Hoài sơn - Vị thuốc nam chữa bệnh trọng - Liều dùng - Kiêng kỵ

09/11/2021

Mục lục [ Ẩn ]

Từ xa xưa, hoài sơn (củ mài hay sơn dược) được coi là một vị dược liệu trong Đông y được chế biến từ rễ củ của cây củ mài, là một vị thuốc bổ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa như ở bệnh nhân viêm đại tràng. Vậy hoài sơn là gì và có những tác dụng gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Ảnh 0 - Hình ảnh hoài sơn
Ảnh 0 - Hình ảnh hoài sơn

Những công dụng của hoài sơn

Hoài sơn hỗ trợ chữa các bệnh về đường tiêu hóa

Hoài sơn có rất nhiều công dụng để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính và chứng kém ăn

Ảnh 1-Hoài sơn hỗ trợ chữa các bệnh về đường tiêu hóa
Ảnh 1-Hoài sơn hỗ trợ chữa các bệnh về đường tiêu hóa

Củ mài hỗ trợ điều trị các rối loạn chuyển hóa

Nhiều nghiên cứu cho rằng hoài sơn có khả năng hạ huyết áp, kiểm soát đường huyết, kiểm soát cân nặng và cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu:

Ảnh 2-Hoài sơn hỗ trợ điều trị các rối loạn chuyển hóa
Ảnh 2-Hoài sơn hỗ trợ điều trị các rối loạn chuyển hóa

Hoài sơn có tác dụng chống oxy hóa

Trong hoài sơn rất giàu mangan là một khoáng chất hỗ trợ giúp chuyển hóa carbohydrate và nó quan trọng trong việc phòng chống oxy hóa và sản xuất năng lượng. Ngoài ra, nó cũng là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa và vitamin C giúp loại bỏ các gốc tự do có thể gây ra ung thư và bệnh tim, làm hỏng DNA.

Ảnh 3- Củ mài có tác dụng chống oxy hóa
Ảnh 3- Củ mài có tác dụng chống oxy hóa

Trong hoài sơn còn chứa một lượng vi lượng kẽm, sắt, đồng, mangan, selen và đồng, có tác dụng bổ sung dưỡng chất hàng ngày có lợi như một chất chống oxy hóa.

Sơn dược ngăn ngừa các vấn đề về da   

  • Trong y học cổ truyền của Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, nó có chứa allantoin là một chất tăng sinh tế bào, giúp làm đẩy nhanh quá trình chữa bệnh khi bôi tại chỗ cho vết loét, nhọt và các bệnh ngoài da khác.
  • Bên cạnh đó, hoài sơn giúp làm chậm sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa và làm cho làn da trở nên tươi trẻ hơn và sống động. Hơn nữa, hoài sơn rất giàu vitamin C, beta carotene và các đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa những tổn thương ở tế bào da và loại bỏ các gốc tự do có hại.
  • Từ đó, giúp làm giảm các nếp nhăn, đốm đen, vitamin C giúp tái tạo những làn da bị tổn thương, làm da mịn màng hơn và sản sinh ra các collagen. Bạn có thể đắp các lát hoài sơn đã bào chế lên mắt sẽ giúp làm mờ quầng thâm ở mắt hoặc đắp hỗn hợp lên mặt, để trong nửa giờ rồi rửa sạch. Mặt nạ này giúp làm sạch da và trẻ hóa da bằng cách tẩy các tế bào chết.
Ảnh 4-Hoài sơn ngăn ngừa các vấn đề về da   
Ảnh 4-Hoài sơn ngăn ngừa các vấn đề về da   

Hoài sơn giúp hạ huyết áp

  • Hoài sơn là một thành phần cần thiết cho cơ thể giúp phá vỡ homocysteine có thể làm tổn thương các thành mạch máu.
  • Bên cạnh đó, nó còn là một nguồn cung cấp lượng vitamin B6 giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh về tim bằng cách chống lại tác dụng tăng huyết áp của natri.
  • Ngoài ra, hoài sơn cũng chứa dioscorin giúp ức chế angiotensin, rất là có ích cho bệnh nhân huyết áp vì nó giúp làm tăng tưới máu ở thận để qua đó giúp làm giảm huyết áp. 

Xem thêm: 

Củ mài có tác dụng tích cực đối với sức khỏe phụ nữ

Đối với phụ nữ mãn kinh thì hoài sơn có tác dụng rất hữu ích vì nó chứa nhiều enzyme cung cấp sự thay thế tự nhiên để thay thế cho các hormone ở phụ nữ mãn kinh. .

Ảnh 5-Hoài sơn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe phụ nữ
Ảnh 5-Hoài sơn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe phụ nữ

Các tác dụng khác:

Hoài sơn còn có tác dụng chữa các bệnh khác như là:

Ảnh 6-Hoài sơn còn có tác dụng chữa các bệnh khác
Ảnh 6-Hoài sơn còn có tác dụng chữa các bệnh khác

Mô tả về dược liệu hoài sơn khô

Đặc điểm của hoài sơn

Hoài sơn tên thường gọi là củ mài; tên gọi khác là sơn dược, khoai mài, chính hoài. Cây thuộc củ nâu, có tên nước ngoài là Chinese Yam và tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk.

Hình ảnh cây củ mài

  • Hoài sơn thuộc cây dây leo có hình trụ hơi dẹt, có 1-2 rễ củ mập, dài chừng từ 30-50cm, thuôn dần về phía đầu như hình quả bầu và ăn sâu xuống đất.
  • Thân cây hơi có cạnh, nhẵn, đôi khi có màu đỏ, nhỏ ở kẽ lá gọi là thiên hoài và thường mang những củ ngắn.
  • Cuống lá dài khoảng 1,5-3cm và lá có hình tim dài, mọc đối hay mọc so le và đầu nhọn.
  • Cụm hoa có màu vàng và hay mọc thành chùm ở các kẽ lá, có nhiều hoa nhỏ. Hoa thì bao gồm hoa đực và hoa cái.
  • Quả thì có 3 cánh, khi quả khô thì cây không còn lá, hạt thì màu nâu xỉn và có cánh mỏng.
  • Mùa quả vào khoảng 8-10 và mùa hoa vào tháng 5-7. Cây hoài sơn phân bố ở Việt Nam tương đối phong phú, cây có thể trồng ở trung du, đồng bằng và miền núi.
Ảnh 7- Hình ảnh cây củ mài
Ảnh 7- Hình ảnh cây củ mài

Bộ phận dùng của hoài sơn

  • Bộ phận làm thuốc người ta thường dùng là rễ củ mài để làm thuốc, nó được thu hoạch vào mùa đông và mùa xuân khi cây lụi tàn.
  • Sau khi củ đem về thì rửa sạch, gọt vỏ rồi ta chế biến bằng cách ngâm với nước phèn để loại bỏ chất nhớt(10g phèn chua trong 1 lít nước).
  • Ta tiếp tục sấy diêm sinh liên tục khi củ mềm nhũn trong 3 ngày đêm rồi lấy ra nhúng nước, rửa sạch rồi ta phơi cho đến khi se lại. Ta tiếp tục sấy lưu huỳnh 1 ngày đêm cho đến khi củ mềm ra rồi phơi đến khi gần khô rồi sấy lại nó thêm 1 ngày đêm nữa.
Ảnh 8-Bộ phận dùng của hoài sơn
Ảnh 8-Bộ phận dùng của hoài sơn
  • Ta nên chọn những củ to trắng rồi đem rửa sạch hay ủ mềm, bào mỏng hay thái lát, sấy khô để dễ dùng còn nếu dùng chín thì bạn nên để lửa nhỏ cho đến khi dược liệu có màu vàng đều.
  • Những loại hoài sơn tốt là phải có màu trắng bóng, không vàng, không xốp, chất củ rắn chắc, không bị sâu nhọt và không có vết lỗ chỗ. Bạn nên bảo quản ở những hộp kín và để ở những nơi khô ráo tránh ẩm ướt.

Những thành phần hóa học của hoài sơn

Trong hoài sơn chứa chủ yếu là tinh bột, còn có mucin, allantoin, các axit amin như cholin, arginin và enzyme maltase. Trong củ mài có các giá trị dinh dưỡng như là 63,25% tinh bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất đạm. Đứng sau gạo và ngô thì đây là một nguồn có giá trị dinh dưỡng cao.

Ảnh 9-Những thành phần hóa học của hoài sơn
Ảnh 9-Những thành phần hóa học của hoài sơn

Ngoài ra, theo các tài liệu nghiên cứu Trung quốc cho rằng hoài sơn có các chất nhầy, chất bột, vitamin C, cholin, 16 axit amin và các men oxy hóa. Tùy theo các vùng đất trồng mà trong củ còn nhiều loại nguyên tố vi lượng.

Những lưu ý và thận trọng khi dùng vị thuốc hoài sơn khô

Bạn nên lưu ý điều gì khi dùng sơn dược?

Tuy sơn dược (hoài sơn) mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng nếu muốn sử dụng một cách hiệu quả và an toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Ngoài ra, một số thảo dược khác, một số thực phẩm và thuốc bạn đang dùng cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn đối với dược liệu này.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng nếu bạn thấy những triệu chứng bất thường thì hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ nhé.

Ảnh 10-Lưu ý khi dùng hoài sơn
Ảnh 10-Lưu ý khi dùng hoài sơn

Mức độ an toàn của hoài sơn

Ngày nay, chưa có những thông tin đầy đủ về việc sử dụng hoài sơn cho phụ nữ trong thời kỹ mang thai hay cho con bú nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay thầy thuốc trước khi dùng loại thảo dược này nhé.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ và hữu ích nhất về hoài sơn. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ cho mọi người nhé.

 

Xếp hạng: 4.7 (3 bình chọn)