Bật mí những điều cần biết về chè xanh

17/05/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Chè xanh đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Nhưng ngoài tác dụng như một loại trà, chè xanh còn mang đến những tác dụng gì, làm sao để sử dụng chè xanh hiệu quả? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Tìm hiểu chung về chè xanh

Ảnh : Chè xanh
Ảnh 1: Chè xanh

1.1. Đôi nét về chè xanh

Chè xanh thuộc họ Chè (Theaceae), có tên khoa học là Camellia sinensis. Trong dân gian, chè xanh còn được biết đến với tên gọi là trà hay trà xanh.

Cây chè xanh phân bố ở các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên. Ở Việt Nam, chè xanh được trồng nhiều ở các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lâm Đồng,...

1.2. Đặc điểm của cây chè xanh

Chè xanh thuộc loại thực vật thân nhỡ, mọc thành bụi, chiều cao trung bình 5-6m, có thể phát triển đến 10m. 

Thân và cành cây chè xanh thường có màu nâu. Một số cành non có màu xanh lục, có các lá mọc so le. Hoa chè xanh màu trắng, có mùi thơm nhẹ, mọc ở kẽ lá. Quả dạng nang 3 ngăn nhưng thường chỉ có 1 hạt.

Xem thêm:

1.3. Thành phần hóa học

2. Tác dụng tuyệt vời từ chè xanh

2.1. Chè xanh mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh gout

Ảnh: Chè xanh mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh gout
Ảnh: Chè xanh mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh gout

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong chè xanh như polyphenols ( các hợp chất catechin , epicatechin, gallocatechin và acid galic), bảo vệ khớp khỏi các tổn thương, giúp người bệnh gout giảm nhanh các triệu chứng viêm tấy, sưng đau.

Các chuyên gia Mỹ cũng đã chỉ ra trong lá chè xanh có chứa chemokine - hoạt chất kích thích cơ thể sản sinh ra các bạch cầu, làm ngăn cản quá trình viêm, giảm đau đớn gây ra do bệnh gout.

Bên cạnh đó, chè xanh có tác dụng lợi tiểu nghĩa là làm tăng số lượng nước tiểu từ đó tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, rất có ích cho người đang có nồng độ acid uric cao trong máu.

2.2. Chè xanh tốt cho người tiểu đường

Ảnh: Chè xanh tốt cho người tiểu đường
Ảnh: Chè xanh tốt cho người tiểu đường

Trong chè xanh có chứa catechin giúp làm giảm đường máu. Bên cạnh đó, chè xanh còn có các polysaccharides và polyphenol vừa có tác dụng ổn định đường máu, vừa làm tăng hoạt tính của insulin, hormon duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm đường máu.

Vì thế mà sử dụng chè xanh hàng ngày giúp người tiểu đường giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.

2.3. Chè xanh giúp xương khớp khỏe mạnh

Trong chè xanh có chứa florua, hoạt chất làm chậm quá trình loãng xương. Bên cạnh đó, các hoạt chất có lợi như phytoestrogen, flavonoid cũng tăng cường tái tạo tạo xương đồng thời ngăn cản quá trình phân hủy mô xương. Chính nhờ đó mà chè xanh giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương, giảm nguy cơ gãy xương.

2.4. Chè xanh cải thiện chức năng não bộ

Ảnh: Chè xanh cải thiện chức năng não bộ
Ảnh: Chè xanh cải thiện chức năng não bộ

Cafein trong chè xanh ngăn cản hoạt động của một chất dẫn truyền thần kinh ức chế có tên gọi là adenosine. Bởi vậy mà cafein làm tăng khả năng dẫn truyền của các tế bào thần kinh và tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như norepinephrine và dopamin.

Bên cạnh đó, caffeine conf giúp cải thiện các chức năng khác của não bộ như giúp tốc độ phản xạ nhanh, tăng sự cảnh giác và làm tinh thần sảng khoái.

