Hé lộ 10+ món ăn cho người bệnh gout - bạn không nên bỏ qua

13/05/2023

Tìm hiểu về chế độ ăn kiêng cho người bị gout sẽ giúp giảm các nguy cơ tấn công từ những cơn đau gout. Vậy để cải thiện sức khỏe, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì phải làm sao. Chúng tôi sẽ hé lộ 10+ món ăn cho người bệnh gout mà bạn không nên bỏ qua.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout

Bệnh gút là một loại bệnh viêm khớp do lượng axit uric trong máu tăng cao. Việc sản xuất axit uric dư thừa trong máu phát triển và không được đào thải ra ngoài, tạo điều kiện cho axit uric tích tụ, bám vào khớp gây viêm.

Axit uric được sinh ra trong quá trình cơ thể phân hủy purin, sau đó, chúng được hòa tan vào máu, đi qua thận và đào thải ra ngoài bằng đường tiểu.

Xem thêm:

Purin là hợp chất được tìm thấy rất nhiều trong các loại thực phẩm giàu đạm như hải sản, nội tạng động vật, thịt bò, thịt dê… Vì vậy, có thể nói chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

Bệnh gout nên ăn những thực phẩm nào?
Bệnh gout nên ăn những thực phẩm nào?

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh gout có thể kể đến như:

  • Gen di truyền: Nếu bố mẹ bạn bị gout thì bạn và các thành viên trong gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Tiền sử bệnh lý: Cholesterol cao, tăng huyết áp, tiểu đường… là những nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh gout.
  • Tác dụng phụ từ thuốc: Thuốc trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu… làm tăng nồng độ axit uric.
  • Giới tính và tuổi tác: Nam giới ở độ tuổi trung niên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn phụ nữ.
  • Bia rượu, nước ngọt đóng chai: Bia rượu và đường fructose trong các loại nước ngọt đóng chai làm ức chế quá trình đào thải axit uric và tăng axit uric máu.

Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh gout?

Ảnh: Chế độ ăn cho người bệnh gout
Ảnh: Chế độ ăn cho người bệnh gout

Phần lớn các acid uric được sinh ra trong cơ thể. Người mắc gout lại không có khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể nên khi nạp quá nhiều purin sẽ làm tích tụ acid uric và gây ra cơn đau gout. Như vậy, để phòng ngừa cơn gout, cần loại bỏ những thực phẩm chứa purin ra khỏi khẩu phần ăn.

Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân mắc gout. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cân nặng và nồng độ acid uric trong cơ thể tỉ lệ thuận với nhau. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin - chất phân hủy acid uric trong cơ thể sẽ khiến họ tăng nguy cơ mắc đợt gout cấp tính. Như vậy, cần tránh những thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, đồ ăn chiên, xào,...Bên cạnh đó, người mắc gout có thể bổ sung các thực phẩm như trứng, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả,...Đồng thời, lượng thịt nạp vào cơ thể không nhiều hơn 150g/24 giờ.

Bên cạnh đó, người mắc gout nên bổ sung đầy đủ nước, khoảng 2-4 lít / 24 giờ. Tốt nhất là các loại nước khoáng có kiềm hay nước kiềm 14%. Như vậy sẽ làm tăng lượng nước tiểu 24 giờ và hạn chế sự lắng đọng các tinh thể urat trong đường tiết niệu.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh gout

Ảnh: Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh gout
Ảnh: Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị bệnh gout

Chế độ dinh dưỡng của người mắc gout đặc biệt quan trọng trong việc điều trị bệnh hay có nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh không nên quá lo lắng về chế độ ăn của mình, có thể tham khảo các thực phẩm dưới đây:

Bệnh nhân gout cần kiểm soát, duy trì cân nặng hợp lý và tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng khi điều trị bệnh gout bằng việc kiểm soát lượng calo đưa vào mỗi ngày, cụ thể như:

Người bị gout nên ăn thực phẩm gì?

Một thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh gout và giảm các triệu chứng viêm, sưng do bệnh gout gây ra.

Những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bệnh gout nên có trong thực đơn ăn uống hàng ngày:

Bổ sung đạm từ thực vật

Đạm động vật có nhiều ở các loại thực phẩm có purin cao. Vì vậy, để cơ thể không bị thiếu protein mà vẫn phòng tránh được bệnh gout, người bị gout có thể bổ sung đạm từ đậu nành và các chế phẩm đậu nành. Ngoài ra, có thể ăn trứng, các loại thịt trắng, cá nước ngọt dưới 100g/ngày, sữa ít béo để bổ sung đạm cho cơ thể.

Món ăn cung cấp đạm lành mạnh cho người bệnh gout
Món ăn cung cấp đạm lành mạnh cho người bệnh gout

Các loại rau xanh

Rau xanh không thể thiếu ngay cả với những người khỏe mạnh. Những ai bị gout thì lại càng không thể không ăn rau. Các loại rau tốt cho người bị gout như cần tây, bắp cải, cải bẹ xanh… không chỉ giàu khoáng chất, vitamin mà còn giúp hạ axit uric.

Trái cây tươi

Mặc dù không được uống nước ngọt đóng chai nhưng trái cây và nước ép trái cây lại rất tốt cho người bị gout. Đặc biệt, các loại trái cây giàu vitamin C, các loại quả mọng như cam, chanh, dứa, anh đào, việt quất, dâu tây… có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Ăn trái cây tươi không chỉ tăng sức đề kháng mà còn giảm viêm khớp do gout hiệu quả.

Tinh bột

Người bị gout có thể ăn thoải mái các món bún, mì, phở, bánh mì… được làm từ tinh bột.

