24/07/2024
Chữa cao huyết áp bằng cỏ mần trầu như thế nào? - đây là một câu hỏi rất được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bởi vì trong cỏ mần trầu chứa nhiều thành phần hóa học giúp cải thiện sức khỏe từ thiên nhiên và cũng dễ kiếm, lại an toàn nữa. Vậy cỏ mần trầu là gì và nó giúp chữa bệnh cao huyết áp cũng như bệnh khác như thế nào? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Những sự thật thú vị về cỏ mần trầu
1.1. Cỏ mần trầu là gì?
- Cỏ mần trầu là một cây thuốc Nam quý mọc ở những vệ đường, bãi cỏ khắp nước ta, đặc biệt ở vùng nông thôn. Nó có nhiều tên gọi khác như ở mỗi vùng miền tây người ta gọi là thanh tâm thảo, cỏ vườn trầu, ngưu cân thảo và cỏ chì tía, tuy nhiên cỏ mần trầu vẫn là tên được gọi nhiều nhất. Loại thuốc này còn có tên khoa học là Eleusine indica.
1.2. Phân bố cỏ mần trầu
- Cỏ mần trầu được phân bố ở nhiều nước, thuộc các khu vực nhiệt đới như châu Á, châu Mỹ và Australia. Đây là một loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu bóng.
- Tại Việt Nam, cỏ mần trầu có ở khắp nơi, từ trung du, đồng bằng đến vùng núi cao, ta có thể tìm kiếm loại cây này mọc dày đặc thành nhiều đám ở những khu đất bỏ hoang hoặc những khu bỏ đất trống.
- Vào cuối mùa xuân, cây con mọc từ hạt xuất hiện rồi sau mùa hoa quả, cây bị tàn lụi ngay trong mùa hè. Loại cây này gần như có thể mọc quanh năm ở những vùng núi cao trong những điều kiện mưa ẩm khác nhau. Khi cây còn non, nó là một nguồn thức ăn tốt cho cá hoặc gia súc.
- Bộ phận sử dụng: Cây có thể được thu hái quanh năm, ta có thể phơi khô hoặc dùng tươi để sử dụng nó.
1.3. Đặc điểm cỏ mần trầu
Như ta đã biết, cỏ mần trầu thường dễ nhầm lẫn với cỏ chân vịt vì vậy, bạn nên biết các đặc điểm về thân lá để dễ dàng nhận dạng, tránh nhầm lẫn.
- Cỏ mần trầu là cây sống lâu năm, thuộc cây thân thảo và có đặc tính là mọc sum suê thành cụm ở những nơi bỏ hoang. Chiều cao trung bình của cây khoảng 30-50cm, ngoài ra cây có thể cao lên tới 90cm.
- Thân cây bò dài ở gốc, phân nhánh rồi mới mọc thẳng lên thành bụi. Lá cỏ mần trầu có hình dải nhọn, mọc so le và được xếp thành 2 dãy cách nhau.
- Phiến lá mềm, nhẵn và bẹ lá mỏng có lông.
- Hoa mần trầu thường nở vào tháng 5-7, mọc thành cụm, các cụm thì xẻ ngọn gồm 5-7 bông mọc tỏa tròn ở những đầu cuống, ngoài ra ta có thể thêm 1 đến 2 bông khác mọc thấp hơn trên cán hoa, trông như những cán hoa.
- Quả mần trầu thường có 3 cạnh, thuôn dài, có dìa 3-4mm và vỏ quả mềm.
1.4. Thành phần hóa học
- Những thành phần hóa học trong cỏ mần trầu giúp điều trị những bệnh quý giá đem lại sức khỏe cho con người. Cụ thể, trong cỏ mần trầu có chứa các thành phần như phenol, flavonoid, tannin, ancaloit, saponin,...
- Những hoạt chất này giúp kháng virus, kháng khuẩn cao, điều trị tiêu chảy và có hiệu quả rất tốt trong kháng viêm,...
- Tất cả các bộ phận của cây ta đều có thể dùng ở dạng khô hoặc tươi đều có thể dùng để chế biến thành thuốc và những dạng chế biến khác nhau của cây thuốc này sẽ được ứng dụng trong từng bài thuốc cụ thể.
