28/03/2021
Đã bao giờ bạn cảm thấy đau và sưng ở khớp ngón chân cái? Bạn phân vân liệu đó có phải là Gout. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về chẩn đoán bệnh Gout như thế nào trong bài biết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về bệnh Gout
Bạn biết không? Bệnh Gout đã xuất hiện từ rất lâu, thế kỷ thứ V TCN. Nó được nhắc đến bằng tên gọi “bệnh của các vị vua” hay “bệnh của người giàu” với những triệu chứng rất đặc trưng.
Bệnh Gout là gì?
Bệnh Gout hay theo y học cổ truyền là thống phong là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin với đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Điều này làm lắng đọng tinh thể monosodium urate tại các tổ chức gây ra viêm và đau đớn.
Xem thêm:
- Bệnh gout là gì? Liệu có thuốc chữa
- Điều trị bệnh gout
Phân loại bệnh gout
Theo tiến triển của bệnh, Gout có hai loại, đó là Gout cấp tính và Gout mạn tính.
Cơn Gout cấp tính: Thường xuất hiện đột ngột vào nửa đêm khi bạn đang ngủ. Các khớp viêm sưng tấy, nóng đỏ, đau tăng dần, kéo dài 4 đến 12 tiếng, chủ yếu gặp ở ngón chân cái. Cơn tiếp tục lặp lại vài đêm sau đó rồi triệu chứng sẽ khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần.

Gout mạn tính: Sau cơn Gout cấp đầu tiên, đợt cấp thứ 2 có thể tái phát sau vài tháng đến vài năm. Giữa các đợt cấp có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì nhưng các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng. Sau đó các đợt cấp tái phát ngày càng nhiều, thời gian viêm kéo càng dài. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh tiến triển thành Gout mạn tính có hạt tophi. Có thể thấy các hạt trắng nổi lên dưới da ở vị trí các khớp, có tổn thương khớp trên X quang, bệnh thận do Gout ở giai đoạn này.
Bệnh Gout có nguy hiểm không?
Tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng bệnh Gout gây ra đau đớn, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính và gây ra những biến chứng nguy hiểm tới những cơ quan khác của cơ thể.
Tin liên quan
Bệnh Gout có chữa được không?
Phải nói rằng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh Gout dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng việc kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống, tập luyện cũng như kiểm tra xét nghiệm sức khỏe định kỳ.
Nếu không may bị Gout, bạn cần sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm để giảm các triệu chứng viêm khớp cấp. Trong giai đoạn mãn tính, người bệnh cần phải điều trị dự phòng đợt cấp tái phát và cả những tổn thương do biến chứng của Gout gây ra.
Vậy làm thế nào để biết mình đã bị Gout? Chẩn đoán bệnh Gout như thế nào?
2. Chẩn đoán bệnh Gout
Bệnh Gout được chẩn đoán xác định và phân biệt với các bệnh viêm khớp khác như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn... dựa trên các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng chẩn đoán bệnh Gout
Có cơn đau khớp xuất hiện đột ngột và dữ dội thường vào ban đêm. Cơn xuất hiện theo từng đợt, giữa các đợt thường không có triệu chứng gì. Có thể khởi phát sau một bữa ăn giàu đạm, sử dụng nhiều bia rượu, hoặc sau chấn thương, phẫu thuật… Đau khỏi hoàn toàn sau 1 đến 2 tuần.
Các khớp bị viêm, sưng tấy và nóng đỏ.
Có hạt tophi (các khối lớn nổi lên dưới da ở vị trí các khớp, thường gặp ở vành tai, mỏm khuỷu, bàn chân, bàn tay, cổ tay…, không đau, rắn, tròn, số lượng và kích thước thay đổi)
Ngoài ra, trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ tìm hiểu thêm về các thông tin như: tuổi, thói quen ăn uống, tập luyện, các bệnh lý mạn tính mắc phải….
Xem thêm:
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh Gout
Khi có các triệu chứng lâm sàng kể trên, nghi ngờ đã bị bệnh Gout, bạn nên tới gặp bác sĩ. Để chẩn đoán một cách chắc chắn, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng.
Xét nghiệm acid uric máu. Acid uric máu cao khi nồng độ của nó trong máu trên 420 umol/l (7 mg/dl) đối với nam và 360 umol/l (6 mg/dl) đối với nữ. Đây là xét nghiệm có ý nghĩa hỗ trợ trong chẩn đoán và theo dõi trong điều trị.
Xét nghiệm acid uric niệu 24h. Xét nghiệm này được thực hiện với mục đích hướng dẫn điều trị.
Xét nghiệm dịch khớp. Xác định được tinh thể urat nhọn hai đầu trong dịch khớp và/hoặc hạt tophi được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh Gout.
Xét nghiệm chức năng thận.
X-quang khớp để đánh giá tình trạng tổn thương khớp...
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout
Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout khác nhau như tiêu chuẩn Rome 1963, Bennet - Wood 1968, Mexico 2010, ACR/EULAR 2015… Tiêu chuẩn ACR/EULAR 2015 ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại để phát hiện sớm sự lắng đọng acid uric máu với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Tuy nhiên, trên thực tế, tiêu chuẩn Bennet - Wood 1968 vẫn là tiêu chuẩn chẩn đoán đơn giản, tốt được áp dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Tiêu chuẩn Bennet - Wood 1968
Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.
Tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hoặc trong hạt tô-phi.

