17/07/2024
Mạch môn được xếp vào thực vật thân thảo, ứng dụng rất nhiều trong bài thuốc đông y do có rất nhiều tác dụng. Đã có rất nhiều tài liệu ghi chép về tác dụng của mạch môn đối với sức khỏe người dùng. Vậy, tác dụng cụ thể của vị dược liệu này ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Giới thiệu sơ lược về mạch môn
Mạch môn vốn được biết đến như là một thảo dược quý, được dùng trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền. Nhưng, mạch môn là cây gì? Sau đây là một số thông tin cơ bản về vị dược liệu này.
1.1. Cây mạch môn là gì?
- Tên khoa học của mạch môn là Ophiopogon japonicus Wall, thuộc họ Hành Convallariaceae.
- Cây mạch môn còn có một số tên gọi khác như mạch môn đông, mạch đông, cỏ lan, tóc tiên, lan tiên.
Thân cây: Mạch môn là cây thân thảo, cao từ 10 - 40 cm, là cây thường xanh và sống lâu năm.
Lá: Mọc từ gốc, thẳng và có màu xanh lục. Lá dài khoảng 20-40cm, rộng 1 - 4mm. Mép lá có răng cưa, cuống có bẹ. Do giống với lá lúa mạch và vẫn xanh tươi vào mùa đông nên cây được gọi là mạch đông.
Rễ: Mạch môn có rễ chùm
Hoa: Mọc từng cành trên thân cây, dài từ 5 - 10cm, màu sắc biến đổi từ trắng đến tím hoa cà nhạt.
Quả: Quả mọng, màu xanh lam, đường kính từ 5 - 6mm, bên trong chứa 1 - 2 hạt.
Củ: Củ mạch môn được phát triển từ phần rễ. Phần thân củ mập tròn, dẹt ở 2 đầu. Vỏ củ có màu trắng vàng.
1.2. Dược liệu mạch môn
- Dược liệu mạch môn chính là phần rễ của của mạch môn, màu vàng nhạt, hình thoi, hơi trong và có chiều dài khoảng 1 - 1,5cm.
- Mạch môn thường được thu hái sau 2 - 3 năm, vào tháng 6 - 7 hàng năm để thu được dược tính cao nhất. Mỗi gốc mạch đông thu được rất nhiều củ. Những củ già được chọn, loại bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, đem phơi hoặc sấy khô. Bỏ lõi trước khi dùng.
- Sau khi việc sơ chế được hoàn tất, mạch môn được bảo quản tại khu vực thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo. Tránh để dược liệu tại những nơi ẩm ướt, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Trong y học cổ truyền, dược liệu mạch môn có tính hàn, vị ngọt, hơi đắng, quy vào 3 kinh: tâm, phế, vị. Chúng có tác dụng nhuận phế, hóa đàm chỉ ho, thanh nhiệt giải độc nên thường được sử dụng trong các trường hợp ho lao, ho khan, táo bón hay khô miệng,...
1.3. Thành phần hóa học
Trong mạch môn chứa một số thành phần như:
Chất nhầy.
Acid amin, saponin, vitamin A.
Stigmasterol, beta sitosterol, ophiopogonin, ruscogenin.
Đường.
1.4. Khu vực phân bố
Theo các tài liệu ghi chép lại, nguồn gốc của mạch môn là từ Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện nay nó được trồng làm cây cảnh và dược liệu ở nhiều nơi.
Ở Việt Nam, chúng mọc hoang và được trồng ở một số khu vực phía Bắc như Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên hay Nghệ An,...
2. Tác dụng của mạch môn
Mạch môn - Dược liệu được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh, đem lại các tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy những tác dụng ấy là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé.
2.1. Giảm ho
Do có tác dụng hóa đàm chỉ ho, nhuận phế nên dược liệu mạch môn được dùng phổ biến khi bệnh nhân cảm thấy khó thở, ho lâu ngày không khỏi, ho khan, ho khi thay đổi thời tiết,..
- Bài thuốc trị ho từ mạch môn:
Nguyên liệu:
- 16g mạch môn, 4g mỗi loại đẳng sâm, đại táo, cam thảo, gạo nếp sao vàng và 8g bán hạ.
- Các dược liệu đem rửa sạch, sắc với 600ml nước, sắc đến khi còn 200ml. Uống hàng ngày.
- Ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống trong ngày.
2.2. Thanh nhiệt, giải độc
Nước mạch môn không những dùng để giải khát mà còn có tác dụng trị nóng trong, khô miệng.
- Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc
Rửa sạch củ mạch môn bỏ lõi, phơi hoặc sao khô.
Hãm nước uống hàng ngày, có thể dùng thay thế nước lọc.
2.3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nghiên cứu tại trường Đại học Y học cổ truyền, Thượng Hải, Trung Quốc thu được kết quả là các hoạt chất có trong mạch môn giúp làm giảm tình trạng kháng insulin - đây là nguyên nhân gây đái tháo đường tuýp 2. Bên cạnh đó, nó còn kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin vào máu, nhờ vậy đường huyết được duy trì ổn định.
Ngoài ra, mạch môn còn bảo vệ và hạn chế các tổn thương các mạch máu tại cầu thận, ngăn cản sự hình thành của các tổ chức xơ hóa tại thận, do đó phòng ngừa các biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường.
- Bài thuốc trị tiểu đường từ mạch môn
Bài thuốc 1: Kết hợp sinh địa và nhục thung dung
- Chuẩn bị: 20g sinh địa, mạch môn khô 20g, nhục thung dung 12g.
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, sắc nhỏ lửa cùng 200ml nước đến khi còn 100ml nước thì dừng lại.