Hàm lượng caffeine trong chè xanh vừa đủ, không quá cao như trong cà phê. Nhờ đó mà chè xanh vừa có khả năng giảm buồn ngủ, giúp tinh thần thoải mái lại vừa tránh được các tác dụng phụ khó chịu như bồn chồn.

Ngoài caffeine, trong chè xanh còn chứa L-theanine, một loại acid amin tạo ra sự thư giãn thông qua việc làm tăng hoạt tính của chất dẫn truyền thần kinh GABA. Sự kết hợp của L-theanine và caffeine giúp trà xanh mang đến khả năng tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung chú ý, cải thiện chức năng não bộ đồng thời giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

2.5. Chè xanh phòng và chữa bệnh viêm nhiễm ngoài da, mẩn ngứa

Ảnh: Chè xanh phòng và chữa bệnh ngoài da
Ảnh: Chè xanh phòng và chữa bệnh ngoài da

Trong dân gian, chè xanh thường được đun lên rồi sử dụng làm nước tắm cho bé giúp làm mát, chữa mụn nhọt và mẩn ngứa.

Với các bệnh viêm nhiễm khác như sùi mào gà, bệnh lậu, viêm da cơ địa,...thì việc sử dụng chè xanh mang đến khả năng kháng viêm vfa tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

2.6.  Chè xanh chống ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng chống ung thư của chè xanh. Uống chè xanh hàng ngày giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư thực quản và ung thư đại tràng.

Có được tác dụng trên là nhờ sự có mặt của polyphenol trong lá chè xanh. Hoạt chất này giúp ngăn ngừa sự phát sinh cũng như phát triển của các khối u trong cơ thể.

2.7. Chè xanh sử dụng để làm đẹp

Nhiều chị em phụ nữ thường đắp mặt nạ từ bột chè xanh. Nhờ sự có mặt của các chất oxy hóa, các vitamin cùng đặc tính kháng khuẩn, bột chè xanh bổ sung các dưỡng chất cho da, giúp làn da khỏe mạnh, sáng bóng và giảm nếp nhăn.

2.8. Chè xanh làm giảm cholesterol, phòng ngừa các bệnh tim mạch

Chè xanh giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, chè xanh còn hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch nhờ tác dụng phục hồi và tái tạo tế bào.

3. Cách thu hái và chế biến

Thời điểm thích hợp nhất để thu được những lá chè xanh thơm ngon là vào mùa xuân và phải lựa chọn được những lá chè và búp chè còn non.

Ảnh: Thu hái chè xanh
Ảnh: Thu hái chè xanh

3.1. Phương pháp thủ công

Lá chè xanh sau khi thu hái về, đem rửa sạch rồi dùng lá tươi sắc uống. 

Cách chế biến khác là lấy lá chè xanh vò ra rồi đem lên sao khô, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và sử dụng dần.

3.2 Chế biến chè xanh quy mô công nghiệp

Ngày nay, với sự trợ giúp của công nghệ, việc mở rộng quy mô của quá trình sản xuất và máy chế biến chè đã không còn khó khăn. Quy trình sản xuất để cho ra mẻ chè thơm ngon, giữ lại được những hoạt chất quý trong lá chè xanh bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Sau khi đã lựa chọn được những lá chè xanh và búp chè non, cần đem chế biến ngay để đảm bảo chất lượng không bị ảnh hưởng

Bước 2: Làm héo sơ bộ

Để chè héo đồng đều và thoát hơi nước tốt, đem lá chè xanh rải đều lên các máng héo, mỗi tiếng đảo 1 lần, thời gian trung bình từ 4-8 tiếng

Bước 3: Diệt men, sao chè

Đây là giai đoạn quyết định chất lượng chè, giúp giữ lại được các hoạt chất quý trong chè xanh.

