Củ mã thầy - vị thuốc dân gian bổ, mát mà bạn không nên bỏ qua

14/03/2023

Củ mã thầy thường được biết đến như một thực phẩm bổ, mát, có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, loại củ này còn mang đến nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khỏe khác nữa. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích về củ mã thầy cũng như tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng nó nhé.

1. Đôi nét về củ mã thầy

1.1. Củ mã thầy là củ gì

Ảnh: Củ mã thầy là củ gì?
Ảnh: Củ mã thầy là củ gì?

Danh pháp khoa học: Heleocharis plantaginea R. Br

Thuộc họ: Cói - Cyperaceae

Tên gọi khác: Địa lật, Hồng từ cô, Hắc sơn lang, Thủy vu, Ô vu, Địa lê, Thông thiện thảo, Bột tề, Củ năng (miền Nam).

1.2. Mô tả dược liệu

Mã thầy thân thảo, dáng tròn dài, chiều cao trung bình từ 15 - 60cm, đường kính phần thân từ 1,5 - 3mm và được chia thành nhiều đốt. Vỏ ngoài có nhiều khía dọc, trong đó có nhiều vách ngang, không có lá. Lá cây được thay thế bằng những bẹ nhỏ hình trụ. Bề mặt thân cây mã thầy màu xanh xám, khô, nhẵn và không có lông.

Một cụm hoa thường chỉ có một bông hoa nhỏ màu vàng nâu ở phần ngọn mỗi cây.

Dưới gốc rễ cây mã thầy là củ to, mọc chìm ở dưới nước. Củ to có màu tím đen, phần thịt củ phía bên trong có màu trắng, giòn, vị ngọt. Củ có hình trứng thuôn hơi dẹt hoặc hình hạt dẻ, phần đỉnh đầu cùn (nơi tiếp xúc với rễ), kích thước gần bằng củ hành tây. Phần đỉnh củ điểm chút màu vàng hoặc nâu nhạt, ở giữa củ có một đường gân bao quanh.

Ảnh: Hình ảnh cây mã thầy và củ
Ảnh: Hình ảnh cây mã thầy và củ

1.3. Phân bố

Có thể tìm thấy cây mã thầy ở những khu vực trũng thấp như ao hồ hay các bãi bồi của một số nước Đông Nam Á, châu Đại Dương, châu Âu, châu Mỹ. Tại Trung Quốc, cây được trồng từ thời nhà Tây Hán, phân bố rộng khắp cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở phía Nam Trung Quốc và lưu vực sông Dương Tử.

Ở Việt Nam, cây mã thầy được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc để lấy làm thực phẩm, đặc biệt là các vùng núi cao tiếp giáp với biên giới Trung Quốc. Ở miền Nam, cũng có thể tìm thấy cây mã thầy ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với một tên gọi khác là Củ năng.

1.4. Bộ phận sử dụng, thu hái, sơ chế, bảo quản

Bộ phận sử dụng: Phần củ của cây mã thầy là bộ phận được ứng dụng để làm thực phẩm và dược liệu.

Thu hái: Mã thầy được trồng trong vòng một năm sau đó người ta sẽ tiến hành thu hoạch củ. Do vậy, mỗi năm chỉ có một mùa củ mã thầy, thường từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Thời điểm thu hoạch củ mã thầy thích hợp nhất là khi mặt đất ngay phía dưới gốc cây chuyển thành màu vàng. Điều này chứng tỏ củ mã thầy đã đủ trưởng thành và sẵn sàng để có thể thu hoạch.

Ảnh: Thu hoạch củ mã thầy
Ảnh: Thu hoạch củ mã thầy

Sơ chế, bảo quản: Củ mã thầy có thể sử dụng ngay ở dạng tươi mà không cần phải trải qua công đoạn chế biến và bảo quản nào. Tuy nhiên, sau khi thu hái về, nên lưu trữ củ ở nơi khô ráo, tránh để nơi ẩm ướt khiến củ nhanh bị hư hỏng.

1.5. Thành phần hóa học của củ mã thầy

Trong 100g củ mã thầy chứa khoảng 84g nước (chiếm tới 68,52%). Nhờ vậy, nó được xem là loại củ có tác dụng giải khát hoặc để làm thức uống. Ở một số nơi, người ta có thể dùng nước ép mã thầy hòa cùng mật ong để uống, giúp làm ẩm phổi.

Ngoài ra, trong củ mã thầy còn chứa nhiều dưỡng chất khác như:

1.6. Tính vị

Củ mã thầy có tính hàn, vị ngọt nhẹ.

2. Cách dùng, liều dùng

2.1. Cách dùng

Người ta thường sử dụng tươi để làm thức ăn vừa mát lại vừa bổ dưỡng. Bên cạnh đó, loại củ này còn được dùng để ép lấy nước uống, tán thành bột, nấu chè hoặc cho vào nấu canh với thịt vịt, thịt gà. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng làm thuốc giải nhiệt, sáng mắt, tiêu đờm, mạnh dạ dày, hỗ trợ điều trị trẻ em bị tích và phát nóng.

Ảnh: Cách dùng củ mã thầy
Ảnh: Cách dùng củ mã thầy

Cụ thể hơn, theo Ds. Hữu Bảo, các ghi chép về dược liệu của Trung Quốc đã tổng kết một số cách chữa bệnh từ mã thầy như sau:

Hằng ngày, ăn củ mã thầy tươi hoặc nghiền thành nước uống (có thể phối hợp cùng nước ép ngó sen tươi hay rễ cỏ tranh) nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hỗ trợ cầm máu, chống háo khát, sinh tân dịch, lợi tiểu.