- Ngày sắc 1 thang, chia thành 2 lần uống, dùng trong ngày.
Bài thuốc 2: Phối hợp nhiều vị thuốc
- Chuẩn bị: 12g mỗi vị mạch môn, bạch linh, hoàng kỳ, nhân sâm, cát căn, ô mai; 4g cam thảo và 8g thiên hoa phấn.
- Các nguyên liệu sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang chia thành 3 lần uống, dùng trước bữa ăn 1 giờ.
2.4. Trị táo bón
Mạch môn đông có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, được dùng trong các bài thuốc trị táo bón
- Bài thuốc trị táo bón có mạch môn
- Nguyên liệu: sinh địa, mạch đông mỗi loại 12g, huyền sâm 8g.
- Rửa sạch, sắc cùng 400ml nước đến khi còn 200ml.
- Ngày 1 thang, chia 3 lần trước mỗi bữa ăn 20 - 30 phút.
2.5. Điều trị chảy máu chân răng
Súc miệng hay uống nước mạch môn giúp điều trị chảy máu chân răng rất hiệu quả. Ngoài ra, tình trạng đau nhức nướu, ăn không tiêu cũng được cải thiện.
- Bài thuốc điều trị chảy máu chân răng từ mạch môn
- Mạch môn được sắc với nước, uống trị chảy máu chân răng.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc trong khoảng thời gian dài, tình trạng chảy máu chân răng sẽ được chấm dứt.
2.6. Chữa tắc tia sữa ở phụ nữ đang cho con bú
Nếu các mẹ đang bị tắc tia sữa thì sử dụng mạch môn cũng rất hiệu quả đấy.
- Bài thuốc: Chuẩn bị
10 - 12 g mạch môn bỏ lõi. Tán nhỏ.
Sừng tê giác mài với rượu 4g.
Dùng khoảng 2 - 3 lần sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
2.7. Trị suy tim, ra mồ hôi nhiều, huyết áp thấp, mạch nhanh
- Bài thuốc: 16g mạch môn, 6g ngũ vị tử, 8g nhân sâm
- Các dược liệu trên sắc với nước dùng để chữa các trường hợp hạ huyết áp, mạch nhanh và ra mồ hôi nhiều,...
2.8. Hỗ trợ điều trị các trường hợp thổ huyết, chảy máu cam
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
500g dược liệu mạch môn.
Mật ong nguyên chất.
- Cách thực hiện
- Mạch môn được làm sạch, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, có thể ngâm qua nước muối loãng để làm sạch hoàn toàn.
- Dược liệu cho vào máy xay, nghiền nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
- Thêm 1 - 2 thìa cà phê mật ong vào nước cốt, dùng trong ngày, chia làm 2 lần uống.
- Người bệnh sử dụng thuốc đến khi các triệu chứng được cải thiện thì dừng lại.
3. Tác dụng của củ mạch môn ngâm rượu
Khi tìm hiểu về dược liệu này, rất nhiều người thắc mắc "củ mạch môn ngâm rượu có tác dụng gì". Khi kết hợp dược liệu mạch môn với nhiều dược liệu khác có tác dụng bổ thận tráng dương, ích khí dưỡng huyết.
Chuẩn bị: 30gr dược liệu mạch môn, 15gr đương quy, 15gr sơn thù, 15gr cẩu tích, 15gr kỳ tử, 15gr thỏ ty tử, 15gr nhân sâm và 1 cặp tắc kè cùng 2 lít rượu trắng 40 độ.
- Cách thực hiện:
Các nguyên liệu trên được rửa và sơ chế sạch sẽ, thái nhỏ thành từng khúc.
Cho tất cả các nguyên liệu vào bình, đổ ngập rượu
Ngâm trong khoảng 3 tuần - 1 tháng, khi rượu có mùi thơm của dược liệu, dược liệu ngấm đều thì đem ra sử dụng.
Mỗi ngày dùng rượu 3 lần, mỗi lần 20ml. Không nên dùng quá liều lượng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
4. Một số lưu ý khi sử dụng mạch môn
Với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, mạch môn ngày càng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y và được nhiều người sử dụng. Thế nhưng, để đảm bảo được dược tính trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần có một số lưu ý sau đây
Trước khi sử dụng thuốc, cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ hay những người có chuyên môn cao.
Tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng thuốc.
Bài thuốc được sử dụng trong một thời gian dài mới có hiệu quả điều trị, do vậy người bệnh không nên quá lo lắng khi mới sử dụng thuốc mà chưa thấy tác dụng.
Tìm hiểu các món ăn và thực phẩm kiêng kỵ khi dùng thuốc, tránh trường hợp vị thuốc và thực phẩm kỵ nhau.
Không nên tự ý kết hợp mạch môn với các dược liệu khác hay dùng cùng với thuốc Tây.
Những người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn không nên sử dụng mạch môn.
Bệnh nhân bị phế, vị nhiệt cũng không nên dùng dược liệu này.
Chọn mua dược liệu ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng.
5. Mạch môn có giá bao nhiêu?
Hiện nay, mạch môn được rất nhiều người tìm kiếm mua dược liệu này do tác dụng của nó đối với sức khỏe. Dược liệu này thường được bán tại các nhà thuốc, đại lý hay các cơ sở dược liệu.
Giá của mạch môn dao động trên thị trường vào khoảng 300.000 VNĐ – 350.000 VNĐ/ kg.
Những dòng chia sẻ bên trên đã giúp bạn đọc có những thông tin về mạch môn - vị dược liệu quý trong y học cổ truyền. Để việc sử dụng dược liệu đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đến cách dùng, liều lượng giúp đảm bảo dược tính của mạch môn.