Top đường ăn kiêng cho người tiểu đường tốt nhất hiện nay

16/03/2023

Đường ăn kiêng cho người tiểu đường là gì? Có những loại nào? Đặc điểm của từng loại và cách sử dụng chúng ra sao? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc về loại đường này nhé 

Đường ăn kiêng cho người tiểu đường
Đường ăn kiêng cho người tiểu đường

1. Đường ăn kiêng cho người tiểu đường là gì?

Ảnh: Đường ăn kiêng cho người tiểu đường
Ảnh: Đường ăn kiêng cho người tiểu đường

Đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường là tên gọi những loại đường nhân tạo hay phụ gia thực phẩm có khả năng thay thế đường và thường được sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường. Với tỷ lệ đường thấp và lượng năng lượng cung cấp cho cơ thể tương đối ít, đường ăn kiêng được xem như một giải pháp điều trị dành cho những người đang có chỉ số đường huyết ở mức cao. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lạm dụng loại đường này quá mức bởi những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các chất làm ngọt nhân tạo vẫn có thể phản tác dụng. Việc tiêu thụ quá nhiều chất ngọt nhân tạo sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như tình trạng thừa cân, béo phì.

2. Một số loại đường ăn kiêng cho người tiểu đường hiện nay

Các loại đường ăn kiêng trong thị trường hiện nay ngày càng đa dạng, khiến người bệnh tiểu đường không biết nên lựa chọn loại nào mới là tốt nhất. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số loại đường ăn kiêng cho người tiểu đường đang được ưa chuộng nhất hiện nay để từ đó giúp bạn có thể tự đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân.

2.1. Đường Palatinose

Đây là loại đường có nguồn gốc từ củ cải đường. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và sắp xếp lại những liên kết glucose và fructose trong củ cải đường, từ đó tạo thành đường Palatinose nhân tạo cho người tiểu đường.

Ảnh: Đường Palatinose
Ảnh: Đường Palatinose

Năng lượng: Giống như nhiều loại đường khác, mỗi gam Palatinose cung cấp cho cơ thể 4kcal năng lượng nhưng với một tốc độ chậm và ổn định hơn. Đặc điểm này rất tốt cho người tiểu đường hoặc những người chơi thể thao.

Độ ngọt: Đường Palatinose ít ngọt hơn đường mía (cường độ ngọt chỉ bằng khoảng 42% đường mía) và vị ngọt cũng dịu nhẹ nên được khuyến khích sử dụng để thay thế cho đường ăn thông thường trong các loại thực phẩm.

Hương vị: Đường ăn kiêng Palatinose có vị ngọt tự nhiên, dịu nhẹ và không có hậu vị.

Lợi ích: Đường Palatinose rất dễ tiêu hóa, nó được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể nhưng với một tốc độ rất chậm (chậm hơn từ 4 - 5 lần so với các loại đường ăn thông thường). Điều này giúp cung cấp nguồn năng lượng ổn định dưới dạng glucose đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, từ đó giúp điều trị béo phì một cách hiệu quả.

Giá bán: Trên thị trường hiện nay, đường palatinose có mức giá dao động trung bình 500.00VND/kg.

2.2. Đường Stevia

Stevia là chất làm ngọt nguồn gốc tự nhiên, có nguồn gốc từ cây cỏ ngọt xuất xứ từ vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ. Loại đường này được khuyến cáo sử dụng cho người tiểu đường do vừa chứa ít calo vừa không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu.

Ảnh: Đường Stevia
Ảnh: Đường Stevia

Năng lượng: Stevia cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng rất thấp, thấp tới mức người ta còn xem loại đường ăn kiêng này như một sản phẩm “không calo”.

Độ ngọt: Stevia có vị ngọt cao gấp 150 - 300 lần so với đường tự nhiên nhưng bạn hoàn toàn không cần lo lắng về độ an toàn của nó đối với người tiểu đường.

Hương vị: Loại đường này có vị ngọt gắt, một số người sau khi sử dụng cho rằng nó có vị giống với vị của tinh dầu bạc hà.