2. Cỏ mần trầu giúp điều trị huyết áp cao như thế nào?
Những người bị mắc các bệnh huyết áp cao thường dẫn đến hoa mắt, chóng mặt và rất dễ mệt mỏi cơ thể,...đặc biệt là trong những ngày mà thời tiết đột ngột thay đổi. Vì thế, để duy trì chỉ số luôn ổn định ở trong mức cho phép hay làm giảm huyết áp thì bạn nên làm theo bài thuốc sau:
- Nguyên liệu: Bạn chuẩn bị một ít cỏ mần trầu tươi, có thể kết hợp thêm ít sả, vỏ quýt, lá chanh,...
- Cách thực hiện:
Bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên và cho vào siêu thuốc rồi nấu sôi lên.
Tiếp đó, bạn đợi đến khi nước trong nồi cô đọng lại thì bạn hãy tắt bếp, lọc lấy phần nước thuốc rồi đổ ra chén sau đó chia làm 2 phần, uống hết trong ngày.
3. Những lưu ý khi dùng cỏ mần trầu để chữa bệnh cao huyết áp
Tuy cỏ mần trầu mang lại nhiều tác dụng rất tốt cho người bệnh cao huyết áp nhưng khi bạn dùng bài thuốc này thì nên lưu ý những vấn đề sau:
Cỏ mần trầu là một loại cây mọc ở bãi đất trống hoặc mọc ở hoang ở các ven bờ ruộng nên trước khi sử dụng bạn cần phải vệ sinh thật kĩ, phải đảm bảo rằng đã tẩy rửa hết các chất bám vào bên ngoài cỏ và tất cả bụi bẩn, nếu không sẽ gây ra rất nhiều tác hại khác.
Bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp chỉ là bài tham khảo nên nếu người bệnh có dị ứng với bất kỳ thành phần trong cỏ mần trầu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay đi khám bốc thuốc ở những cơ sở Đông y uy tín để đảm bảo những tác dụng của cỏ mần trầu với bệnh cao huyết áp.
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của cỏ mần trầu chữa bệnh huyết áp nhanh hay chậm. Vì thế, bạn đừng nên lạm dụng hay vội vàng tăng liều dùng để nhanh hiệu quả bởi vì nó sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
4. Những tác dụng của cỏ mần trầu đối với sức khỏe con người
4.1. Tác dụng của cỏ mần trầu theo y học cổ truyền
Như đã nói bên trên, toàn thân cây cỏ mần trầu đều có thể sử dụng để làm thuốc. Theo y học cổ truyền, cỏ mần trầu có vị hơi đắng, ngọt, tính mát, từ xa xưa đã được ông cha ta sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như:
Giúp cải thiện bệnh cao huyết áp, ổn định sức khỏe lâu dài và giúp làm giảm nhanh các triệu chứng.
Hỗ trợ giải nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể, nhuận trường và tránh nhiệt miệng, nổi mụn nhọt.
Giúp điều trị ho khan, sốt nóng, lao lực và đặc biệt hỗ trợ tốt cho chứng lao phổi.
Giải quyết được các tình trạng viêm gan, viêm tinh hoàn và vàng da.
Cỏ mần trầu rất tốt đối với phụ nữ có thai đang bị các tình trạng táo bón, nhức đầu, nôn mửa, buồn phiền, tức ngực, …
Giúp phòng chống nguy cơ mắc chứng viêm não, viêm ruột, ngăn chặn đau khớp, viêm niệu đạo, gout,…
Cỏ mần trầu không chỉ có tác dụng đối với các bệnh lý từ bên trong mà cỏ mần trầu còn rất nổi tiếng với tác dụng làm đẹp đối với các chị em phụ nữ như trị mụn nhọt, vàng da, viêm da, giúp tóc mọc nhanh hơn, làm mềm và mượt tóc hơn.
4.2. Tác dụng của cỏ mần trầu trong y học hiện đại
Cỏ mần trầu đã được các thí nghiệm chứng minh rằng cỏ mần trầu đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như
4.2.1. Cỏ mần trầu giúp hạ sốt và kháng viêm
- Cách làm vô cùng đơn giản: Bạn tìm và nhổ một ít rễ và cây cỏ mần trầu rồi ta rửa sạch, giã cho nát ra rồi ta xếp thuốc lên miếng vải dài sau đó cuộn lại và cột vào tay. Bạn cứ thay cái cữ như thế mỗi ngày cho đến khi nào hạ sốt thì thôi.
