Gạo lứt - Một lựa chọn vàng dành cho sức khỏe

24/06/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Gạo lứt tuy mới được biết đến gần đây nhưng lại nhanh chóng được nhiều người tin tưởng sử dụng. Vậy gạo lứt là gì? Tác dụng của gạo lứtđối với sức khỏe mà đặc biệt là sức khỏe của người tiểu đường có thực sự tốt hay không? Hãy cùng chúng tôi đọc ngay bài viết về loại thực phẩm này để giải đáp được những thắc mắc của mình nhé.

1. Đôi nét về gạo lứt

1.1. Gạo lứt là gì?

Ảnh: Gạo lứt là gì?
Ảnh: Gạo lứt là gì?

Gạo lứt còn có các tên gọi như gạo lật, gạo rằn và tên tiếng Anh là Brown rice. Loại gạo này chỉ được xay sơ qua nhằm loại bỏ phần vỏ trấu và giữ lại được lớp cám gạo bên ngoài. 

Gạo lứt và gạo trắng chỉ khác nhau ở mức độ của quá trình xay xát. Gạo lứt nếu xay xát kĩ hơn sẽ trở thành gạo trắng. Nhưng nhờ giữ được lớp cám gạo, gạo lứt mang đến giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo bình thường nhiều lần, nhất là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe.

Xem thêm:

1.2. Các loại gạo lứt

1.2.1. Phân loại theo màu sắc

Đây là cách phân loại đang được áp dụng phổ biến. Theo cách này, gạo lứt được phân thành 3 loại:

Loại gạo này có màu đỏ nâu và khi được nấu chín thì tương đối dẻo. Trong 3 loại gạo lứt, đây là loại dễ tìm thấy trên thị trường nhất. Gạo lứt đỏ giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và phù hợp với nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng như: Người bệnh tiểu đường, người ăn chay hay người cao tuổi,...

 Tuy nhiên loại gạo này rất dễ bị nhầm lẫn với gạo huyết rồng. Đây là loại gạo có hàm lượng đường khá cao, khi vào cơ thể dễ khiến chỉ số đường huyết tăng lên nhanh chóng. Điều này rất bất lợi cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy, khi mua gạo lứt đỏ, bạn cần hết sức chú ý để tránh nhầm lẫn nhé.

Gạo lứt trắng thường có màu trắng ngà. Hiện nay, đây là là loại gạo đang được sản xuất nhiều nhất tại nước ta và phù hợp cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong loại gạo này có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Loại này còn được gọi là gạo lứt tím than. Gạo này có hàm lượng chất xơ cao cùng nhiều hợp chất nguồn gốc thực vật khác đồng thời lại chứa ít đường. Vì vậy gạo lứt đen rất có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng

Ảnh: Các loại gạo lứt
Ảnh: Các loại gạo lứt

1.2.2. Phân loại theo chất gạo

Gạo lứt tẻ tương đối giống laoij gạo trắng thường dùng để nấu cơm hàng ngày. Điểm khác biệt ở đây là do vẫn giữ nguyên được lớp vỏ cám nên gạo lứt tẻ sẽ có màu trắng ngà.

Có 2 loại gạo lứt tẻ là gạo lứt tẻ dài và gạo lứt tẻ tròn

Gạo lứt nếp có nguồn gốc từ nhiều loại nếp khác nhau như nếp hoa vàng, nếp hương, nếp than,... Loại gạo này thường được dùng để nấu xôi hay nấu chè do sau khi chế biến, hạt gạo vẫn giữ được độ kết dính và độ dẻo cao.

1.3. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt

Thành phần các chất dinh dưỡng trong các loại gạo lứt gần tương tự nhau. Hàm lượng mỗi chất trong các loại gạo khác nhau tùy từng loại, Tuy nhiên, một đặc điểm chung của chúng là đều chứa một lượng lớn các vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất thiết yếu.

Các chuyên gia đã nghiên cứu được thành phần cụ thể có trong 100 gram gạo lứt đỏ như sau:

(% DV: Tỷ lệ phần trăm về hàm lượng của một chất so với hàm lượng cần thiết cho cơ thể trong một ngày ở người trưởng thành)

Ảnh: Gạo lứt rất giàu vitamin nhóm B
Ảnh: Gạo lứt rất giàu vitamin nhóm B

2. Công dụng của gạo lứt với sức khỏe

2.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có tốt hay không? Nếu có thì ăn như thế nào là hợp lý? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi của người bệnh tiểu đường về gạo lứt. Hãy cùng chúng tôi đọc tiếp để có thể giải đáp những thắc mắc này nhé.

Chỉ với 0,85 gram đường trong 100 gram gạo lứt đỏ, đây được xem như một loại phẩm chứa hàm lượng đường thấp. Chính vì vậy, khi đưa vào cơ thể, loại gạo này không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số đường huyết, rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài nên hàm lượng chất xơ trong gạo lứt cao hơn nhiều lần so với gạo trắng. Chất xơ được xem như một màng lọc giúp kiểm soát hoạt động hấp thu đường của cơ thể, hạn chế lượng đường đi vào từ đó giúp ổn định đường huyết.

Một nghiên cứu được tiến hành trên 197.000 người đã chứng minh được tác dụng của gạo lứt trong việc phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị và làm giảm những biến chứng do tiểu đường gây nên.

Từ những tác dụng của gạo lứt như đã trình bày ở trên, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho mình. Gạo lứt chính là lựa chọn tuyệt vời dành cho người bệnh tiểu đường. Và theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên ăn gạo lứt 2 lần một tuần để kiểm soát tốt lượng đường máu cũng như nồng độ HbA1c.

Ảnh: Tác dụng của gạo lứt với người bệnh tiểu đường
Ảnh: Tác dụng của gạo lứt với người bệnh tiểu đường

2.2. Tốt cho hệ tim mạch

Gạo lứt nằm trong nhóm ngũ cốc nguyên hạt. Trong gạo lứt có chứa một hợp chất thực vật quan trọng là lignans. Đây là hoạt chất đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Chất này cũng có khả năng làm giảm huyết áp và giảm tình trạng viêm trong lòng động mạch.

Cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, gạo lứt có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu bao gồm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt HDL. Nhờ vậy mà loại gạo này giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng rối loạn mỡ máu, ngăn chặn được những biến chứng tim mạch nguy hiểm do mỡ máu cao gây ra như xơ vữa động mạch, đột quỵ,...

Kết quả từ nhiều nghiên cứu đều cho rằng người sử dụng ngũ cốc nguyên hạt một cách thường xuyên trong đó có gạo lứt thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch giảm đi 16 - 21% so với những người không thường xuyên sử dụng.

Ảnh: Gạo lứt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ảnh: Gạo lứt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

2.3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Như đã trình bày ở trên, hàm lượng chất xơ trong gạo lứt rất cao, gấp nhiều lần so với gạo trắng. Khi vào cơ thể, chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón, nhuận tràng và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột có lợi.

Chính vì vậy, lựa chọn gạo lứt cho thực đơn của gia đình bạn là một lựa chọn đúng đắn để mọi người có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

2.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Khả năng phòng chống bệnh Alzheimer của gạo lứt, mà nhất là gạo lứt nảy mầm đang thu hút được sự chú ý của nhiều chuyên gia trên thế giới trong những năm gần đây. Gạo lứt có được khả năng này là nhờ sự có mặt của acid gamma - aminobutyric, một hoạt chất được chứng minh là có tác dụng ngăn cản những biến chứng do thoái hóa thần kinh gây ra. Từ đó mà nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cũng giảm đi đáng kể.

Không chỉ vậy, trong gạo lứt nảy mầm còn chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, giúp ức chế prolyl - endopeptidase, một enzyme tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer. Ngoài ra, gạo lứt cũng hỗ trợ tốt cho những người đang gặp phải những rối loạn liên quan đến chức năng não khác như chứng hay quên, chứng sa sút trí tuệ.

Ảnh: Ăn gạo lứt phòng ngừa bệnh Alzheimer
Ảnh: Ăn gạo lứt phòng ngừa bệnh Alzheimer

2.5. Hỗ trợ giảm cân

Ngũ cốc nguyên hạt nói chung, gạo lứt nói riêng đều là những thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Qua nghiên cứu đã cho thấy được tác động tích cực của loại gạo này đến việc làm chỉ số khối cơ thể.

 Hàm lượng chất xơ cao trong gạo lứt cũng góp một phần quan trọng vào quá trình này. Chất xơ giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, làm giảm đáng kể lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Từ đó mà quá trình giảm cân ở những người ăn gạo lứt thường xuyên trở nên hiệu quả hơn

2.6. Các tác dụng khác của gạo lứt

3. Một số món ngon chế biến từ gạo lứt

4. Khi dùng gạo lứt cần chú ý gì?

Ảnh: Khi dùng gạo lứt cần chú ý gì?
Ảnh: Khi dùng gạo lứt cần chú ý gì?

Mặc dù đã được chứng minh là mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng để gạo lứt phát huy hiệu quả tối đa và tránh được những tác hại không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng:

Như vậy, gạo lứt là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là với người bệnh tiểu đường. Hãy đưa gạo lứt vào thực đơn của gia đình để nâng cao sức khỏe của chính bạn và người thân nhé.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về gạo lứt hay bệnh tiểu đường, hãy gọi điện ngay với chúng tôi thông qua hotline dưới đây để được tư vấn chi tiết về thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh nhé!

02163541383

Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, duockienminh.vn cảm ơn độc giả nhiều!

Xem thêm: Cây mật nhân

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)