Điều kiện tốt nhất cho quá trình diệt men là nhiệt độ từ 280-300 độ C trong 2-3 phút. Đặc biệt là phải đảm bảo lượng nước còn lại trong chè khoảng 62-64% để màu của nước chè sau này giữ được màu xanh và chè không bị nát ở các quá trình chế biến phía sau.

Chính vì vậy, việc lựa chọn được máy sao chè đạt được yêu cầu khắt khe về nhiệt độ và thời gian là vô cùng quan trọng.

Bước 4: Vò chè

Hình thức của mẻ chè khô được quyết định ở bước này. Yêu cầu đặt ra khi kết thúc giai đoạn này là độ giập tế bào khoảng 30-35%

Vì vậy, cần chọn lựa được máy vò chè tốt, đảm bảo không làm chè dập nát nhiều như cách làm truyền thống.

Bước 5: Sấy khô

Sau bước này cần đảm bảo độ ẩm của chè còn từ 3-5% để giữ được mùi hương cũng như chất lượng chè.

Nên lựa chọn các loại máy sấy chè nhiều khay như máy sấy chè công nghiệp 12 khay hay tủ sấy khay tròn 9 khay để đảm bảo chè được sấy đồng đều, tránh bị giập nát do đảo nhiều lần.

Bước 6: Phân loại, kiểm tra

Qua sàng tay, người ta phân loại chè xanh dựa vào tỷ lệ vụn nát nhiều hay ít: chè búp, chè bồm, chè dón, chè cám,...

Bước 7: Đóng gói và bảo quản

Sau bước phân loại, chè được mang đi đóng gói theo quy cách của nhà sản xuất.

4. Uống nước trà xanh như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Ảnh: Uống chè xanh sao cho hiệu quả?
Ảnh: Uống chè xanh sao cho hiệu quả?

4.1. Nên bỏ nước đầu khi uống nước chè xanh

Quá trình chăm sóc và sản xuất, chế biến chè hiện nay trải qua rất nhiều công đoạn. Bởi vậy, trong chè xanh khó tránh được sự có mặt của các thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản, bụi bẩn… Loại bỏ nước đầu khi pha chè là cách để rửa chè nhanh chóng.

4.2.  Không uống trà khi đói

Chè xanh làm dạ dày tăng tiết dịch vị. Uống nước chè xanh khi đói dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày, thậm chí tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng.

4.3. Uống nước chè xanh sau ăn 30 phút

Đây là thời điểm tốt nhất để uống chè. Cần tránh uống chè xanh trong bữa ăn vì chất tanin có trong chè xanh ngăn cản sự hấp thu sắt và các chất dinh dưỡng khác.

4.4. Không nên uống nước trà xanh trước khi đi ngủ

Cafein có trong chè xanh sẽ gây hưng phấn và kích thích thần kinh gây khó ngủ

4.5. Không uống nước chè quá đặc

Để tránh các tác dụng phụ của chè

4.6. Không nhai hoặc nuốt lá chè xanh

Khi nhai hoặc nuốt lá chè xanh sẽ làm sản sinh benzopyrene, hoạt chất gây ung thư, có hại cho sức khỏe.

4.7. Không uống nước trà xanh sau khi ăn thịt chó, thịt dê

Tanin có trong chè xanh khi kết hợp cùng protein động vật dễ tạo thành tannalbin gây hại cho đường tiêu hóa, có thể dẫn đến táo bón.

5. Đối tượng nào không nên sử dụng chè xanh?

Những đối tượng sau không nên sử dụng chè xanh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

Như vậy, qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu thêm về tác dụng của chè xanh, cách chế biến và sử dụng để có được tách trà vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. Hãy luôn ưu tiên lựa chọn cho mình các thực phẩm có lợi cho sức khỏe để có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật.

Đừng để tiểu đường luôn là nỗi lo của bạn, hãy gọi điện ngay với chúng tôi thông qua hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết về thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xem thêm: Cây mật nhân

Xếp hạng: 5 (4 bình chọn)