Lợi ích: Nghiên cứu gần đây đã chứng minh được bột lá Stevia khô giúp làm giảm đáng kể nồng độ đường máu ở bệnh nhân tiểu đường ngay cả khi đói và sau bữa ăn. Không chỉ vậy, loại đường ăn kiêng này còn có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm cảm giác đói ở người bệnh, từ đó dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Mức giá: Trên thị trường hiện nay, giá bán của đường Stevia dao động trung bình 300.000VNĐ cho 1 hộp trọng lượng 280g.

2.3. Đường Isomalt 

Isomalt là loại đường nhân tạo được tổng hợp từ saccharose. Loại đường này được hấp thu một phần tại ruột, phần còn lại sẽ được chuyển hóa tại đại tràng bởi các vi khuẩn sống cộng sinh tại đây.

Ảnh: Đường Isomalt
Ảnh: Đường Isomalt

Năng lượng: Đường Isomalt cung cấp lượng calo thấp, chỉ 2 calo/g

Độ ngọt: Đường Isomalt có độ ngọt kém hơn các loại đường ăn thông thường

Hương vị: Mùi vị Isomalt gần tương tự đường ăn thông thường nhưng có độ ngọt dịu nhẹ hơn.

Liều lượng: Mỗi ngày không nên dùng quá 20g Isomalt.

Lợi ích: Một nghiên cứu tiến hành trên 30 người tiểu đường sau khi sử dụng Isomalt thay cho carbohydrate cho thất ở những đối tượng này có sự giảm đáng kể các yếu tố như: đường máu lúc đói, tình trạng kháng Insulin, nồng độ LDL-cholesterol trong máu,... 

Giá bán: Trên thị trường hiện nay, đường Isomalt có giá bán dao động trung bình 150.000 VNĐ/hộp trọng lượng 400g.

2.4. Đường Saccharin

Đường ăn kiêng Saccharin được phát hiện lần đầu trên thế giới bởi nhà khoa học Constantin Fahlberg vào năm 1878 tại nước Baltimore.

Ảnh: Đường Saccharin
Ảnh: Đường Saccharin

Độ ngọt: Đường Saccharin ngọt gấp 200 - 700 lần so với các loại đường ăn tự nhiên.

Năng lượng: Giống như loại đường cỏ ngọt Stevia, đây cũng được xem là sản phẩm "không calo".

Hương vị: Đường Saccharin có vị ngọt tương đối mạnh và đi kèm theo hậu vị hơi đắng nhẹ.

Lợi ích: Saccharin được hấp thu trực tiếp từ đường tiêu hóa vào máu mà không cần trải qua quá trình tiêu hóa. Do đó, sử dụng loại đường này sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của hormone Insulin đồng thời giúp ổn định nồng độ đường máu tốt hơn.

Giá bán: Trên thị trường hiện nay, đường ăn kiêng Saccharin có mức giá dao động trung bình 400.000 VNĐ/kg.

Đối tượng không nên sử dụng: Phụ nữ đang mang thai

2.5. Đường Neotame (đường siêu ngọt)

Neotame là loại đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường được ưa chuộng tại các quốc gia phương Tây như Mỹ và ngày càng trở nên phổ biến.

Ảnh: Đường Neotame
Ảnh: Đường Neotame

Độ ngọt: Neotame có độ ngọt cao gấp 7000 - 13000 lần so với các loại đường tự nhiên. Bởi vậy mà nó còn được mệnh danh là loại đường siêu ngọt.

Năng lượng: Mặc dù có độ ngọt cao nhưng Neotame lại là sản phẩm không calo.

Hương vị: Neotame có vị ngọt đậm và không kèm theo hậu vị đắng như đường Saccharin.

Liều lượng: Không nên sử dụng quá nhiều Neotame. Liều lượng mỗi ngày được FDA khuyến cáo là 0,3mg/kg thể trọng.