Cách làm trên thường đối với những đứa trẻ không chịu uống thuốc thì ta mới phải dùng đến cái cữ này. Cột cữ là gói các loại thuốc vào trong một miếng vải dài rồi sau đó ta buộc vào cổ tay. Đối với những người dễ tính, ta chỉ cần nấu nước uống từ cỏ mần trầu cho họ uống là hạ sốt ngay, nhanh hơn cột cữ nhiều.
Đối với cách nấu nước, bạn chỉ cần hái cỏ, rửa sạch và băm nát một chút gom lại và nấu nước uống. Người lớn thì có thể dùng 120g cỏ tươi nấu cùng với 2 chén nước cho đến khi nước rút hơn 1 chén thì ta chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày.
Trong y học cổ truyền Thái Lan thì cỏ mần trầu cũng có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và hạ sốt.
4.2.2. Cỏ mần trầu giúp điều trị viêm tinh hoàn
Theo y học cổ truyền thì cỏ mần trầu có tác dụng điều trị viêm tinh hoàn như sau: Ta lấy 120g cỏ mần trầu tươi và 10 cái cùi quả vải nấu thành nước uống và uống hằng ngày.
Ta cần lưu ý rằng những người bị huyết áp thấp thì không được dùng và nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
4.2.3. Cỏ mần trầu giúp mát gan và thanh nhiệt cơ thể
Cách dùng vô cùng đơn giản như sau: Ta nhổ nửa kg cả rể cỏ mần trầu tươi rồi rửa sạch với đất cát và cho vào cối xay nát hay giã. Tiếp đến, bạn đổ thêm 1 chén nước và vắt lấy nước uống. Đối với những ai không quen uống thì ta nên thêm một ít đường để dễ uống với cốc nước ngọt hơn.
Liều dùng thông thường là 60-100 g cỏ khô, ta nấu thành nước uống. Bên cạnh đó, ta dùng cỏ mần trầu tươi sẽ tốt hơn, tuy nhiên loại cỏ này không hôi, mọc khắp nơi và không đắng nên thường rất dễ uống mà còn giúp ta tiết kiệm nữa.
4.2.4. Cỏ mần trầu giúp làm đẹp da và tóc
Vì cỏ mần trầu là vị thuốc Nam tính mát tốt cho gan nên những người mà bị suy nhược chức năng gan dấn đến tóc khô xơ gãy rụng hay da xấu thì nên sử dụng thường xuyên loại dược liệu này. Nếu bạn sử dụng đều đặn và đúng cách sẽ nhanh chóng giúp bạn có được làn da mềm mại và trắng sáng.
4.2.5. Cỏ mần trầu giúp kháng khuẩn
Trong cỏ mần trầu có nhiều hoạt chất có chức năng kháng khuẩn rất tốt vì thế sử dụng loại dược liệu này giúp cơ thể ta chống lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn đến hệ tiêu hóa từ đó làm giảm thiểu tình trạng tiêu chảy, đau bụng,...
4.2.6. Cỏ mần trầu hỗ trợ chữa bệnh sỏi tiết niệu
- Nguyên liệu: 40g cỏ mần trầu, 20g mỗi loại lá tre và bông mã, cam thảo, mộc thông, cù mạch, chi tử mỗi loại 8g, sinh địa 16g và hương phụ chế 12g.
- Cách thực hiện:
Ta đem các nguyên liệu trên rửa sạch với nước mấy lần rồi vớt ra để ráo.
Tiếp đó, cho vào siêu thuốc sắc với nước trong 15 phút rồi lọc nước uống làm 3 lần trong ngày.
Bạn nên uống khi nước còn ấm và ta không nên để thuốc qua đêm để tránh làm giảm tác dụng. Nếu bạn kiên trì dùng trong 10 ngày liên tục sẽ thấy cải thiện được những triệu chứng đáng kể.
Bệnh cao huyết áp là bệnh triền miên và đi theo ta những năm tháng về sau cho nên bạn cần áp dụng bài thuốc chữa cao huyết áp từ cỏ mần trầu một cách an toàn và hiệu quả để cải thiện các bệnh của mình. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hay cách sống vẫn là điều quan trọng nhất nên bạn cần phải chú ý và ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý nhé.