Điều trị bệnh gout - 5 kiêng 5 giảm 5 nên cần thuộc nằm lòng

23/03/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Quy tắc 5 – 5 – 5 trong điều trị bệnh gout bạn đã biết chưa? Đó là 5 kiêng – 5 giảm và 5 nên mà ai bị gout cũng cần ghi nhớ. Cùng tìm hiểu về quy tắc này trong nội dung được chia sẻ dưới đây nhé.

Tìm hiểu bệnh gout mạn tính
Điều trị bệnh gout như thế nào?

Điều trị bệnh gout (gút) như thế nào?

Nguyên tắc điều trị bệnh gout

Xem thêm:

Cách điều trị bệnh gút 

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho ngừoi bị gout

Quy tắc 5 - 5 - 5 cần thuộc nằm lòng khi điều trị bệnh gout

Quy tắc 5 - 5 - 5 trong điều trị bệnh gout là 5 kiêng - 5 giảm và 5 nên mà bất cứ người bệnh nào cũng cần phải thuộc nếu muốn nhanh khỏi bệnh.

5 kiêng

Là 5 loại thực phẩm mà người bị gout cấp hay mãn tính phải kiêng tuyệt đối. Đây đều là những món ăn có chứa nhiều nhân purin - hợp chất sản sinh ra axit uric trong quá trình phân hủy. Khi nạp quá nhiều purin, cơ thể không thể đào thải axit uric và sẽ tiếp tục bị viêm khớp, sưng và đau nhức khớp do bệnh gout quay trở lại. 5 loại thực phẩm đó là:

  • Hải sản, thịt trâu, thịt bò, dê, ngựa, thịt thú rừng… là thực phẩm giàu đạm và purin.
  • Phủ tạng động vật như lưỡi, gan, tim, óc, lòng…
  • Trứng gia cầm lộn: trứng vịt lộn, trứng gà lộn, trứng cút lộn.
  • Các loại rau làm tăng axit uric: măng, nấm, giá đỗ, dọc mùng.
  • Bia và rượu làm ức chế đào thải axit uric.
Người bệnh gout nên kiêng các loại thịt đỏ
Người bệnh gout nên kiêng các loại thịt đỏ

5 giảm

Mặc dù không phải kiêng hẳn nhưng những ai bị gout cần hạn chế ăn các món ăn dưới đây. Chúng có nguy cơ làm gia tăng các cơn đau gout cũng như khiến việc điều trị bệnh gout trở nên khó khăn hơn.

Bệnh nhân bị gout vẫn có thể ăn cá nhưng không nên ăn quá 100g trong 1 bữa và không ăn quá 3 lần 1 tuần.

Xem thêm:

Các loại đậu như đậu nành, đậu tương, lạc, vừng… Mặc dù protein trong các loại đậu không quá nguy hiểm với người bị gout nhưng chất đạm thực vật cũng có thể làm tổn thương đến các khớp.

Mỡ và da động vật hay các thực phẩm giàu chất béo có nguy cơ làm tăng axit uric máu. Hãy thay mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật.

Hạn chế đồ chiên, xào, đồ ăn nhanh, mì gói… Nên chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp hoặc trần. Hạn chế tối đa các món nhiều dầu mỡ khi điều trị bệnh gout.

Đồ uống đóng chai như nước ngọt, đồ uống có gas kích thích quá trình sản sinh axit uric, ức chế đào thải axit uric.

5 nên

5 việc làm dưới đây người bị gout nên thực hiện khi điều trị bệnh gout để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, người bị gout cũng nên duy trì lâu dài để hạn chế nguy cơ tái phát và biến chứng từ gout mãn tính.

