Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa có thực sự hiệu quả?

24/12/2022

Lá dứa không chỉ mang đến màu xanh bắt mắt và mùi thơm dịu đặc trưng cho các món ăn mà còn rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa vừa đơn giản, an toàn lại mang đến hiệu quả bất ngờ cho người bệnh.

Ảnh: Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa
Ảnh: Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa

1. Lá dứa là lá gì?

Trước khi bàn đến việc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa là như thế nào, bạn cần phải biết lá dứa là gì và phân biệt được nó với lá của cây dứa (hay cây thơm).

Lá dứa còn có nhiều tên gọi khác như lá nếp hay lá dứa thơm. Đây là loại thảo mộc khá phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á. Không cứng cáp và nhiều gai nhọn như lá của quả dứa, cây lá nếp chữa bệnh tiểu đường lại thon dài giống như lưỡi gươm và tụm lại ở gốc tạo thành hình nan quạt. Với màu sắc xanh mướt vô cùng đẹp mắt cùng một mùi thơm dịu đặc trưng, lá dứa từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều món ăn của ẩm thực Việt. Không chỉ là nguyên liệu giúp món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn, đây còn là thảo dược mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với người bệnh tiểu đường.

Ảnh: Hình ảnh lá dứa
Ảnh: Hình ảnh lá dứa

2. Tác dụng của lá dứa với người bệnh tiểu đường

Từ lâu, phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa đã được nhiều người biết đến và tin tưởng áp dụng. Vậy tại sao loại lá này lại tốt đến như vậy? Hãy cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu những lợi ích của lá dứa với người bệnh tiểu đường nhé.

2.1. Giảm thiểu tình trạng kháng Insulin

Insulin là hormon đảm nhiệm vai trò làm giảm lượng đường trong máu, từ đó duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Chính tình trạng kháng Insulin đã khiến hormon này không thể phát huy chức năng của mình và làm đường máu tăng cao gây bệnh đái tháo đường.

Hàm lượng Glycosid dồi dào trong lá dứa được chứng minh là có khả năng cải thiện tình trạng kháng Insulin, từ đó làm giảm lượng glucose trong máu và duy trì đường huyết trong giới hạn an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu tiến hành trên chuột tại Indonesia đã cho thấy, sau một thời gian sử dụng nước dứa, lượng đường huyết sau ăn cũng như hiệu quả hoạt động của Insulin ở những chú chuột này đều tăng lên đáng kể.

Ảnh: Lá dứa giúp giảm tình trạng kháng Insulin
Ảnh: Lá dứa giúp giảm tình trạng kháng Insulin

2.2. Kiểm soát đường máu

Glycoside trong thành phần của lá dứa không chỉ làm tăng khả năng hoạt động của Insulin - hormon hạ đường huyết mà chính bản thân nó cũng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu, sau khi đi vào cơ thể, glycoside giúp quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng xảy ra dễ dàng hơn, từ đó hạn chế tình trạng tích tụ đường ở trong máu.

Bên cạnh đó, lá dứa cũng rất giàu chất xơ nên sẽ góp phần làm chậm quá trình hấp thu đường và carbohydrate từ đường tiêu hóa vào máu. Ngoài ra, trong thành phần của lá dứa không có đường nên không hề ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết của người bệnh.

Một khảo sát được tiến hành trên 30 người cho thấy, sau khi cho họ dung nạp glucose vào cơ thể thì những người đã uống nước lá dứa lại có lượng đường trong máu ổn định hơn nhiều so với những người chỉ sử dụng nước lọc.

Ảnh: Lá dứa giúp kiểm soát đường huyết
Ảnh: Lá dứa giúp kiểm soát đường huyết

2.3. Ngăn ngừa huyết áp cao và các biến chứng tim mạch khác

Đây cũng là một ưu điểm không thể bỏ qua khi nhắc đến công dụng của lá dứa với người bệnh tiểu đường.

Hàm lượng Kali dồi dào trong lá dứa giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, từ đó điều hòa huyết áp, giúp người bệnh duy trì được chỉ số huyết áp trong mức bình thường. Cùng với đó, trong loại lá này còn chứa hàng loạt hoạt chất có tác dụng kiểm soát huyết áp khác như polyphenol, glycosid,... Nhờ đó mà uống nước lá dứa sẽ giúp người bệnh giảm áp lực lên thành mạch máu, ngăn ngừa huyết áp cao cùng các biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường, cao huyết áp gây ra như xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ.

2.4. Một số tác dụng khác của lá dứa với người tiểu đường

Ngoài những tác dụng trên, lá dứa còn mang đến nhiều lợi ích khác cho bệnh nhân tiểu đường như:

3. Một số cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa

Có thể sử dụng cả lá dứa tươi và lá dứa khô để điều trị tiểu đường. Sau đây là cách sử dụng lá dứa hiệu quả nhất cho người bệnh tiểu đường.

