Củ khúc khắc - vị thuốc quý được săn lùng vì nhiều công dụng tuyệt vời

27/07/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Từ lâu, củ khúc khắc đã được biết đến như một vị thuốc quý giúp bổ gân cốt, được ứng dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp và nhiều bệnh lý khác. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc này nhé.

Ảnh: Tìm hiểu về củ khúc khắc
Ảnh: Tìm hiểu về củ khúc khắc

1. Những thông tin thú vị về cây khúc khắc mà bạn cần biết

1.1. Cây khúc khắc là gì?

Cây khúc khắc là loại cây thuộc họ Kim cang (Smilacaceae), có tên khoa học là Smilax glabra Roxb. Nó còn có nhiều tên gọi khác như thổ phục linh, sơn trư phấn, sơn lì lương, dây chắt, thổ tỳ giải, hồng thổ linh, kim cang, dây khum, linh phạn đoán, cậm cù, tơ pớt (theo cách gọi của dân tộc Kho) hay mọt hoi đòi (theo cách gọi của dân tộc Dao)

1.2. Đặc điểm sinh học

  • Cây khúc khắc thuộc loại cây thân leo sống lưu niên. chiều dài trung bình từ 4 - 5m, một số cây có thể dài tới 10m. Cây có nhiều cành mảnh, nhỏ, không có gai, thường có các tua cuốn dài.
  • Lá khúc khắc mọc so le, hình bầu dục, đầu nhọn, chiều dài từ 5 - 13cm, chiều rộng từ 3 - 7cm, hơi mỏng nhưng chắc, cứng, gồm 3 gân nhỏ từ gốc kèm theo nhiều gân con.
  • Hoa khúc khắc mọc thành cụm, mỗi cụm có từ 20 - 30 hoa nhỏ, Hoa màu xanh nhạt, hoa cái và hoa đực riêng rẽ. Quả khúc khắc là loại quả mọng, hình cầu, có 3 hạt. Quả chín có màu tím đen hoặc màu đỏ. Mùa hoa thường vào tầm tháng 5 - tháng 6 hàng năm, mùa quả thường từ tháng 7 - tháng 10 hàng năm.
  • Rễ củ có kích thước không đồng đều, hình trụ dẹt, có nhiều chồi và các rễ con mọc ra như mấu. Mặt ngoài màu nâu, bên trong ruột màu nâu đỏ nhạt hoặc màu trắng, sờ vào có chất bột, khi nhúng vào nước cảm giác hơi trơn và dính.
Ảnh: Hình ảnh cây khúc khắc
Ảnh: Hình ảnh cây khúc khắc

1.3. Bộ phận sử dụng, cách thu hái và bào chế

Bộ phận sử dụng: Người ta thường sử dụng phần thân rễ để làm thuốc.

Thu hái: Phần thân rễ được thu hái quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp để thu được dược liệu với dược tính cao nhất là vào mùa hè.

Bào chế: Dược liệu tươi sau khi thu hoạch về đem rửa sạch sẽ, cắt sạch rễ con xung quanh sau đó sơ chế bằng nhiều cách như:

1.4. Phân bố

Khúc khắc là loài cây thân leo mọc hoang, thường gặp ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Myanmar, Campuchia, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Ấn Độ,...

Tại Việt Nam, cây thường sinh trưởng ở các vùng đồi núi, thung lũng hay rừng thưa, từ các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, dọc theo dãy Trường Sơn cho đến các tỉnh Nam Trung Bộ như Bình Thuận, Khánh Hòa.

1.5. Thành phần hóa học

Trong phần thân rễ hay củ khúc khắc có những thành phần hóa học nổi bật như:

Ảnh: Củ khúc khắc chứa nhiều dược chất quý
Ảnh: Củ khúc khắc chứa nhiều dược chất quý

2. Củ khúc khắc có tác dụng gì?

Với bảng thành phần bao gồm nhiều dược chất quý như trên, người ta sử dụng củ khúc khắc trị bệnh gì? Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những công dụng nổi bật của dược liệu này nhé.