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau và trái cây tươi như cà chua, cà rốt, cải bẹ xanh, bắp cải, táo, lê, cam, anh đào… Ăn các loại thịt trắng và cá nước ngọt với lượng vừa phải.
Rau xanh và trái cây tươi rất tốt cho người bệnh gout
Rau xanh và trái cây tươi rất tốt cho người bệnh gout
  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải axit uric. Hãy uống đủ 2 lít nước khoáng mỗi ngày vừa bảo vệ sức khỏe vừa hỗ trợ điều trị bệnh gout.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục hàng ngày. Người bị gout nên tập các bài tập cho xương khớp nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga…
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể vì axit uric sẽ tích tụ trong điều kiện nhiệt độ giảm xuống lạnh. Mặc quần áo ấm, tắm bằng nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm sẽ giảm các triệu chứng sưng, đau khớp.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, lạc quan cũng góp phần giúp cơ thể hạn chế sản sinh axit uric, giảm axit uric trong máu. Tâm lý căng thẳng sẽ khiến cho những cơn đau gout trở nên khó chịu hơn.

Điều trị nội khoa -  dùng thuốc chữa bệnh gút

Thuốc điều trị đợt Gout cấp

Dùng thuốc kháng viêm: mục tiêu làm giảm viêm trong giai đoạn gout cấp điều trị các triệu chứng viêm, sưng, nóng, đỏ, đau. 

Các thuốc điều trị gout cấp đó là:

Do có khả năng chống viêm, giảm đau tốt và đem lại hiệu quả tốt trong điều trị nên một số thuốc thuộc nhóm NSAIDs như aspirin, indomethacin, ibuprofen, ketoprofen hay naproxen,...được sử dụng để điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhược điểm là tác dụng chỉ trong 1 thời gian ngắn, có thể gây cho người bệnh những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến:

+ Hệ tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn nguy hiểm hơn là viêm loét dạ dày.

+ Chức năng gan, thận bị ảnh hưởng.

Ảnh: Thuốc Colchicine được sử dụng điều trị gout
Ảnh: Thuốc Colchicine được sử dụng điều trị gout

Colchicine là thuốc đầu tay được sử dụng trong cơn gout cấp hay đợt cấp của tình trạng gout mạn tính. Trước đây, Colchicine được sử dụng với liều cao giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của gout do có tác dụng chống viêm chọn lọc và hiệu quả đối với cơn gout cấp.

Thế nhưng, một số nghiên cứu đã cho thấy khi sử dụng colchicine liều cao có thể gây độc tính trên gan, thận, tủy xương,...Trong khoảng 12 - 36 giờ đầu của cơn gout cấp, Colchicine có tác dụng rất tốt, làm cải thiện hiệu quả triệu chứng của bệnh trong 6 - 12 giờ. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý rằng colchicine có thể khiến bệnh nhân gặp những tác dụng phụ như nôn, buồn nôn hay tiêu chảy.

Thuốc thường được sử dụng là Prednisone. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ đối với bệnh nhân nên thường được chỉ định khi bệnh nhân mắc gout không đáp ứng với phác đồ điều trị bằng colchicin, NSAIDs hay chống chỉ định với cả 2 loại thuốc trên. Corticosteroid thường được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch vào khớp hay dùng đường uống.

Thuốc cần được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể gây những vấn đề về sức khỏe như: đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể,...

Thuốc điều trị gout mạn tính

Thuốc dùng để giảm acid uric máu trong giai đoạn gout mạn tính để phòng ngừa cơn gout cấp. Bao gồm 2 nhóm thuốc chính như sau:

  • Nhóm giảm tổng hợp acid uric (ức chế men Xanthine Oxidase) bao gồm: Allopurinol, Febuxostat
Tìm hiểu thuốc allopurinol
Thuốc điều trị gout allopurinol
  • Nhóm tăng thải trừ acid uric: bao gồm thuốc Probenecid 500mg, Auzitane 500mg,...
  • Nhóm tiêu hủy acid uric: bao gồm thuốc Pegloticase 

Cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng loại thuốc dưới đây

+ Allopurinol

Ảnh: thuốc Allopurinol dễ hấp thu
Ảnh: thuốc Allopurinol dễ hấp thu

Đây là thuốc kê đơn có tác dụng giảm mức axit uric thường gặp nhất thông qua cơ chế ức chế quá trình tổng hợp của axit uric trong cơ thể. Allopurinol dễ hấp thu, chi phí phù hợp và đây là lựa chọn đầu tay được sử dụng trong các thuốc hạ acid uric máu. Sử dụng thuốc với liều thấp sau đó tăng dần cho đến khi đạt được nồng độ acid uric trong máu theo mục đích điều trị.

Allopurinol giúp giảm acid uric máu trong 24 giờ đầu dùng thuốc và đạt hiệu quả tốt nhất sau 2 tuần dùng thuốc. 

+ Febuxostat

Ảnh: Thuốc Febuxostat
Ảnh: Thuốc Febuxostat

Vào năm 2009, Febuxostat đã được FDA phê chuẩn và được sử dụng như một loại thuốc ức chế tổng hợp acid uric trong cơ thể cùng với allopurinol. Thuốc có cơ chế hoạt động dựa vào khả năng ức chế enzyme xúc tác quá trình phân giải purine thành axit uric. Febuxostat có thể được sử dụng trên bệnh nhân suy thận, mức lọc cầu thận trên 30ml/phút mà không cần phải hiệu chỉnh liều.

Febuxostat gây ít nguy cơ dị ứng hơn allopurinol nên thường được sử dụng khi bệnh nhân không dung nạp hay dị ứng với allopurinol. Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng Febuxostat với bệnh nhân có tiền sử hay mắc các bệnh lý về tim mạch như đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim,...

+ Probenecid

Thuốc có tác dụng tăng thải acid uric ở thận, đa số dành cho bệnh nhân không có khả năng bài tiết acid uric hiệu quả. Do đó, nồng độ của chúng được ổn định hơn. Trong một số trường hợp, thuốc được sử dụng cùng với allopurinol và 1 thuốc hạ acid uric máu khác.

Ảnh: thuốc Probenecid giúp tăng thải acid uric

Probenecid có thể gặp 1 số tác dụng phụ như đau bụng, phát ban, sỏi thận,...Do vậy, Probenecid chống chỉ định với những trường hợp sau:

- Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm acid uric niệu lớn hơn 600mg/24 giờ.

- Sỏi thận hay suy thận

- Rối loạn chức năng đông máu

- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Probenecid.

- Bệnh nhân tăng acid uric thứ phát do các bệnh lý ác tính

+ Pegloticase

Về thực chất, pegloticase là enzyme chuyển hóa axit uric thành allantoin dễ đào thải hơn. Thuốc được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch (2 tuần / lần). Một số tác dụng phụ có thể gặp như mày đay, dị ứng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốc phản vệ,...

Thuốc mới được nghiên cứu ở phạm vi nhỏ và chưa có phát hiện đầy đủ và chi tiết về mức độ an toàn và giá thành của thuốc khá cao. Do vậy, thuốc được chỉ định trong trường hợp gout nặng đồng thời bệnh nhân không đáp ứng với các thuốc hạ acid uric đường uống khác.

Thuốc nam chữa bệnh gút

Từ xưa khi khoa học chưa phát triển nghiên cưú được nhiều loại thuốc chữa bệnh gout thì đông y cổ truyền đã tìm ra các cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh gout với ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ và tốn ít chi phí cụ thể như:

Dây gắm

Đứng đầu trong danh sách này phải kể đến thảo dược quý Dây gắm - đây là cây thuốc gồm nhiều thành phần hoạt chất chuyên chữa các bệnh đau nhức xương khớp trong đó có bệnh gout. 