Nước sắc củ mã thầy giúp điều hòa đường huyết, giảm nóng buốt, giảm viêm nhiệt, giúp tiểu tiện dễ dàng hơn. Khi phối hợp cùng râu ngô, rau câu có tác dụng kiểm soát huyết áp, rất tốt cho người có huyết áp cao.

Dịch ép củ mã thầy hoà cùng rượu (với tỷ lệ bằng nhau) sau đó hâm nóng để uống khi đói giúp trị chứng kiết lỵ, đi ngoài ra máu do nhiệt.

Dùng 1 - 2 củ mã thầy, đem đốt, tán nhỏ rồi hòa cùng rượu, lấy để bôi những chỗ bị lở loét trong khoang miệng.

Mã thầy nấu cùng thịt rắn biển làm thành món canh rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.

Để hỗ trợ điều trị sởi, có thể cho trẻ uống ngay nước ép củ mã thầy từ ngày đầu tiên phát bệnh. Khi sởi sắp mọc và ngay cả sau khi mụn sởi đã mọc, dùng mã thầy cùng hạt mùi, củ cà rốt, đem nấu thành canh ăn đến khi sởi bay. Sau đó vài ngày, tiếp tục uống nước của mã thầy nhằm tẩy độc và giúp cơ thể trẻ nhanh chóng hồi phục.

2.2. Liều lượng sử dụng

Tùy từng mục đích sử dụng mà liều lượng mã thầy có thể thay đổi. Tuy nhiên, liều lượng theo khuyến cáo là từ 10 - 20g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc.

Ảnh: Sử dụng củ mã thầy đúng liều lượng
Ảnh: Sử dụng củ mã thầy đúng liều lượng

3. Củ mã thầy có tác dụng gì?

Không chỉ là một loại thức ăn bổ mát, giúp giải khát trong những ngày nóng nực, củ mã thầy còn mang đến nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khỏe. Cùng đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để hiểu rõ hơn về công dụng của củ mã thầy nhé.

3.1. Tác dụng của củ mã thầy theo y học hiện đại

Ảnh: Tác dụng của củ mã thầy
Ảnh: Tác dụng của củ mã thầy

3.2. Tác dụng của củ mã thầy theo y học cổ truyền

4. Bài thuốc từ củ mã thầy

Với những công dụng như trên, người ta sử dụng củ mã thầy chữa bệnh gì? Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng loại củ này để chữa những căn bệnh thường gặp hiện nay.

4.1. Bài thuốc hạ huyết áp, giúp tiêu thũng và thanh nhiệt cơ thể

Sử dụng 100g củ năng, 200g rau cần và 300g thịt lợn nạc. Xào chín sau đó nêm thêm đường, hành, muối và gia vị vừa ăn, dùng để ăn ngay khi còn nóng.

Ảnh: Bài thuốc hạ huyết áp từ củ mã thầy
Ảnh: Bài thuốc hạ huyết áp từ củ mã thầy

4.2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Sử dụng 500g củ mã thầy (đã gọt vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn, 150g đường đỏ, 30g địa du. Sắc nhỏ lửa, gạn lấy nước. Mỗi ngày uống 2 lần. Cần dùng liên tục trong vòng 3 ngày để thấy được hiệu quả điều trị.

4.3. Bài thuốc trị đái ra máu

Sử dụng 150g mã thầy, 30g râu ngô và 30g rau câu. Sắc thành thuốc và gạn lấy nước uống. Sử dụng nhiều lần trong ngày.

4.4. Bài thuốc mát gan, dạ dày và ruột

Sử dụng từ 1 - 2 củ năng, chọn loại củ mềm, vị ngọt, giòn và nhiều nước. Đem cạo sạch vỏ, rửa sạch sau đó thái nhỏ nấu cùng bột đậu xanh để làm thành chè hoặc tào phớ.

4.5. Bài thuốc trị ho gà

Chuẩn bị 500g củ mã thầy (ép lấy nước, loại bỏ phần bã), 10g màng trong của mề gà hay còn gọi là nội kê kim (đem sao vàng sau đó tán thành bột mịn) 50g mật ong cùng 10 tép tỏi (ép lấy phần nước). Đun sôi toàn bộ dược liệu trên cùng lượng nước vừa đủ. Chia thành 2 lần uống.

Ảnh: Bài thuốc trị ho gà từ củ mã thầy
Ảnh: Bài thuốc trị ho gà từ củ mã thầy

4.6. Hỗ trợ điều trị tình trạng nổi nhiều mụn nước

Lấy 6 củ mã thầy, rửa sạch, cạo vỏ sau đó đem giã nát và trộn đều với lòng trắng trứng gà (1 quả). Rửa sạch vùng da bị bệnh, để khô tự nhiên rồi bôi hỗn hợp trên vào những chỗ có mụn nước.

4.7. Bài thuốc ích thận, bổ phế

Chuẩn bị 100g củ mã thầy, 30g đường phèn đã giã nát, 1 đôi bầu dục lợn. Nấu toàn bộ hỗn hợp trên cùng 2 lít nước với lửa nhỏ, dùng để ăn ngay khi còn nóng.

5. Những điều cần chú ý khi sử dụng củ mã thầy

Để sử dụng củ mã thầy an toàn và hiệu quả, hạn chế tối đa tác dụng phụ, các bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

Ảnh: Rửa sạch củ mã thầy trước khi dùng
Ảnh: Rửa sạch củ mã thầy trước khi dùng

Củ mã thầy vừa là thực phẩm được sử dụng phổ biến như một món tráng miệng thơm ngon, bổ mát vừa là vị thuốc mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy sử dụng nó thường xuyên và đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Bình chọn