thước không đều nhau, độ dày trung bình từ 2 - mm. Phần vỏ phía ngoài có màu vàng, hơi ngả nâu với các rễ nhỏ mọc rải rác ở xung quanh. Củ tương đối cứng, chất bột và có vị đắng. Mặt cắt bên trong trắng, nâu xám hoặc hơi xám kèm theo các bó mạch màu nâu vàng nằm rải rác.

4. Cây tỳ giải mọc ở đâu?

Cây tỳ giải có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó tập trung chủ yếu ở một số tỉnh tiếp giáp miền Bắc nước ta như Quảng Đông, Quảng Tây hay Vân Nam.

Hiện nay, chưa tìm thấy giống tỳ giải Trung Quốc tại Việt Nam. Ở nước ta chủ yếu khai thác loại tỳ giải thuộc họ củ nâu. Dược liệu này được sử dụng để phục vụ nhu cầu trong nước đồng thời một phần cũng phục vụ cho mục đích xuất khẩu.

Ảnh: Phân bố của cây tỳ giải
Ảnh: Phân bố của cây tỳ giải

5. Bộ phận sử dụng, thu hái, sơ chế, bảo quản

Bộ phận sử dụng

Củ của cây tỳ giải là bộ phận chủ yếu được dùng làm thuốc

Thu hái - sơ chế

Có thể thu hoạch củ tỳ giải vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa đông là thời điểm thu hái tốt nhất để có được những củ có dược tính cao nhất.

Người ta sẽ đào củ lên một cách cẩn thận và tỉ mỉ để đảm bảo không bị vụn nát. Khi mang về, lựa chọn những củ chất lượng tốt, không bị mối mọt. Cắt bỏ hết các rễ con rồi đem rửa qua nhiều lần bằng nước cho đến khi sạch đất cát.

Bào chế vị thuốc tỳ giải

Bảo quản

Để dược liệu ở những nơi khô ráo, tránh bị ẩm mốc.

6. Thành phần hóa học của cây tỳ giải

Cây tỳ giải hay cụ thể hơn là phần củ có chứa nhiều thành phần dược chất tốt cho sức khỏe, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là tinh bột, Cornus officinalis sieb và hai Saponin steroid (Saponozit), đó là:

Ảnh: Thành phần hóa học của cây tỳ giải
Ảnh: Thành phần hóa học của cây tỳ giải

7. Đặc điểm dược liệu

Vị thuốc tỳ giải có những đặc điểm như sau:

7.1. Tính vị, quy kinh

Tính vị: tính bình, vị đắng

Quy kinh: Tỳ giải quy vào 2 kinh, bao gồm kinh Vị và kinh Can.

7.2. Cách dùng, liều lượng

Tùy từng cơ địa, thể trạng hiện tại và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà liều dùng tỳ giải có thể dao động từ 4 - 20g/ngày. Có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp cây tỳ giải cùng các dược liệu khác để làm thuốc sắc hoặc làm thành viên hoàn.

8. Cây tỳ giải có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, vị thuốc tỳ giải có công dụng lợi tiểu, hành huyết ứ, hỏa trọc, trừ thấp, khu phong,...

Chủ trị:

Ảnh: Tác dụng của cây tỳ giải
Ảnh: Tác dụng của cây tỳ giải

9. Bài thuốc từ cây tỳ giải

Ứng dụng những tác dụng của cây tỳ giải, từ lâu đã có nhiều bài thuốc sử dụng thảo dược này để hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay để các bạn tham khảo.

9.1. Bài thuốc điều trị bệnh gout

Bài thuốc dùng cho người bệnh gout thể khí trệ trọc ứ

Người mắc bệnh gout thuộc thể này có các biểu hiện như: Khớp sưng xơ cứng và biến dạng, bệnh tái phát nhiều lần kèm rêu lưỡi trắng đóng thành lớp dày.

24g củ tỳ giải, 8g xuyên khung, 6g vỏ quýt, 15g uy linh tiên, 15g ngưu tất, 15g rễ thược dược, 12g đương quy, 10g xuyên sơn giáp (vảy con tê tê), 24g mao đông thanh, 24g ý dĩ (hạt cườm), 15g thương truật, 30g thục chi.

Cho toàn bộ dược liệu trên vào sắc thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc dùng cho người bệnh gout thể tỳ hư trọc ứ

Người mắc bệnh gout thuộc thể này có các biểu hiện như: Đau nhức ê ẩm các khớp, tê bì tay chân, nổi nhiều hạt tophi, cử động kém linh hoạt, chất lưỡi màu hồng nhạt có đóng rêu trắng.

Tỳ giải, thổ phục linh, ý dĩ, hoàng kỳ mỗi loại 24g; xích thược, tàm sa, bạch truật, phòng kỷ, hán trung mỗi vị 12g.

Cho toàn bộ dược liệu trên vào sắc thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang.

Ảnh: Bài thuốc trị gout từ cây tỳ giải
Ảnh: Bài thuốc trị gout từ cây tỳ giải

Bài thuốc giúp tăng cường chuyển hóa acid uric, tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp, bổ gan thận 

Củ tỳ giải, hỏa sâm, cam thảo, sơn khương, bạch giới tử, cỏ xước, phòng phong, đỗ phụ, thổ phục linh, thược dược, địa hoàng mỗi loại 13g.

Cho toàn bộ dược liệu trên vào sắc cùng 5 chén nước, đun lửa nhỏ tới khi thuốc cô cạn còn lại 1 chén. Mỗi ngày uống 1 thang vào sau khi ăn tối.

