Cây vòi voi - Cỏ hoang trị đau xương khớp, bệnh ngoài da dễ dàng

22/08/2024

Mục lục [ Ẩn ]

Cây vòi voi là loại thảo dược mọc ở khắp nơi đem lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, cây cũng có những độc tính và đem lại những tác hại cho người bệnh. Vì thế, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thảo dược này, đặc điểm cũng như công dụng, tác hại của nó qua bài viết dưới đây nhé.

1. Những sự thật thú vị về cây vòi voi

1.1. Đặc điểm cây vòi voi

  • Cây vòi voi có tên khoa học là Heliotropium indicum L, ngoài ra còn được gọi với tên gọi khác là  Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng, Dền voi, …, cây thuộc họ vòi voi Boraginaceae.
  • Dược liệu này có thân cứng, khô, xung quanh thân cây có chứa nhiều lông khỏe, cứng và xám; là loại cây cỏ cao từ 25 đến 40cm và mang nhiều cành.
  • Lá cây vòi voi có hình trứng dài, hơi nhăn nheo và sần sùi; cả 2 mặt lá đều có các mép lá có răng cưa không đều và có lông.
  • Hoa cây vòi voi mọc xếp cùng nhau thành hai hàng dài, có màu trắng hoặc màu tím. Hoa vòi voi thường không có cuống và mọc thành những cụm có hình dạng giống vòi của con voi. 
Đặc điểm cây vòi voi
Đặc điểm cây vòi voi
  • Quả vòi voi thường bao gồm 4 hạch nhỏ, khi chín thì được tách ra còn trên đỉnh thì dính lại vào nhau.

1.2. Phân bố và thu hái cây vòi voi

Từ xa xưa, cây vòi voi được tìm thấy ở những vùng nhiệt đới châu Mỹ cho đến ngày nay, cây thường được mọc ở các nước nhiệt đới, đặc biệt là ở Philippin, Indonesia, Việt Nam,..Đặc biệt, ở Việt Nam, cây mọc ở các tỉnh nước ta ngoài ở những vùng núi cao. Đây là một loại cây rất ưa sáng, nên chúng thường được mọc trên những bãi đất ẩm của nương rẫy, đường đi, đất bỏ hoang, vườn,..

Cây vòi voi thường sinh trưởng ở trong mùa hè và cây mọc từ hạt vào tầm tháng 4 – 5. Vào giữa mùa thu, cây thường tàn lụi và ra được nhiều hoa quả.

Hoa vòi voi có màu tím hoặc màu trắng
Hoa vòi voi có màu tím hoặc màu trắng

Quanh năm, cây được thu hái nhưng người ta hay thu hoạch dược liệu này vào mùa hè và mùa thu vì ở thời điểm này cây thường chứa nhiều hoạt chất để cho ra được chất lượng sản phẩm tốt hơn. Dược liệu thường được dùng phơi khô, dùng tơi hay dạng toàn cây.

1.3. Các thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây vòi voi

  • Trong cây vòi voi chứa nhiều hoạt chất như là indicine , acetyl indicine, indicin,...Trong cụm hoa và lá chứa các hoạt chất như là homospermidine, putrescine, spermidine,...  
  • Trong dược liệu còn chứa hoạt chất alkaloid pyrolizidin có tác dụng giải độc trên cơ thể người, gia súc và động vật. Bên cạnh đó, một số chất có tác dụng giải độc gan rõ rệt từ đó một số mô khác và phổi cũng bị ảnh hưởng nhiều, những hoạt chất khác trong cây cũng có nguy cơ gây độc tính, ung thư trên gan.
Thành phần hóa học cây Vòi voi
Thành phần hóa học cây Vòi voi
  • Cây vòi voi còn có tác dụng rất tốt trong việc làm tái tạo lại và làm lành vết thương, chống viêm khi bạn bôi dược liệu lên vết thương. 

2. Tính vị và công dụng của cây vòi voi

Cây có tính mát, mùi hăng, vị hơi cay và đắng nhạt; nó có tác dụng giúp làm thanh nhiệt, tiêu viêm và trừ phong thấp, thông huyết, đây đều là những công dụng chữa bệnh của cây vòi voi để điều trị bệnh xương khớp đau nhức.

Theo kinh nghiệm dân gian thì cây vòi voi dùng để chữa các bệnh như là mỏi gối, viêm họng, chữa phong thấp, sưng khớp, nhọt sưng tấy, … chúng thường dùng ở dạng thuốc sắc với liều dùng 15 – 30g.

Vòi voi có thể gây độc trên gan
Vòi voi có thể gây độc trên gan

Tuy nhiên, cây bị hạn chế dùng uống để chữa bệnh do nó có độc tính với gan, đối với phụ nữ có thai thì nó có thể gây sảy thai. Với việc dùng ngoài, người ta thường dùng những cành lá hoa giã nhỏ, tươi và chưng cùng với giấm sau đó, bạn đem đắp ngoài da để chữa các bệnh viêm hạch, bong gân, tụ máu và chữa mụn nhọt.

