29/10/2021
Cây sen vốn là loại cây quen thuộc đối với người Việt từ bao đời nay, dùng để nấu chè, ướp trà, làm thuốc an thần, làm gỏi,...Tuy nhiên, một bộ phận của sen có nhiều công dụng chữa bệnh mà ít người biết là lá sen. Vậy lá sen là gì và có những tác dụng chữa bệnh gì, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của lá sen với sức khỏe
Lá sen có tác dụng chữa mất nước và bù nước
- Những người bị táo bón và tiêu chảy thường xuyên bị mất nước rất nhiều nên để khắc phục vấn đề này, các bác sĩ chuyên gia khuyên bạn nên dùng các phần lá non hay lá mới còn cuộn chưa được mở ra.
- Ta đem lá sen đi rửa sạch, để ráo nước sau đó xay nhuyễn thảo dược hoặc ép thảo dược này để chiết lấy nước uống, ta chia thành uống nhiều lần trong ngày.
- Hoặc ta có thái nhỏ lá sen ra rồi trộn với các loại rau khác để ăn cùng, ta sẽ cảm thấy chỉ vài ngày sau cơ thể sẽ phục hồi rất nhanh chóng và hiệu quả.

Lá sen giúp chữa mất ngủ và an thần
Nếu mà nhắc đến công dụng chữa mất ngủ và giúp an thần thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tâm sen. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng lá sen cũng có những tác dụng này giúp những người bị stress, căng thẳng do công việc, học tập sử dụng trong một thời gian ngắn sẽ mang lại hiệu quả cao.
Xem thêm: Cây lạc tiên chữa mất ngủ
Ta chỉ cần thực hiện bài thuốc sau đây để giúp trị mất ngủ hiệu quả và giúp bạn ngủ sâu hơn. Bạn nên dùng 15g lá sen khô đem đi rửa sạch để ráo nước sau đó thái nhỏ, phơi khô rồi đem đun sôi nước. Ta cần dùng đều đặn và uống ngay khi còn nóng, nếu bạn kiên trì và sử dụng đúng cách sẽ thấy lá có tác dụng rất tuyệt vời hơn cả tâm sen.

Lá sen giúp chữa đau mắt
Lá sen đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người đặc biệt là bảo vệ mắt cũng như chữa các triệu chứng bệnh liên quan về mắt. Vì vậy, mà các chuyên gia khuyên chúng ta nên sắc uống lá sen để chữa bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện: Bạn cần chuẩn bị 15g lá sen, 20g trắc bá, ngó sen, sinh địa, ngải cứu mỗi vị 10g đem đi thái nhỏ và phơi khô, ta sắc uống trong hết ngày. Bạn nên kiên trì sử dụng khoảng 2-3 tuần sẽ thấy các triệu chứng đau mắt thuyên giảm đi rất nhiều.
Lá sen giúp giảm cân và phòng chống béo phì
Ngày nay, lá sen là một trong những thảo dược có tác dụng giảm cân hiệu quả và an toàn vì thế nên các chị em rất ưa chuộng loại thảo dược này để làm đẹp vóc dáng. Lá sen giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, giúp cơ thể giữ được cân nặng, vóc dáng của mình,...đồng thời cung cấp các dưỡng chất vào trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó ngăn ngừa các biến chứng bệnh khác như béo phì, mỡ trong máu nên vì thế, ta nên uống lá sen sẽ giúp giảm cân và giữ gìn vóc dáng.

Ta có thể áp dụng các bài thuốc dưới đây để giúp giảm cân hiệu quả
Bài thuốc 1: Ta đem 20g lá sen khô, trái sung khô, 5g vỏ quýt, quả sơn tra tươi và 10g ý dĩ vào nghiền chung với nhau rồi ta cho vào ấm thuốc, rót nước sôi vào thành trà để uống mỗi ngày. Bạn nên kiên trì dùng hơn 3 tháng sẽ thấy được kết quả tốt.
Bài thuốc 2: Ta chuẩn bị 12g lá sen khô, 50g gạo lứt. Lá sen thì ta sắc thành thang nhỏ, lấy ra nấu với gạo lức thành cháo, khi cháo gần chín thì ta chon thêm đường để điều vị, chia làm hai lần sáng với tối để uống.
Bài thuốc 3: Ta cần chuẩn bị mạch nha, sen khô và sơn tra vào nước sắc uống cùng với nước sắc trong khoảng 40 phút rồi ta lọc bã, chiết lấy nước uống. Để hiệu quả cao hơn thì bạn nên uống khi còn nóng.
Bài thuốc 4: Ta chuẩn bị 15g lá sen, mạch nha, hoa đậu biếc, sơn tra, trần bì mỗi vị 10g rồi rửa sạch ta cho vào sắc với nước để cùng uống.
Lá sen giúp chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh
Sản phụ sau khi sinh thường xảy ra tình trạng bị ra nhiều sản dịch, đây là một điều rất bình thường. Để khắc phục dịch hôi khó chịu này, bạn nên sử dụng nước lá sen khô để khắc phục tình trạng này.

Bạn cần phải chuẩn bị 30-40g lá sen khô đen đi sao thơm và tán nhỏ uống với nước hoặc đem sắc lá với 300ml nước sắc đến khi còn khoảng 70ml thì ta chiết ra chén và uống hết trong ngày. Các mẹ cứ yên tâm sử dụng vì trà sen rất an toàn cho sức khỏe con người.
Lá sen có công dụng phòng ngừa gan nhiễm mỡ và thải độc gan
Đối với những người bệnh bị gan nhiễm mỡ, dư thừa mỡ và rối loạn máu trong mỡ thì các hoạt chất trong lá sen sẽ giúp kích thích quá trình đào thải độc tố và loại bỏ lượng mỡ thừa trong máu. Từ đó, giúp người bệnh điều trị hiệu quả và ngăn ngừa được nhiều bệnh khác.
Các bài thuốc gan nhiễm mỡ như sau:
Bài thuốc 1: Ta đem 500g lá sen khô, 12g sơn tra, 12g sinh ý mễ, 65g lá trà xanh, 16g vỏ quất và hoa sinh điệp tán thành bột mịn và mỗi ngày pha với nước khoảng 4-5g để uống trà.

