Những biện pháp phòng ngừa chỉ số acid uric cao khi mang thai 

23/06/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Acid uric cao khi mang thai là tình trạng không thường gặp nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy, mẹ cần chú ý một số các triệu chứng của cơ thể để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị đúng cách. Đồng thời có những biện pháp để phòng ngừa tình trạng này hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa chỉ số acid uric cao hiệu quả dành riêng cho mẹ bầu nhé.

Khái quát về chỉ số acid uric khi mang thai

Acid uric được hình thành từ hợp chất có nhân purin thông qua quá trình chuyển hóa của cơ thể. Thông thường, chỉ số acid uric ở phụ nữ mang thai là 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Nếu mẹ bầu xét nghiệm vượt quá chỉ số này thì có nghĩa là chỉ số acid uric tăng cao. 

Nồng độ acid uric trong máu tăng 90% là dấu hiệu cảnh báo các bệnh xương khớp nói chung cũng như bệnh gout nói riêng. Ngoài ra, chỉ số acid uric tăng cao cũng cảnh báo về nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp. Nguy hiểm hơn là có nguy cơ tiền sản giật. Nồng độ acid uric tăng cao khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, hạn chế di chuyển và thường xuất hiện tình trạng chân tay tê bì. 

Ảnh 1: Chỉ số acid uric tăng cao khiến mẹ bầu khó chịu
Ảnh 1: Chỉ số acid uric tăng cao khiến mẹ bầu khó chịu

Hơn nữa, mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng như tim đập nhanh, cảm giác chóng mặt, đa xơ cứng khi mang thai,...

Acid uric cao khi mang thai có thể khiến cân nặng của thai nhi bị ảnh hưởng. Nếu không đạt trọng lượng tiêu chuẩn, thai nhi sẽ chịu tác động không tốt đến sức khỏe, nguy hiểm nhất là tử vong. Bên cạnh đó, thai nhi cũng có nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim bẩm sinh cao hơn so với những đứa trẻ phát triển bình thường khác. Nếu mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ, thai nhi có thể gặp nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. 

Nguyên nhân dẫn đến acid uric cao khi mang thai

Trong quá trình mang thai nếu chỉ số acid uric tăng cao có thể là do một số nguyên nhân: 

Ảnh 2: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không hợp lý khiến chỉ số acid uric tăng cao
Ảnh 2: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không hợp lý khiến chỉ số acid uric tăng cao

Tuy nhiên, không thể lọai bỏ khả năng mẹ bầu có chỉ số acid uric cao trước khi mang thai nhưng được phát hiện trong giai đoạn này. Nếu thấy các dấu hiệu này từ sớm thì việc xác định nguyên nhân gặp nhiều khó khăn hơn do nồng độ acid uric đã chịu tác động của nhiều yếu tố. 

Triệu chứng khi acid uric tăng cao

Dấu hiệu nhận biết chỉ số acid uric tăng cao thường không quá rõ ràng, tuy nhiên đôi khi có thể dựa vào một số triệu chứng sau: 

Acid uric cao khi mang thai gây ảnh hưởng gì?

Đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ bầu đang gặp vấn đề. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Ảnh 3: Acid uric tăng cao dẫn đến bệnh gout
Ảnh 3: Acid uric tăng cao dẫn đến bệnh gout

Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Do vậy, nếu thấy nồng độ acid uric tăng cao khi mang thai, cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời. 

Biện pháp phòng ngừa nồng độ acid uric cao khi mang thai

Để phòng ngừa tình trạng acid uric tăng cao khi mang thai, mẹ bầu cần điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn để hỗ trợ quá trình điều trị.

1. Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Phụ nữ mang thai cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, hạn chế việc hấp thu quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Cần dựa vào nhu cầu phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho bé một cách hợp lý. 

Nếu không thể tự mình lên thực đơn hàng ngày, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhất, đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Không nên thực hiện chế độ ăn uống kiêng cữ dẫn đến bé bị thiếu chất. 

Bên cạnh đó, cần uống đủ nước mỗi ngày (từ 2,5 - 3 lít nước) giúp kích thích thận bài tiết và loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể. 

Ảnh 4: Mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý 
Ảnh 4: Mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý 

2. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Biện pháp này vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tập một số môn thể thao cường độ phù hợp như tập yoga giúp cải thiện chức năng xương khớp, giảm nguy cơ sản sinh acid uric. Ngoài ra, yoga rất tốt cho việc chuẩn bị cho kỳ sinh nở trong thời gian tới.

3. Tuân thủ lịch thăm khám của bác sĩ

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thường trở nên nhạy cảm hơn, dễ mắc bệnh hơn. Do vậy, mẹ bầu cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để phòng ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra. Tùy thuộc vào nồng độ acid uric cao ở ngưỡng nào bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp hay sẽ hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp. 

Một số thực phẩm có chỉ số purin thấp mẹ bầu nên ăn như:

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng thêm một số các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp giảm nồng độ acid uric. Một trong số những sản phẩm mẹ bầu nên chọn là Cao gắm của công ty Dược Kiên Minh. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cao khô dây gắm được đánh giá là an toàn đối với phụ nữ mang thai giúp hỗ trợ đào thải acid uric trong máu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ, tránh tình trạng tự ý sử dụng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Ảnh 5: Cao gắm là sản phẩm của công ty Dược Kiên Minh
Ảnh 5: Cao gắm là sản phẩm của công ty Dược Kiên Minh

Khi mang thai, cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi nên có thể dẫn đến những rối loạn chuyển hóa. Do vậy, khi thấy chỉ số acid uric cao khi mang thai mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Hãy áp dụng thật tốt những biện pháp phòng ngừa trên và thăm khám thường xuyên để sức khỏe được ổn định nhất.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)