Chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc

05/06/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Ngay khi mắc tiểu đường, nhiều người đã nghĩ ngay đến việc dùng thuốc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn có thể chưa cần dùng thuốc ngay. Nếu biết cách chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả với những người bệnh ở giai đoạn đầu và hỗ trợ tốt nhất ở những người đang dùng thuốc.

Hãy cùng Duockienminh.vn tìm hiểu 6 cách chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc nhé.

1. Kiểm soát chế độ ăn

1.1. Tại sao người tiểu đường lại cần kiểm soát chế độ ăn của mình 

Ảnh: Tại sao người tiểu đường lại cần kiểm soát chế độ ăn của mình
Ảnh: Tại sao người tiểu đường lại cần kiểm soát chế độ ăn của mình

Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc. Khi đến gặp bác sĩ, điều đầu tiên trong các lời khuyên chính là thay đổi chế độ ăn hợp lý, khoa học để kiểm soát và duy trì đường máu ổn định, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như mỡ máu cao, huyết áp cao.

Xem thêm:

Khi sử dụng những thức ăn chứa nhiều năng lượng, làm tăng lượng đường trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những tổn thương về tim, thận và thần kinh. Do đó, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thói quen ăn uống lành mạnh.

1.2. Chế độ ăn lành mạnh là thế nào?

Ảnh: thực đơn cho người tiểu đường
Ảnh: thực đơn cho người tiểu đường
  • Đủ và cân đối về các thành phần dinh dưỡng, năng lượng đáp ứng nhu cầu thiết yếu, phát triển đồng thời duy trì sức khỏe

  • Đáp ứng nhu cầu hoạt động của mỗi cá nhân hàng ngày

Xem thêm:

1.3. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Ảnh: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Ảnh: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Để xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, ít carbonhydrat và sử dụng những nguồn chất béo “tốt” cho cơ thể. Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường có thể kể đến như

  • Thực phẩm chứa carbohydrate thấp: carbohydrate sau khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành đường đồng thời hấp thu vào máu. Lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp, hay chưa qua tinh chế như ngũ cốc nguyên hạt. Một số thực phẩm bạn nên sử dụng như: rau củ, trái cây, sữa ít béo,...

  • Thực phẩm giàu chất xơ: chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bạn diễn ra thuận tiện hơn, lượng đường trong máu được kiểm soát tốt bằng việc giúp bạn nhanh no và no lâu hơn, Một số thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, các loại đậu,...

  • Chất béo có lợi cho sức khỏe: chứa hàm lượng calo thấp, là chất béo không bão hóa giúp giảm mức cholesterol. Theo nghiên cứu, omega 3 là chất béo tốt giúp ngăn ngừa và phòng các bệnh về tim mạch. Hoạt chất này có trong cá thu, cá ngừ, cá mòi,...

1.4. Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Để có thể duy trì và kiểm soát tốt đường máu, bạn cần hạn chế những thực phẩm có sau đây 

  • Hạn chế một số thực phẩm có chứa chất béo như bơ, thịt bò, sữa giàu chất béo,...

  • Tránh xa những đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, kẹo,...

  • Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, gan,...

  • Giảm lượng muối hàng ngày: điều này giúp ngăn ngừa biến chứng cao huyết áp của bệnh tiểu đường.

2. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Ảnh: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Ảnh: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Không chỉ riêng đối với bệnh nhân mắc tiểu đường mà ngay cả người bình thường, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe. Nó giúp duy trì cân nặng phù hợp, giảm huyết áp, tăng cholesterol HDL lành mạnh và giảm cholesterol LDL có hại. Hơn nữa, hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ cơ và xương khớp.

Một số tác dụng của việc vận động thể dục thể thao đối với người tiểu đường như

  • Vận động làm cho insulin hoạt động tốt hơn, nhờ đó giảm và duy trì đường huyết ổn định. Đặc biệt khi mắc kèm các bệnh về tim mạch, thói quen đi bộ giúp phòng tránh nhồi máu cơ tim và tình trạng đau thắt ngực ổn định.

  • Mọi hình thức tập thể dục (thể dục nhịp điệu hay thể dục với cường độ cao) đều làm giảm giá trị của HbA1c ở bệnh nhân tiểu đường (đây là chỉ số cho biết tỉ lệ đường glucose gắn với hemoglobin trong máu. Chỉ số này giảm có nghĩa là lượng đường trong máu giảm).

  • Phụ nữ mắc tiểu đường dành 4 giờ / tuần để tập thể dục thì nguy cơ mắc tim mạch thấp hơn 40% so với những người khác.

  • Thời gian tốt nhất để tập thể dục là khoảng 1 đến 3 giờ sau khi ăn, do lúc này lượng đường trong máu cao hơn so với trước khi ăn.

Một số chú ý khi tập luyện

  • Lựa chọn những bài tập phù hợp với sở thích và thể trạng của bệnh nhân

  • Tập luyện từ từ, tăng dần về thời gian và cường độ. Trong suốt quá trình, cần phải “lắng nghe cơ thể” để điều chỉnh phù hợp với bản thân. Nếu ngay từ đầu đã tập luyện với cường độ cao, mạnh có thể gây đau đớn hay kiệt sức, chấn thương thậm chí làm nặng thêm tình trạng sẵn có, nguy hiểm đến tính mạng.