Bài thuốc 2: Ta sấy khô 10g lá sen, 5g lá vối và 5g quyết minh tử và tán nhuyễn thành các bột nhỏ rồi trộn chung lại với nhau. Tiếp đó, ta cho thêm khoảng 350ml nước sôi vào bình rồi sử dụng để uống trà hàng ngày.
Bài thuốc 3: Ta mang 20g lá sen tươi hay 12g lá khô đi rửa sạch rồi để ráo nước, thái nhỏ thảo dược rồi cho vào ấm đun. Tiếp theo, ta đổ nước nóng vào và đợi khoảng 12 phút cho dược tính tan ra rồi uống đến khi còn ấm.
Bài thuốc 4: Ta rửa sạch 15g lá sen tươi rồi cho vào nồi nấu với nước uống, sau 30 phút rồi vớt bỏ lá sen đi để lấy phần nước đó nấu với 200g gạo thành cháo. Ta cho thêm một ít đường phèn để ăn cho nóng.
Những sự thật thú vị về lá sen
Đặc điểm lá sen

Lá sen trông giống cái hình quạt, có hình bán quyệt và hơi tròn. Đường kính của lá khoàng 30-60 cm và các viên lá có hình gợn sóng hơi nhỏ. Bề mặt trên của lá nhẵn bóng, có màu xanh lục và lục vàng, chống nước và hơi sần sùi. Mặt dưới của lá thì có màu nâu hơi xám, nhẵn nhiều vân trải dài còn phần trung tâm của lá thì có sợi gân lớn giống như những cột sống của lá. Phần thân lá thì rất giòn và dễ gãy, lá sen thì có vị đắng và mùi thơm đặc trưng.
Đặc điểm phân bố
Cây sen thường sinh sống ở những ao hồ, đầm lầy và rải rác ở khắp mọi nơi như các nước Malaysia, Châu Đại Dương và Đông Dương.
Ngày nay, người dân phát triển mô hình trồng sen rộng lớn hơn rất nhiều để phục vụ vào cuộc sống.
Thu hái và sơ chế

Thường thì lá sen sẽ được thu hái quanh năm nhưng chủ yếu sẽ là vào mùa thu và mùa hè vì những mùa còn lại thường bị khô héo và chết đi. Bên cạnh đó, theo một số tài liệu thì ta không nên thu hái khi cây bắt đầu nở hoa.
Các bước sơ chế:
Sau khi người dân cắt lá bánh tẻ về thì ta lau sạch và cắt bỏ cuống, sau đó ta phơi khô cho héo thành hình bán nguyệt rồi ta phơi khô tiếp.
Một số cách bào chế:
Lá sen khô ta đem tưới nước lên cho mềm ra sau đó dùng dao bén thái các thành dải thành những miếng mỏng rồi ta đem phơi khô ở nhiệt độ thấp.
Phần lá sau khi được làm sạch thì đem đi trải dài sau đó cho vào nồi kín rồi hành hãm với nước sau đó để nguội lấy ra.
Những thành phần của lá sen

Trong lá sen có các dưỡng chất cho con người như các hợp chất chống oxy hóa như flavonoids và quercetin có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, còn có những hợp chất khác có tác dụng chữa bệnh như:
Tanin: Đây là hợp chất có nhiều trong thực vật, có tác dụng kháng khuẩn và oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm nấm ngứa, vi sinh vật và vi khuẩn.
Nuxi Frin: Là hợp chất được sử dụng nhiều trong kem bôi ngoài da nên có công dụng tăng độ sáng mịn của da và ngăn khô làm da mềm hơn. Đây cũng là một thành phần giúp chữa bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ, tình trạng khô môi và chữa mụn cực kỳ hiệu quả.
Roemerin: Hợp chất này trong lá sen có rất nhiều tác dụng kháng khuẩn, ngừa đông máu, sát trùng, trị hen suyễn và chống loãng xương.
Nonxiferol: Ta nên kết hợp cùng với Roemerin, đây là hợp chất không nhỏ có tác dụng điều hòa nhịp và ức chế các tế bào thần kinh ở vỏ não nên thường được ứng dụng vào thuốc chữa bệnh.
Vitamin C: Đây là một trong những vitamin tốt cho sức khỏe con người nhờ thế mà sức khỏe con người được tăng kháng thể và chống viêm
Acid hữu cơ: Đây là hợp chất vô cùng quan trọng trong lá sen giúp hỗ trợ bệnh nhân đau dạ dày bằng nồng độ PH, chống viêm và bảo vệ vi sinh có lợi trong đường ruột.
Những lưu ý khi dùng lá sen

Bạn cần phải lưu ý những điều sau khi sử dụng thảo dược này:
Khi uống trà lá sen bạn chỉ nên uống khoảng 3-4 lần/ngày.
Bạn nên uống trước khi bụng đói và trước bữa ăn.
Bạn không nên uống trà nếu để tà qua đêm.
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu không nên uống.
Trà lá sen là thực phẩm và không phải là thuốc chữa bệnh nên nó không độc hại và an toàn.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tác dụng của lá sen. Nếu bạn cảm thấy hữu ích thì hãy chia sẻ đến cho mọi người nhé.