1 phút chia sẻ: Người bị gút có ăn được mì tôm không?

25/06/2022

Mục lục [ Ẩn ]

Mì tôm trở thành món ăn nhanh khá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Đây thực sự là một thói quen không hề tốt, vì nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cụ thể, người bị gút có ăn được mì tôm không trở thành nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh. Câu trả lời chi tiết sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Ảnh 0: Người bị gút có ăn được mì tôm không?
Ảnh 0: Người bị gút có ăn được mì tôm không?

Mì tôm là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm?

  • Lượng calo: 385 kcal
  • Carbohydrate: 55,7 gram
  • Chất béo: 14,5 gram
  • Chất béo bão hòa: 6,5 gram
  • Chất xơ: 2,0 gram
  • Chất đạm: 7,9 gram
  • Natri: 786 mg
  • Niacin: 4,6 mg
  • Thiamine: 0,6 mg
  • Riboflavin: 0,4 mg
Ảnh 1: Hàm lượng dinh dưỡng trong mì tôm
Ảnh 1: Hàm lượng dinh dưỡng trong mì tôm

Cảnh giác với những tác hại đáng sợ của mì tôm đối với sức khỏe

Mì tôm không tốt cho sức khỏe con người, bởi nó gây ra nhiều tác hại đến những cơ quan khác nhau trong cơ thể. Trong đó, phải kể những ảnh hưởng xấu sau:

Gây nóng trong người

Ăn mì tôm thường xuyên thay bữa chính là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

Ảnh 2: Việc dung nạp mì tôm thường xuyên có thể gây thiếu hụt chất dinh dưỡng
Ảnh 2: Việc dung nạp mì tôm thường xuyên có thể gây thiếu hụt chất dinh dưỡng

Tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày

Tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì

Thực tế, có không ít người sử dụng mì tôm như bữa sáng hay bữa ăn lót dạ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thói quen này có thể khiến cơ thể bạn phải nạp thêm hàm lượng chất béo và carbohydrate quá mức. Từ đó gây nên tình trạng béo phì và các bệnh liên quan như tiểu đường, tim mạch,...

Tăng nguy cơ ung thư, nhất là ung thư trực tràng

Ảnh 3:  Mì tôm có thể gây ung thư
Ảnh 3:  Mì tôm có thể gây ung thư

Lão hóa sớm

Như vậy, ăn mì tôm quá nhiều khiến con người phải đối mặt với nhiều loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó có bệnh nhân gút.

Người bị gút có ăn được mì tôm không? 

Ảnh 4: Người bị gút có ăn được mì tôm không? Cần hạn chế
Ảnh 4: Người bị gút có ăn được mì tôm không? Cần hạn chế

Mì tôm chứa nhiều chất béo: Đây chính là thành phần đại kỵ với người bệnh gút, vì khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Cụ thể, chất béo cảm trở trực tiếp đến quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, dẫn đến ứ đọng làm bùng phát các triệu chứng gút cấp, tình trạng viêm sưng và đau nhức khớp.

Mì ăn liền chứa rất nhiều muối: Trong quá trình chế biến, mì tôm được tẩm ướp rất nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Việc dung nạp muối quá mức sẽ dẫn đến tổn thương thận, giảm tốc độ đào thải acid uric. Hơn nữa, với bệnh nhân gút, các tinh thể muối urat không được đào thảo sẽ ngưng đọng, hình thành nên các hạt Tophi. Đây là nguyên nhân làm cho tình trạng đau nhức, khả năng vận động khớp của người bệnh gút càng thêm nghiêm trọng hơn.

Ảnh 5: Ăn nhiều mì tôm hình thành các hạt Tophi tại các khớp
Ảnh 5: Ăn nhiều mì tôm hình thành các hạt Tophi tại các khớp

Mì chứa nhiều phosphate: Hàm lượng hoạt chất này trong mì tôm không hề nhỏ. Mục đích của nó khi được thêm vào là giúp cải thiện mùi vị cho món ăn. Tuy nhiên, Chính điều này lại tiềm ẩn nguy cơ gây loãng xương cho người sử dụng, đặc biệt với bệnh nhân gút.

Thiếu dinh dưỡng cho cơ thể: Với bệnh nhân gút, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là xương khớp vô cùng quan trọng. Điển hình là canxi, vitamin D, … Mà mì tôm lại không cung cấp đủ để cơ thể có thể duy trì được chức năng cơ bản.

Bệnh nhân gút ăn mì tôm thì cần lưu ý những gì

Chỉ nên ăn một lượng mì phù hợp:Thay vì ăn cả gói, hãy thử bẻ đôi để ăn một nửa. Và chỉ nên ăn tối đa 2 bữa/ tháng. 

Không sử dụng gói gia vị mì tôm có sẵn vì gói gia vị này có chứa nhiều chất béo xấu, ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric.

Chần mì qua nước sôi: Cách này sẽ giúp loại bỏ bớt hàm lượng chất béo cũng như muối có trong sợi mì. 

Ảnh 6: Nên chần mì qua nước sôi để loại bỏ các chất gây hại
Ảnh 6: Nên chần mì qua nước sôi để loại bỏ các chất gây hại

Thêm nhiều rau xanh ăn kèm: Việc bổ sung rau xanh sẽ giúp bổ sung chất xơ mà mì tôm đang thiếu. Đồng thời giảm đi hàm lượng chất béo xấu. Chưa kể việc kết hợp giữa ăn nhiều rau xanh với mì tôm sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, giảm chứng táo bón, khó tiêu.

Thêm thịt gà, thịt lợn nạc: Các loại thịt này vừa cung cấp dinh dưỡng vừa phù hợp với bệnh nhân gút.

Bổ sung nước và thực phẩm có tính mát như trái cây, rau củ quả để hạn chế tình trạng nóng trong, đồng thời hỗ trợ đào thải acid uric và các chất gây hại có trong mì tôm.

3 gợi ý hoàn hảo thay thế cho mì gói

Ảnh 7: Một số loại mì tốt cho sức khỏe người bệnh gút
Ảnh 7: Một số loại mì tốt cho sức khỏe người bệnh gút

Mì gạo: Loại mì này được làm từ bột gạo tẻ, không chứa chất béo và puri, nên rất phù hợp với người bệnh gút.

Ảnh 8: Mì gạo phù hợp cho người gút
Ảnh 8: Mì gạo phù hợp cho người gút

Mì rau củ: Đây là loại mì được chế biến từ bột gạo tẻ và bột rau củ (hoặc nước ép rau củ). Do đó, ngoài tinh bột, nó còn cung cấp thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất cho người bệnh. Một số loại mì rau củ được ưa chuộng như: Mì bí đỏ, mì khoai lang, mì chùm ngây, …

Mì gạo lứt: Nhiều người sử dụng gạo lứt để chữa bệnh gút vì khả năng đào thải acid uric, giúp chống viêm, giảm đau khớp. Không chỉ thế, gạo lứt còn chứa một lượng lớn các khoáng chất như magie, canxi giúp xương chắc khỏe. Đây cũng là loại thực phẩm nằm trong chế độ ăn giảm cân của nhiều người. Vì thế, người bệnh gút có thể yên tâm dùng loại mì từ gạo lứt.

Trên đây là những chia sẻ của Dược Kiên Minh về vấn đề: Người bị gút có ăn được mì tôm không? Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người có thể nắm rõ được những tác hại của mì tôm đối với sức khỏe của người bệnh gút, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Xếp hạng: 4.3 (4 bình chọn)