Bài thuốc cho người bị gout lâu năm, đau nhức khớp dữ dội kèm tê bì tay chân

16g củ tỳ giải, 3 quả đại táo, 16g sinh địa, 16g bạch cát, 4g can thảo, 12g bạch linh, 12g thủy đề, 12g bạch truật.

Cho toàn bộ dược liệu trên vào sắc cùng 5 chén nước, đun lửa nhỏ tới khi thuốc cô cạn còn lại 3 chén. Mỗi ngày uống 1 thang, chia thành 3 buổi sáng, trưa, tối.

9.2. Bài thuốc trị sỏi tiết niệu

12g tỳ giải, 12g ô cước, 12g ngưu tất nam, 12g ý dĩ, 12g cây vảy rồng

Cho toàn bộ dược liệu trên vào sắc thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì đều đặn trong quá trình điều trị sỏi.

Ảnh: Bài thuốc trị sỏi tiết niệu từ cây tỳ giải
Ảnh: Bài thuốc trị sỏi tiết niệu từ cây tỳ giải

9.3. Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt

Tỳ giải, ngưu tất, nghiệt bì, thủy đề, phục linh, táo bì mỗi loại 12g; huyết quỷ 14g, hoài sơn 16g, địa hoàng 20g.

Cho toàn bộ dược liệu trên vào sắc thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì đều đặn đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện.

9.4. Bài thuốc trị đau thần kinh tọa

Tỳ giải, thiên hùng, mã đề nước, hà thủ ô, bạch linh, tư tiên, lông cu li

Tán toàn bộ nguyên liệu thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 8g hòa cùng nước cơm để uống.

9.5. Bài thuốc trị ung nhọt do thấp nhiệt

Tỳ giải, xích linh, ý dĩ nhân, trạch tả, thông thảo, hoạt thạch, hoàng bá. Liều lượng tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Cho toàn bộ dược liệu trên vào sắc thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang

9.6. Bài thuốc trị bệnh gai cột sống

16g tỳ giải, 12g củ mài, 12g ngưu tất nam, 12g thỏ ty tử, 16g hộc huyết, 16g đỗ trọng, 20g cẩu tích, 12g khoan cân đằng.

Cho toàn bộ dược liệu trên vào sắc thuốc uống. Mỗi ngày uống 1 thang. Hoặc cũng có thể ngâm các dược liệu trên cùng với rượu sau đó mỗi ngày uống 15ml, chia 2 - 3 lần.

Ảnh: Bài thuốc trị gai cột sống từ cây tỳ giải
Ảnh: Bài thuốc trị gai cột sống từ cây tỳ giải

9.7. Bài thuốc trị viêm bàng quang

Củ tỳ giải và xa tiền tử mỗi loại 16g; tạo giác thích 8g, kim ngân hoa 20g; hoàng bá nam, ngưu tất, thạch hộc, sa sâm, nga truật, thục địa mỗi loại 12g.

Sắc thuốc uống và chia 2 lần vào buổi sáng và chiều. Mỗi ngày uống 1 thang.

10. Độc tính

Bên cạnh những tác dụng của cây tỳ giải như đã nêu ở phần trên của bài viết, thảo dược này vẫn chứa một số chất có thể gây hại cho sức khỏe con người, trong đó phải kể đến hợp chất Saponin. Nếu sử dụng cây tỳ giải quá liều hoặc dùng kéo dài, hợp chất Saponin này có thể phá vỡ hồng cầu đồng thời dẫn tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: choáng váng đầu óc, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói và có cảm giác say. Bên cạnh đó, những người có cơ địa quá mẫn cũng có thể xảy ra các phản ứng không mong muốn do dị ứng với tỳ giải.

11. Đối tượng nào không nên sử dụng cây tỳ giải

Để đảm bảo an toàn, không sử dụng vị thuốc tỳ giải cho những đối tượng sau:

Ảnh: Sử dụng vị thuốc tỳ giải đúng cách
Ảnh: Sử dụng vị thuốc tỳ giải đúng cách

Như vậy, có thể thấy cây tỳ giải là một vị thuốc quý, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh về xương khớp. Hãy tham khảo kỹ ý kiến từ thầy thuốc để được tư vấn đầy đủ về lợi ích cùng nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng củ tỳ giải làm thuốc trị bệnh.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

Tìm sản phẩm

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Kết nối với chúng tôi

Cẩm nang sức khỏe

Xem thêm [+]
Góc nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến, là gánh nặng y tế cho toàn xã hội và…
Bệnh gout và tất cả những điều bạn cần biết
Bệnh gout với tên gọi hán việt "thống phong" từ lâu đã được biết là một căn…
Cao gắm là gì? Bật mí toàn bộ thông tin về "sản phẩm vàng" trong cải thiện Gout
Bạn đã từng nghe thấy ai đó nhắc đến “chữa bệnh gout bằng cao gắm hay cao gắm…
Vị thuốc dây tơ hồng
Dây tơ hồng là loài thực vật sống ký sinh với phần thân mềm dạng sợi nhỏ. Hạt…

Dược liệu xanh

Xem thêm [+]
Dây thìa canh - Thảo dược dành cho người bệnh tiểu đường
Dây thìa canh được xem là một trong những thảo dược quý hỗ trợ điều trị bệnh…
Cây lạc tiên - Dược liệu vàng cải thiện mất ngủ hàng đầu
Cây lạc tiên là loại cây thân thuộc, mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy…
Giảo cổ lam – dược thảo diệu kỳ với nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Chắc hẳn rằng bạn đã từng nghe rất nhiều người nhắc đến vị thuốc như cây Giảo…
Những tác dụng của dây thìa canh mà không phải ai cũng biết
Dây thìa canh là một trong cây cỏ thiên nhiên quý được sử dụng cực kỳ rộng…