Tuy nhiên bài thuốc chưã gout từ dây gắm khi sử dụng mất nhiều thời gian do phải nấu cao cô đặc trong nhiều giờ và đúng kỹ thuật nên ít ngừoi có thời gian làm được. Chính vì vậy, ngừoi ta hay sử dụng viên cao gắm được bào chế đóng gói từ cao gắm nấu khô vô cùng tiện lợi khi sử dụng.

Nấu cao dây gắm dùng cho bệnh gout
Nấu cao dây gắm dùng cho bệnh gout

Để tìm hiểu rõ hơn, các độc giả có thể đọc thêm tại bài viết này: Cao gắm

Ngoài dây gắm, hiện nay còn một số cây thuốc khác có công dụng cải thiện bệnh gout như:

Bệnh gout điều trị có lâu không?

Bệnh gout do các axit uric dư tích tụ và bám vào quanh các khớp xương gây ra tình trạng viêm, sưng và đau nhức ở các khớp. Các cơn đau gout được ví như cao cắt vào thịt, chỉ cần một cơn gió thoảng qua cũng khiến bạn rùng mình.

Nhưng với nhiều người, họ cho rằng bệnh gout không nguy hiểm, cũng chỉ là viêm khớp thông thường mà bỏ qua việc điều trị. Điều này khiến bệnh chuyển biến sang các giai đoạn nặng với những triệu chứng dai dẳng, những cơn đau gout dữ dội và nghiêm trọng hơn.

Điều trị bệnh gout có lâu không?
Điều trị bệnh gout có lâu không?

Với những cơn đau gout cấp tính, nếu người bệnh chủ động thăm khám và điều trị, các triệu chứng sẽ thuyên giảm trong 5 - 7 ngày đầu. Sau quá trình điều trị, người bệnh vẫn cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát nồng độ axit uric máu để bệnh gout không tái phát.

Vì vậy, bệnh gout điều trị có lâu hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, cách điều trị bệnh gout của mỗi người. Bệnh gout cấp tính điều trị sẽ nhanh hơn bệnh gout mãn tính. Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, vẫn tiếp tục làm tăng axit uric máu thì thời gian điều trị không chỉ kéo dài mà còn dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout bằng viên uống Cao Gắm

Ngoài quy tắc 5 - 5 - 5 trên, để hỗ trợ nâng cao hiệu quả quá trình điều trị bệnh gout cũng như hạn chế những nguy cơ mà bệnh gout có thể gây ra, người bệnh nên sử dụng thêm viên uống Cao Gắm. Đây là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh gout được đánh giá là an toàn và hiệu quả hàng đầu hiện nay.

Thuốc điều trị bệnh gout
Cao Gắm - Tốt cho người bị gout, axit uric cao

Với những người bị gout cấp, mãn tính hay bị tăng axit uric máu, sử dụng viên uống Cao Gắm mỗi ngày sẽ mang lại công dụng tốt:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau nhức xương khớp do gout.

Được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, viên uống Cao Gắm là giải pháp hữu hiệu mà người bị gout nên sử dụng trong quá trình điều trị bệnh gout.

Với quy tắc điều trị bệnh gout 5 - 5 - 5 mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hãy áp dụng ngay để bệnh gout không còn cản trở cuộc sống của bạn. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm viên uống Cao Gắm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua hotline02163 541 383

>> Xem thêm: Tổng hợp những sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh gout

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!

Xếp hạng: 4.8 (30 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
 Tìm hiểu ngay: Tác dụng của hạt đười ươi đối với bệnh gout
23/04/2024
Hạt đười ươi không chỉ giúp thanh nhiệt giải khát vào mùa hè mà còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà ít ai biết đến. Hãy cùng chúng…
Hé lộ 10+ món ăn cho người bệnh gout không nên bỏ qua
23/04/2024
Tìm hiểu về chế độ ăn kiêng cho người bị gout sẽ giúp giảm các nguy cơ tấn công từ những cơn đau gout. Vậy để cải thiện sức khỏe, bổ sung đầy đủ chất…