Độ an toàn: Tổ chức FDA đã tiến hành trên 100 nghiên cứu để đánh giá về độ an toàn của Neotame trên cả người và động vật. Theo đó, chất tạo ngọt này vô cùng an toàn với mọi đối tượng, kể cả phụ nữ đang mang thai hay trẻ em.

Lợi ích: Neotame không chứa calo đồng thời lại có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) bằng không nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Nó được đánh giá là một trong những loại đường ăn kiêng tốt nhất cho người bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ.

Giá bán: Do có nhiều ưu điểm vượt trội nên đường Neotame có mức giá tương đối cao, khoảng 1.300.000 VNĐ/kg.

2.6. Một số loại đường ăn kiêng khác

3. Mua đường ăn kiêng cho người tiểu đường ở đâu tốt nhất?

Hiện nay, các sản phẩm đường nhân tạo dành cho người tiểu đường được bày bán rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng tìm mua những sản phẩm này tại các siêu thị lớn, các nhà thuốc hoặc đặt hàng online trên các trang thương mại điện tử.

Tuy nhiên, bạn cũng cần hết sức lưu ý khi chọn mua sản phẩm. Tốt nhất hãy chọn những địa chỉ bán hàng uy tín, cung cấp sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng, có nhãn mác rõ ràng. Đừng ham rẻ bởi đa số đường ăn kiêng chất lượng đều có lúc giá cao hơn khá nhiều so với các loại đường thông thường. Do đó, nếu bạn lựa chọn sản phẩm có giá thấp thì khả năng cao đó là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Ảnh: Thận trọng khi mua đường ăn kiêng
Ảnh: Thận trọng khi mua đường ăn kiêng

4. Những điều cần chú ý khi dùng đường ăn kiêng cho người tiểu đường

Đường nhân tạo là chất thay thế cho đường ăn hàng ngày, cung cấp lượng calo thấp đồng thời hạn chế tình trạng tăng đường huyết bất thường sau ăn. Những đặc điểm này rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, để sử dụng sản phẩm này an toàn nhất có thể, người bệnh vẫn cần chú ý một số điểm sau đây:

4.1. Đường nhân tạo vẫn có thể làm tăng đường huyết

Đường ăn kiêng vẫn có thể khiến đường máu tăng lên bởi nó làm thay đổi đáng kể hệ vi sinh vật đường ruột và dẫn đến bất hoạt dung nạp đường glucose. Không chỉ vậy, chất ngọt nhân tạo còn làm thay đổi hormone chuyển hóa mà cụ thể là làm giảm quá trình sản xuất và giải phóng hormone GLP-1, từ đó khiến người dùng tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, bạn không nên sử dụng vượt quá liều cho phép.

4.2. Đường ăn kiêng có thể gây tăng cân

Chất ngọt nhân tạo trong các loại đường ăn kiêng cho người tiểu đường mặc dù mang đến hương vị ngọt ngào nhưng sự thiếu hụt calo trong cơ thể sẽ dễ dẫn đến cảm giác thèm ăn mà đặc biệt là thèm đồ ngọt. Do đó, đối với người bệnh tiểu đường, để kiểm soát tốt cân nặng thì cần hạn chế ăn đường nhân tạo.

Ảnh: Không nên ăn quá nhiều đường nhân tạo
Ảnh: Không nên ăn quá nhiều đường nhân tạo

4.3. Tiểu đường thai kỳ nên và không nên dùng loại đường nào?

Nên chọn: Neotame bởi đây là loại đường ăn kiêng cho người tiểu đường thai kỳ có độ an toàn cao, không gây tăng đường huyết.

Không chọn: Đường saccharin vì có thể ảnh hưởng tới thai kỳ cũng như sức khỏe của thai nhi.

4.4. Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần theo dõi chỉ số đường huyết một cách thường xuyên để có các biện pháp thay đổi kịp thời khi có bất thường xảy ra. Cụ thể như sau:

Đường ăn kiêng cho người tiểu đường là một giải pháp thay thế giúp người bệnh thỏa mãn nhu cầu thèm ngọt nhưng không ảnh hưởng quá nhiều tới đường huyết. Hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình và sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Bình chọn