3. Cách dùng cây vòi voi ở các nước

Đối với Indonesia, cách dùng là sắc nước từ lá để chữa trị bệnh nấm Candida. Còn ở Campuchia, Lào thì người ta đem sắc nước để uống hoặc là đắp giúp trị bong gân, viêm sưng tấy, đụng giập, thâm tím, áp xe, thấp khớp, viêm họng.

Ở Tây Phi thì người ta dùng để chữa trị chốc lở và chàm. Bên Thái Lan thì người ta lấy phần trên mặt đất của cây để làm nước sắc giúp điều trị các bệnh như chống viêm, làm  thuốc hạ sốt và trị bệnh về mắt. Bên cạnh đó, ở Ấn Độ, dược liệu được dùng để trị vết thương, lợi tiểu, làm mềm da và nhọt lở ở lợi. Nước sắc rễ thường giúp trị sốt, ho; nước sắc chồi non giúp điều trị ghẻ và ho; còn nước sắc lá giúp điều trị mày đay.

Cách dùng cây vòi voi ở các nước
Cách dùng cây vòi voi ở các nước

4. Tác dụng của cây vòi voi 

Những tác dụng dược lý của cây vòi voi theo y học cổ truyền:

Những tác dụng của cây vòi voi theo y học hiện đại giúp điều trị các bệnh sau:

Liều lượng và cách dùng của cây vòi voi:

5. Các bài thuốc của cây vòi voi

5.1. Cây vòi voi giúp điều trị viêm phổi và viêm mủ màng phổi

5.2. Cây vòi voi giúp chữa sưng amidan

Ảnh 7-Các bài thuốc của cây vòi voi
Ảnh 7-Các bài thuốc của cây vòi voi

5.3. Bài thuốc chữa  tê bại, sưng đau các khớp, phong thấp, nhức mỏi và bán thân bất toại

5.4. Bài thuốc chữa viêm xoang

5.5. Bài thuốc chữa bệnh á sừng

Bài thuốc chữa bệnh
Bài thuốc chữa bệnh

5.6. Bài thuốc chữa sai khớp, bong gân, sau khi đã chỉnh hình các khớp

5.7. Bài thuốc chữa vết thương phần mềm

5.8. Bài thuốc điều trị viêm phổi và mủ màng phổi

5.9. Chữa viêm da cơ địa

Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa 
Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa 

5.10. Cây vòi voi trong những nghiên cứu gần đây

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hoạt chất bên trong cây như là lycopsamine, Helindicin,..có tác dụng chống oxy hóa và làm kháng viêm. 

Nhờ vào một nghiên cứu được tiến hành với chuột bị viêm loét dạ dày đã cho ta thấy được nước chiết xuất từ lá có tác dụng giúp bảo vệ ruột, dạ dày và làm lành những tổn thương loét và viêm nhờ có những thành phần như là saponin, alkaloid và tannin của nó.

Bên cạnh đó, người ta đã nghiên cứu trên chuột tạo vết thương ở da để chứng minh tác dụng chữa lành vết thương của cây, từ đó ta thấy được những chiết xuất trong cây vòi voi giúp mau lành vết thương, tăng sinh mô hạt và giúp kháng viêm.

6. Lưu ý khi dùng cây vòi voi

Bạn cần lưu ý những loại cây vòi voi có tên khoa học là H.lariocarpum Fish et Mey vì nó chứa hoạt chất ancaloid có nhân pyrolizidinn có nguy cơ làm hủy hoại gan, làm xuất huyết, tiêu chảy đau bụng và có thể gây lên ung thư; những độc tính này thường không có phản ứng ngay khi dùng nên rất khó phát hiện, nó thường xuất hiện kéo dài và âm ỉ.

Cây vòi voi được khuyến cáo khi dùng chữa bệnh cần thận trọng, khi có kết quả thì nên ngừng ngay và nó không dùng cho người già yếu.Khi sử dụng, bạn nên tham khảo chỉ định của bác sỹ hay các thầy thuốc có chuyên môn chứ không nên tự ý tự sử dụng. 

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cây vòi voi, đặc điểm, công dụng cũng như lưu ý sử dụng dược liệu này. Nếu bạn cảm thấy thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người nhé.

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Vi Thị Thu Trang
Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang làm chuyên gia dinh dưỡng tại Thảo dược Kiên Minh.

Bình luận

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Thực đơn cho người bệnh gout và cách xây dựng chế độ ăn khoa học
17/08/2024
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thực đơn cho người bệnh gout khoa học sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Tham khảo…
Cây sói rừng và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà bạn nên biết
18/07/2024
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng cây sói rừng như một vị thuốc quý có nguồn gốc tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh. Nhưng số người biết đến cây sói rừng…