3.1. Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa tươi

Có thể lấy lá dứa tươi đun nước và uống thay nước trà.

Cách 1: Đun nước lá dứa tươi

Cách 2: Pha trà lá dứa

Ảnh: Cách dùng cây lá nếp chữa bệnh tiểu đường
Ảnh: Cách dùng cây lá nếp chữa bệnh tiểu đường

3.2. Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa khô

Ngoài cách sử dụng lá dứa tươi, người bệnh tiểu đường còn có thể dùng lá dứa ở dạng khô để có thể kéo dài thời gian bảo quản đồng thời tiết kiệm được thời gian chuẩn bị.

Cách chuẩn bị lá dứa:

Cách chế biến lá dứa khô trị tiểu đường: 

Ảnh: Cách dùng lá dứa khô trị tiểu đường
Ảnh: Cách dùng lá dứa khô trị tiểu đường

4. Đối tượng nào không nên sử dụng lá dứa?

Người mắc bệnh tiểu đường kèm theo một trong các bệnh lý sau đây không nên sử dụng lá dứa:

Những đối tượng trên không cần kiêng hoàn toàn mà vẫn có thể sử dụng búp lá thơm trị tiểu đường với liều lượng hợp lý, theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn. 

5. Tiểu đường thai kỳ dùng lá dứa có tốt không?

Ảnh: Tiểu đường thai kỳ dùng lá dứa có tốt không?
Ảnh: Tiểu đường thai kỳ dùng lá dứa có tốt không?

Các mẹ bầu đang bị tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng lá dứa. Loại thảo dược này không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết mà còn là một dược liệu lành tính, giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp thai nhi phát triển tốt. Theo các chuyên gia, lá dứa mang đến cho người mắc tiểu đường thai kỳ nhiều lợi ích tuyệt vời, có thể kể đến như:

Tuy nhiên, do thảo dược này có đặc tính lợi tiểu nên những phụ nữ có thai đang mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa không nên sử dụng nó. Các mẹ bầu cũng chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức.

6. Dùng bao nhiêu lá dứa là an toàn cho người bệnh tiểu đường?

Liều lượng lý tưởng nhất cho người bệnh tiểu đường trung bình là 2 thìa cà phê bột lá dứa/ngày. Có thể cho thêm lá dứa vào đồ ăn, thức uống hoặc dùng để pha trà nhưng vẫn cần đảm bảo sử dụng trong liều lượng như trên.

Nếu người bệnh gặp phải bất kỳ vấn đề bất thường nào trong quá trình sử dụng búp lá thơm trị tiểu đường cần tham khảo ngay ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân.

7. Một số lưu ý khi dùng cây lá nếp chữa bệnh tiểu đường

Ảnh: Lưu ý khi dùng búp lá thơm trị tiểu đường
Ảnh: Lưu ý khi dùng búp lá thơm trị tiểu đường

Trong quá trình chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Qua bài viết này, có thể thấy phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ cho người bệnh. Hãy áp dụng ngay những cách làm đơn giản như trên để góp phần duy trì đường huyết ổn định nhé.

Bình chọn

Tìm sản phẩm

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Kết nối với chúng tôi

Cẩm nang sức khỏe

Xem thêm [+]
Góc nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến, là gánh nặng y tế cho toàn xã hội và…
Bệnh gout và tất cả những điều bạn cần biết
Bệnh gout với tên gọi hán việt "thống phong" từ lâu đã được biết là một căn…
Cao gắm là gì? Bật mí toàn bộ thông tin về "sản phẩm vàng" trong cải thiện Gout
Bạn đã từng nghe thấy ai đó nhắc đến “chữa bệnh gout bằng cao gắm hay cao gắm…
Vị thuốc dây tơ hồng
Dây tơ hồng là loài thực vật sống ký sinh với phần thân mềm dạng sợi nhỏ. Hạt…

Dược liệu xanh

Xem thêm [+]
Dây thìa canh - Thảo dược dành cho người bệnh tiểu đường
Dây thìa canh được xem là một trong những thảo dược quý hỗ trợ điều trị bệnh…
Cây lạc tiên - Dược liệu vàng cải thiện mất ngủ hàng đầu
Cây lạc tiên là loại cây thân thuộc, mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy…
Giảo cổ lam – dược thảo diệu kỳ với nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Chắc hẳn rằng bạn đã từng nghe rất nhiều người nhắc đến vị thuốc như cây Giảo…
Những tác dụng của dây thìa canh mà không phải ai cũng biết
Dây thìa canh là một trong cây cỏ thiên nhiên quý được sử dụng cực kỳ rộng…