Nước

Nước là phần không thể thiếu trong cơ thể. Đối với người bị gout, uống càng nhiều nước càng tốt vì nước giúp đào thải axit uric nhanh hơn. Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu bạn đang bị gout.

Người bệnh gout cần uống đủ nước hàng ngày
Người bệnh gout cần uống đủ nước hàng ngày

10+ món ăn cho người bệnh gout - bạn không nên bỏ qua

Dựa vào những thực phẩm mà người bị gout có thể ăn kể trên, chúng tôi sẽ hé lộ cho bạn những món ăn cho người bệnh gout không nên bỏ qua.

Sa lát hoa quả

Các loại quả tốt cho người bị gout như dưa chuột, cà chua, dưa hấu, dâu tây, dứa… có thể làm thành món sa lát khai vị trước bữa ăn. Các món sa lát vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa lại vừa giúp giảm axit uric máu hiệu quả.

Gỏi lườn gà

Sử dụng phần thịt trắng ở lườn gà để làm thành món gỏi gà vừa bổ sung đạm cho cơ thể lại không nạp quá nhiều purin. Phần lườn gà hãy hấp hoặc luộc chín, cắt miếng nhỏ và trộn với các loại rau và gia vị để có món gỏi gà hấp dẫn cho người bị gout.

Gỏi lườn gà - món ăn cho người bệnh gout
Gỏi lườn gà - món ăn cho người bệnh gout

Canh cải bẹ xanh

Các dưỡng chất có trong cây cải bẹ xanh rất tốt cho việc giảm đau, hạ axit uric ở người bị gout. Nấu canh cải bẹ xanh để ăn hàng ngày hoặc luộc cải bẹ xanh cũng là những món ăn đơn giản lại tốt cho người bị gout.

Mì Ý sốt cà chua

Cà chua rất giàu vitamin C, A và cũng là loại quả chống viêm cực tốt. Nếu đã ngán ăn cơm, hãy thử đổi sang món mì Ý sốt cà chua và thêm một ít rau cần tây, vài lát dưa chuột để tăng thêm hiệu quả.

Khoai tây, cà rốt nướng bơ tỏi

Khoai tây và cà rốt là một loại thực phẩm ngon, bổ và ít purin cũng rất giàu vitamin C và làm giảm axit uric. Cách làm món này lại khá đơn giản. Chỉ cần rửa sạch khoai tây và cà rốt, trộn với ít bơ tan chảy và toit xay rồi nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 20 phút. Như vậy là đã có một món ăn ngon khi bị gout rồi.

Khoai tây nướng bơ tỏi - món ngon cho người bệnh gout
Khoai tây nướng bơ tỏi - món ngon cho người bệnh gout

Súp bí đỏ

Bí đỏ có vị ngọt tự nhiên nên rất hợp với ai bị gout nhưng lại không được ăn đường. Nấu súp bí đỏ cũng không quá khó, chỉ cần nấu nhừ bí đỏ và thêm gia vị vừa ăn là đã có món súp nóng hổi. Ngoài ra, bạn có thể thêm lá tía tô cắt nhuyễn cho vào để ăn chung với súp bí đỏ để tăng hiệu quả giảm viêm khớp.

Cà tím nướng

Để hạn chế dầu mỡ, người bị gout nên ăn các loại thực phẩm chế biến theo phương pháp hấp, luộc hoặc trần. Nhưng với cà tím nướng, bạn cũng không cần phải dùng đến dầu mỡ nên có thể ăn khi bị gout. Cà tím là thực phẩm có hàm lượng purin thấp, rất hợp để cho vào thực đơn hàng ngày của người bệnh.

Bún xào chay

Đây có lẽ là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Sử dụng bún gạo khô để sợi bún dai ngon hơn nhé. Chỉ cần xào các loại rau như bắp cải, cà rốt, cải ngọt, thêm đậu hũ chiên và bún ăn cùng với nước tương là bạn đã có món ăn chay vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho người bị gout rồi.

Cà ri gà

Cũng là sử dụng phần thịt lườn gà nhưng nấu chung với khoai tây, cà rốt theo công thức món cà ri, món ăn này có thể ăn chung với cơm hoặc bánh mì. Thay thịt lườn gà bằng thịt bò sẽ giảm được lượng purin nạp vào cơ thể.

Sữa chua trái cây tươi

Sữa chua cũng được khuyến khích dùng cho người bị gout. Kết hợp sữa chua cùng các loại trái cây giàu vitamin C là món ăn tráng miệng hỗ trợ tiêu hóa tốt và chống viêm, giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, còn rất nhiều món ăn cho người bệnh gout khác. Bạn chỉ cần tránh xa các loại thực phẩm giàu purin, bia rượu… thì bệnh gout của bạn sẽ không còn là nỗi lo nữa.

>> Xem thêm: Top 10 loại trái cây tốt cho người bệnh gout

 

Xếp hạng: 4.9 (18 bình chọn)

Tin liên quan

Khi nào cần phải mổ gout? Chi phí mổ gout là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay
14/03/2024
Khi nào cần mổ gout loại bỏ hạt tophi, chi phí mổ gout là bao nhiêu, có tốn kém không, có gặp biến chứng gì nguy hiểm không là những vấn đề được…
Thuốc Febuxostat thuốc biệt dược chuyên điều trị Gout
26/03/2024
Gout là 1 số bệnh mạn tính gây nhức nhối cho nhân loại gây đau đớn cho người bệnh nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong máu…
Rau cải xoong
21/03/2024
Cải xoong là thực phẩm mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Vậy cải xoong là gì và nó có những tác dụng nào? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm…