Hormon glucagon là gì? Vai trò & mối liên quan với bệnh tiểu đường

04/02/2023

Hormon Glucagon và Insulin là 2 hormon được tiết ra từ tuyến tụy và đều có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Khi nồng độ của một trong hai hormon này có sự thay đổi, vượt ra khỏi phạm vi bình thường thì lượng đường huyết sẽ lập tức bị biến đổi theo và điều này hoàn toàn bất lợi với cơ thể của bạn. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hormon glucagon để biết rõ hơn vai trò và cơ chế hoạt động của nó nhé.

1. Tìm hiểu chung về hormon glucagon

1.1. Hormon glucagon là gì?

Ảnh: Hormon glucagon là gì?
Ảnh: Hormon glucagon là gì?

Glucagon là một trong số các peptide hormone được tổng hợp bởi các tế bào alpha của tuyến tụy. Hormon này hoạt động với vai trò giúp làm nồng độ glucose và acid béo trong máu tăng lên. Nó cũng được đánh giá là một trong các hormon dị hóa chính trong cơ thể. 

Trong y học, hormone này còn được sử dụng như một loại thuốc để chữa trị một số bệnh lý nhất định. Tác động của nó đối nghịch lại Insulin, đó là làm giảm glucose ở ngoại bào.

1.2. Khi nào hormon glucagon được giải phóng?

Ở người bình thường, tuyến tụy sẽ giải phóng hormone Glucagon khi nồng độ glucose trong máu giảm xuống quá thấp hoặc nồng độ hormon Insulin tăng lên quá cao. Sau khi được giải phóng, hormon này sẽ phát huy vai trò chuyển hóa Glycogen dự trữ trong gan thành Glucose. Lượng glucose này sẽ được vận chuyển vào trong máu nhằm duy trì nguồn năng lượng cần thiết cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể.

Nhiều giả thuyết cho rằng quá trình sản xuất glucagon có phần phụ thuộc vào hệ thần kinh trung ương thông qua một hay nhiều con đường chưa được xác định rõ. Để minh chứng cho giả thuyết này, một nghiên cứu tiến hành trên động vật không xương sống cho thấy, loại bỏ cuống mắt gây ảnh hưởng đáng kể đến việc sản xuất Glucagon, từ đó làm xuất hiện tình trạng tăng đường huyết do glucagon tăng quá mức.

Ảnh: Hormon glucagon được giải phóng khi đường máu giảm
Ảnh: Hormon glucagon được giải phóng khi đường máu giảm

2. Vai trò của hormon glucagon

Về cơ bản, hormon glucagon làm tăng nồng độ glucose máu thông qua việc thúc đẩy quá trình tân tạo đường cũng như phân giải glycogen - dạng dự trữ của glucose. Hormon này còn làm giảm tổng hợp acid béo tại gan và mô mỡ đồng thời thúc đẩy quá trình phân giải lipid ở các mô này. Từ đó, glucose và các acid béo sẽ được giải phóng vào máu, nơi mà chúng sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho hoạt động của các mô, chẳng hạn như cơ xương.

Glucose được dự trữ tại gan dưới dạng glycogen - một glucan hay một polysaccharide được cấu tạo từ các phân tử glucose. Tế bào gan có nhiều thụ thể Glucagon. Khi glucagon đến liên kết với những thụ thể này, các tế bào gan sẽ nhận được tín hiệu và tiến hành chuyển đổi chuỗi glycogen thành từng phân tử glucose riêng biệt đồng thời vận chuyển chúng vào máu. Đây chính là quá trình phân giải glycogen.

Khi các chất dự trữ này ở gan cạn kiệt, Glucagon tiếp tục kích thích gan và thận tăng cường tổng hợp glucose thông qua một quá trình tân tạo đường. Lúc này, quá trình phân giải glycogen sẽ bị hormon glucagon “tắt” đi, thay vào đó, hormon này sẽ tạo ra nhiều sản phẩm phân giải glycogen trung gian. Những sản phẩm này sẽ được chuyển vào quá trình tân tạo đường sau đó.

Ảnh: Tác dụng của hormon glucagon
Ảnh: Tác dụng của hormon glucagon

3. Cơ chế điều hòa đường huyết với glucagon và insulin diễn ra như thế nào?

Glucagon và Insulin hoạt động đối nghịch nhau, tương tự như hai cực âm và dương trong việc duy trì sự cân bằng đường huyết. Khi bạn ăn, lượng đường có trong thành phần của các loại thức ăn sẽ được hấp thu qua đường tiêu hóa để đi vào máu khiến đường máu sau ăn tăng lên. Khi đó, tụy sẽ ngay lập tức tiết ra Insulin nhằm làm giảm lượng đường trong máu này. Ngược lại, giữa các bữa ăn, khi lượng đường hấp thu từ quá trình tiêu hóa giảm dần thì glucagon sẽ được tụy tiết ra nhằm làm tăng lượng đường trong máu. 

Như vậy, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và kịp thời của 2 hormon Glucagon và Insulin mà lượng đường trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định. Mặt khác, nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến nồng độ của một trong hai hormon này thay đổi, vượt ra ngoài giới hạn bình thường thì sẽ khiến đường máu trong cơ thể tăng hoặc giảm tương ứng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cơ chế hoạt động của Insulin như thế nào?

Ảnh: Cơ chế hoạt động của Insulin
Ảnh: Cơ chế hoạt động của Insulin

Insulin là hormon thiết yếu trong cơ thể, được tiết ra bởi các tế bào beta của tuyến tụy. Hormon này chịu trách nhiệm vận chuyển đường từ máu vào trong các tế bào hoặc vận chuyển đường từ máu vào trong các cơ quan để dự trữ và tạo ra năng lượng khi cần.

Trong quá trình tiêu hóa, tinh bột có trong thức ăn sẽ được hấp thu vào máu và chuyển hóa dần thành đường glucose. Quá trình này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên. Khi đường huyết tăng lên sẽ phát tín hiệu cho tụy để các tế bào beta của tuyến tụy tiết ra lượng Insulin cần thiết để làm giảm đường máu, từ đó kiểm soát được lượng đường huyết luôn ổn định trong máu. Khi Insulin được sản xuất ra còn có tác dụng hạn chế Glucagon.

Sau khi được giải phóng, Insulin sẽ kích thích các tế bào toàn cơ thể để tiếp nhận glucose từ trong máu vào và sử dụng glucose để tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào. Không chỉ giúp vận chuyển glucose từ máu vào tế bào, Insulin còn vận chuyển glucose dư thừa vào tế bào gan và cơ dưới dạng dự trữ là glycogen. Điều này giúp đảm bảo hoạt động của cơ thể giữa các bữa ăn. Như vậy, Insulin góp phần làm giảm lượng đường trong máu sau ăn thông qua việc vận chuyển glucose vào trong tế bào, trong gan và cơ.

Cơ chế hoạt động của Glucagon như thế nào?

Ảnh: Cơ chế hoạt động của Glucagon
Ảnh: Cơ chế hoạt động của Glucagon

Như đã trình bày ở trên, hormon Glucagon cũng được sản xuất từ tuyến tụy tương tự như Insulin và là hormon đối trọng với hormon Insulin. Khoảng 4 - 6 tiếng kể từ sau khi bạn ăn, nồng độ glucose trong máu sẽ bắt đầu giảm dần. Sự giảm của lượng đường huyết chính là tín hiệu kích thích các tế bào alpha của tuyến tụy tiết ra glucagon. Khi glucagon được tiết ra thì hoạt động của hormon Insulin sẽ bị hạn chế.

Sau khi được giải phóng, glucagon sẽ gửi tín hiệu cho gan và cơ để glycogen dự trữ trong những nơi này được chuyển hóa thành glucose và vận chuyển ngược lại vào máu. Điều này giúp đường máu của bạn không bị hạ xuống quá thấp giữa các bữa ăn.

4. Rối loạn quá trình bài tiết hormon glucagon gây hậu quả gì?

Có thể thấy, việc điều chỉnh lượng đường trong máu không thể thiếu sự có mặt của hormon Glucagon. Tuy nhiên, khi lượng hormon này tiết nhiều một cách bất thường sẽ khiến đường máu tăng quá mức cho phép và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý khá quen thuộc với chúng ta - bệnh tiểu đường. Hiện nay, bệnh tiểu đường hay đái tháo đường được phân thành những nhóm sau:

4.1. Tiểu đường tuýp 1

Ảnh: Tiểu đường tuýp 1
Ảnh: Tiểu đường tuýp 1

Đây là một trong các bệnh tự miễn mà trong đó hệ miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào alpha - các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất Insulin trong tụy. Nhóm bệnh tiểu đường này còn có tên gọi khác là tiểu đường phụ thuộc Insulin. Sở dĩ như vậy là bởi người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ phải sử dụng Insulin suốt quá trình điều trị để có thể sống được.

4.2. Tiểu đường tuýp 2

Nhóm tiểu đường này xảy ra khi các tế bào trong cơ thể không đáp ứng với Insulin, tức là mặc dù Insulin vẫn được tiết ra nhưng lại không thể phát huy công dụng của mình trong việc làm giảm đường huyết. Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 với tình trạng thừa cân béo phì. Đây cũng là tuýp tiểu đường thường gặp nhất, chiếm từ 90 - 95% các trường hợp được chẩn đoán là tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 2 còn được gọi là tiểu đường không phụ thuộc Insulin. Điều trị đái tháo đường tuýp 2 cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chế độ dùng thuốc và thay đổi lối sống, chẳng hạn như ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng, luyện tập thể thao thường xuyên,...

4.3. Tiền tiểu đường

Nếu bạn được chẩn đoán là tiền tiểu đường, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể bạn vẫn có thể tự sản xuất Insulin nhưng hormon này không hoạt động một cách hiệu quả. Hậu quả là lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên nhưng chưa đến mức đủ cao để xếp vào nhóm tiểu đường. Rất nhiều người trong nhóm tiền tiểu đường có thể tiến triển thành tiểu đường thực sự nếu không có những phương pháp phòng bệnh kịp thời như ăn uống lành mạnh, tập thể thao hay giảm cân.

4.4. Tiểu đường thai kỳ

Ảnh: Tiểu đường thai kỳ
Ảnh: Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tuýp tiểu đường xuất hiện trong quá trình mang thai và sẽ biến mất khi kết thúc thai kỳ. Trong trường hợp này. các hormon có liên quan tới thai kỳ được xem là nguyên nhân gây cản trở hoạt động của Insulin, từ đó khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong tương lai, người mắc tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn nhiều lần so với những mẹ bầu có đường huyết bình thường.

5. Làm gì để duy trì trạng thái cân bằng của đường máu

Theo dõi đường huyết thường xuyên là một chỉ định bắt buộc cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Việc biết được lượng đường trong máu của mình có cao hơn ngưỡng bình thường hay không sẽ giúp bạn có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để có thể duy trì lượng đường huyết ở trạng thái cân bằng, đảm bảo an toàn cho cơ thể:

Ảnh: Nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp
Ảnh: Nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp

Qua bài viết này, có thể thấy hormon Glucagon đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa đường huyết trong cơ thể. Hãy có một lối sống lành mạnh để duy trì được đường huyết ở mức ổn định nhé.

Bình chọn