2.1. Tác dụng của củ khúc khắc theo Y học Cổ truyền

Theo Đông y, củ khúc khắc là vị thuốc có tính bình, vị hơi chát, nhạt, hơi ngọt, quy vào 2 kinh Can và Vị.

Công năng, chủ trị: Thảo dược này có công dụng lợi gân cốt, khử phong thấp, thanh nhiệt trừ thấp, giải độc. Được sử dụng trong điều trị các chứng đau nhức xương khớp, tiêu chảy hoặc vết thương mụn nhọt khó lành…

Liều lượng sử dụng:

2.2. Tác dụng của củ khúc khắc theo Y học Hiện đại

Qua các nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên mô hình động vật, các nhà khoa học đã chỉ ra củ khúc khắc mang đến một số công dụng như sau:

Ảnh: Củ khúc khắc làm giảm acid uric máu
Ảnh: Củ khúc khắc làm giảm acid uric máu

3. Bài thuốc từ củ khúc khắc

Tận dụng những lợi ích tuyệt vời mà củ khúc khắc mang đến cho sức khỏe con người, từ xưa dân gian đã có nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ vị thuốc này. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay một số bài thuốc từ củ khúc khắc được sử dụng rộng rãi trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

3.1. Bài thuốc trị gout, đau nhức xương khớp, phong thấp

Bài thuốc 1:

Ảnh: Bài thuốc trị gout từ củ khúc khắc
Ảnh: Bài thuốc trị gout từ củ khúc khắc

Bài thuốc 2: 

Bài thuốc 3:

3.2. Bài thuốc trị tê thấp và đau nhức gân xương

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: 50g khúc khắc, 100g thịt lợn nạc

Cách tiến hành:

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: 20g thổ phục linh; 6g bạch chỉ; 10g ráng bay; đương quy, củ ráy rừng mỗi vị 8g

Cách tiến hành: Sắc toàn bộ hỗn hợp trên lấy nước uống, chia nhỏ thành 2-3 lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.

Ảnh: Bài thuốc trị đau nhức gân xương từ củ khúc khắc
Ảnh: Bài thuốc trị đau nhức gân xương từ củ khúc khắc

3.3. Bài thuốc trị bệnh vảy nến

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: 80g khúc khắc (thổ phục linh), 120g cây cải trời (hạ khô thảo nam)

Cách tiến hành

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: 40g thổ phục linh; uy linh tiên, huyền sâm mỗi vị 12g, sinh địa, ké đầu ngựa, khương hoạt mỗi vị 16g; đương quy, hà thủ ô mỗi vị 20g

Cách tiến hành:

3.4. Bài thuốc trị thấp khớp

Chuẩn bị:

Cách tiến hành: Sắc toàn bộ hỗn hợp trên lấy nước uống, chia nhỏ thành 2-3 lần uống trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang. 

Ảnh: Bài thuốc trị thấp khớp từ củ khúc khắc
Ảnh: Bài thuốc trị thấp khớp từ củ khúc khắc

5. Những điều cần chú ý khi sử dụng củ khúc khắc

Củ khúc khắc hay thổ phục linh được xem là một trong những vị thuốc quý được dùng trong điều trị các bệnh xương khớp, nhất là bệnh gout. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, để tránh gặp phải tác hại của củ khúc khắc, người dùng cần lưu ý một vài trường hợp sau:

Ảnh: Lưu ý tương tác thuốc khi dùng củ khúc khắc
Ảnh: Lưu ý tương tác thuốc khi dùng củ khúc khắc

6. Làm gì để tăng hiệu quả điều trị gout?

Mặc dù củ khúc khắc được áp dụng trong nhiều bài thuốc, tuy nhiên người bệnh không nên quá thần thánh hóa công dụng của thảo dược này. Để quá trình điều trị bệnh gout đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh.  Cụ thể như sau:

Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng củ khúc khắc mà bạn nên biết. Hãy dùng vị thuốc này đúng cách để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời mà nó mang đến cho sức khỏe nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)