Hoặc tìm thấy tối thiểu 2 trong số các tiêu chuẩn sau đây:
Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp. Tính chất khởi phát đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng hai tuần.
Tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất như trên.
Có hạt tô-phi.
Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Tiêu chuẩn ILAR và Omeract năm 2000
Bạn được kết luận bị bệnh Gout nếu như có ít nhất một trong các yếu a, b, c dưới đây.
Tìm thấy tinh thể urat đặc trưng trong dịch khớp
Hạt tophi có chứa tinh thể urat
Có 6 trong số 12 biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm và X-quang dưới đây:
Viêm tiến triển tối đa một ngày.
Có nhiều hơn một cơn viêm khớp cấp.
Có viêm một khớp.
Có vùng khớp bị đỏ.
Sưng đau khớp ngón chân cái.
Viêm một bên khớp ngón chân cái.
Một bên khớp cổ chân bị viêm.
Có hạt tophi nhìn thấy được ở dưới da.
Xét nghiệm acid uric máu tăng.
Các khớp bị sưng đau không đối xứng.
Trên X-quang: nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương.
Kiểm tra cấy vi khuẩn cho kết quả âm tính.
Tiêu chuẩn chẩn đoán Mexico 2010
Tiền sử hiện tại có hơn một lần viêm khớp.
Viêm đau và sưng tối đa một ngày.
Viêm một khớp.
Có sưng đau khớp ngón chân cái.
Khớp bị đỏ.
Viêm một bên khớp cổ chân.

Hạt tophi.
Tăng acid uric máu.
Nếu như tìm thấy 4 trong 8 tiêu chuẩn trên đây thì bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bạn đã bị Gout.
Đánh giá độ nặng của Gout mạn tính có hạt tophi theo ACR 2012
Mức độ nhẹ: bệnh ổn định, hạt tophi tại một khớp.
Mức độ trung bình: bệnh ổn định, hạt tophi tại 2 tới 4 khớp.
Mức độ nặng: nhiều hạt tophi, có biến chứng.
Những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Gout đã trình bày trên đây có thể xác định tình trạng bệnh một cách chính xác nhất. Phát hiện sớm và kịp thời, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn hãy kết hợp điều trị bằng các chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, cũng như kết hợp sử dụng các sản phẩm dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh Gout của bạn để phòng ngừa và ngăn chặn gout tái phát!
Xem thêm: Cao gắm hỗ trợ bệnh Gout
Để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh gout và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout viên uống Cao Gắm, hãy liên hệ tới hotline 02163 541 383. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!