  • Có thể kết hợp một số hình thức tập khác nhau xen kẽ giữa những buổi tập trong tuần.

3. Duy trì cân nặng hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường

Ảnh : Duy trì cân nặng hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ảnh : Duy trì cân nặng hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường

Một trong những yếu tố làm bệnh nặng thêm chính là thừa cân, béo phì nhất là ở những người đái tháo đường tuýp 2. Tình trạng thừa cân có thể dẫn đến kháng insulin, mất khả năng kiểm soát đường huyết và lượng đường máu tăng nhanh.

Chính vì vậy, giảm cân chính là một trong những biện pháp chữa tiểu đường không dùng thuốc. Một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn. Thế nhưng, tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm cân hay áp dụng chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên nhịn ăn để giảm cân. Điều này có thể khiến bạn gặp những tác dụng phụ và làm nặng thêm tình trạng tiểu đường.

4. Thay đổi các thói quen không tốt để chữa tiểu đường

Ảnh: Hút thuốc lá có thể làm nặng thêm bệnh tiểu đường
Ảnh: Hút thuốc lá có thể làm nặng thêm bệnh tiểu đường

Chính những thói quen xấu hàng ngày có thể khiến bệnh tiểu đường ngày một nặng thêm, trong đó có thói quen hút thuốc lá. Không chỉ là nguyên nhân gây ung thư phổi mà thuốc là còn là tác nhân khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát. Nicotin có trong thuốc lá dần đi vào cơ thể và làm tăng tình trạng kháng insulin của cơ thể, làm chậm hấp thu insulin. Ngoài ra, uống bia rượu thường xuyên cũng làm nặng thêm bệnh tiểu đường. Do đó, muốn chữa bệnh tiểu đường, hãy tránh xa những thói quen không tốt này nhé.

Theo các chuyên gia, nam giới mắc tiểu đường chỉ nên uống từ 250 - 300 ml bia (tương đường với 2 lon bia) mỗi ngày hay chỉ từ 2 - 4 ly rượu nhỏ. Số lượng này ở nữ giới sẽ giảm một nửa.

5. Giữ tinh thần luôn thoải mái

Ảnh: Giữ tinh thần luôn thoải mái
Ảnh: Giữ tinh thần luôn thoải mái

Bạn đã biết được tầm quan trọng của việc ngủ đúng giờ và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, thư giãn khi mắc tiểu đường hay chưa?

Cảm giác mất ngủ và căng thẳng kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều epinephrine và cortisol gây tăng đường huyết. Do vậy, bạn nên thư giãn bằng một số cách sau: tập yoga, đọc sách, ngồi thiền, nghe nhạc,...

Thời gian ngủ tốt nhất là 6 - 8 tiếng / ngày, ngủ đúng giấc và dành 15 - 30 phút thư giãn mỗi ngày. Điều này sẽ hỗ trợ tích cực trong việc điều tri bệnh tiểu đường.

6. Thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa tiểu đường

Một biện pháp hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường mà nhiều người áp dụng chính là sử dụng những thực phẩm chức năng từ những cây thuốc nam hỗ trợ kiểm soát đường huyết. 

Theo nhiều nhà khoa học, một loại cây có khả năng hỗ trợ duy trì đường huyết hiệu quả chính là dây thìa canh. Chính vì vậy, công ty TNHH Dược Kiên Minh đã cho ra đời thực phẩm chức năng Dây thìa canh. Sản phẩm được chiết xuất từ Cao khô Dây thìa canh 300mg tương đương 3g dược liệu dây thìa canh khô. Giúp hỗ trợ giảm đường huyết, hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

Ảnh: Dây thìa canh - thực phẩm vàng cho người mắc tiểu đường
Ảnh: Dây thìa canh - thực phẩm vàng cho người mắc tiểu đường

Như vậy, cách chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc rất đơn giản, nhưng quan trọng nhất là sự kỷ luật và tính kiên trì của bạn. Không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, những thói quen tốt, những biện pháp trên mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn.

Đừng để tiểu đường là gánh nặng của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi tại hotline để được tư vấn.

02163541383

Nếu thấy bài viết trên hữu ích hãy chia sẻ nó cho mọi người. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Xếp hạng: 5 (7 bình chọn)

Tin liên quan

Tuyệt chiêu nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường cực ngon
23/04/2024
Yến mạch là một trong các loại ngũ cốc được các chuyên gia khuyến khích người tiểu đường nên sử dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Kiên Minh tìm hiểu…
Quả dứa dại - Tin vui cho ai bị Gout, Tiểu đường
23/04/2024
Quả dứa dại với tên khác dứa rừng là một loại quả phổ biến, đa số mọc hoang ở nước ta. Nó thường được sử dụng trong đông y để trị sỏi thận, viêm…
Cách sử dụng lá vú sữa chữa bệnh tiểu đường
22/04/2024
Cây vú sữa có lẽ đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, sử dụng lá vú sữa chữa bệnh tiểu đường vẫn là một phương pháp mà ít ai…