04/02/2021
Bệnh gout (gút) không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội mà còn để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân bệnh gout là gì mà khiến con người dễ mắc bệnh đến như vậy. Cùng Duockienminh giải đáp bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị dưới đây.

Thông tin chung bệnh gout
Trước tiên để giải đáp nguyên nhân gây bệnh gout (gút) chúng ta sẽ sơ lược qua một số thông tin về bệnh gout:
1. Bệnh gout là gì?
Bệnh gout hay y học cổ truyền còn gọi là bệnh thống phong, là một dạng của viêm khớp. Bệnh xảy ra khi nồng độ acid uric tăng cao trong máu hình thành một tinh thể sắc nhọn lắng đọng tại các khớp xương. Chúng khiến cho bệnh nhân đau dữ dội tại một số khớp như khuỷu tay, bàn tay, cổ tay, ngón tay, ngón chân và mắt cá chân.
Bệnh gout khiến người bệnh phải trải qua những cơn đau dữ dội ở các khớp xương khi bùng phát. Các cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần rồi thuyên giảm.
Xem thêm:
- Bệnh gout là gì? Liệu có thuốc chữa.
- Triệu chứng bệnh gút
2. Triệu chứng bệnh gout

Khi bệnh ở giai đoạn đầu, có những trường hợp bệnh nhân được xác định nồng độ acid uric tăng nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Lâu dần, khi nồng độ acid uric tăng cao không hạ hình thành các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp. Bệnh thường khởi phát đột ngột, xuất hiện các cơn đau âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm.
Một số triệu chứng bệnh gout bao gồm:
Khớp đau dữ dội: Thường xảy ra ở khớp ngón chân cái. 4 - 12 giờ đầu tiên là thời gian khởi phát cơn đau dữ dội nhất.
Cơn đau kéo dài âm ỉ: Sau cơn đau dữ dội của đợt gout cấp, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ, triệu chứng này kéo dài khoảng vài ngày cho đến vài tuần. Mức độ đau lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước đó.
Sưng viêm và tấy đỏ: các khớp bị gout sẽ trở nên sưng, nóng và đỏ.
Khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế, không thể cử động khớp như bình thường.
Có thể sốt nhẹ, ớn lạnh, khả năng ăn uống kém hơn.
Xem thêm nguyên nhân bệnh gout:
Nguyên nhân gây bệnh gout
Nguyên nhân gây ra bệnh gout chủ yếu là do giảm bài tiết axit uric, rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể.
Axit uric là một chất thải được sinh ra khi cơ thể đã hấp thụ các dưỡng chất trong thực phẩm sau khi phân hủy purin. Chúng sẽ đi qua thận và đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, nếu chức năng của thận bị suy giảm hoặc lượng axit uric được sản sinh ra quá nhiều, cơ thể không bài tiết kịp sẽ gây tích tụ axit uric trong máu.

Nồng độ axit uric trong máu tăng cao, lắng đọng tạo thành các tinh thể urat có hình kim, sắc nhọn bám vào mô sụn, khớp xương dẫn đến viêm, sưng khớp và có hiện tượng đau nhức khớp.
Những yếu tố làm tăng khả năng mắc gout
Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân bệnh gout chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn từng nguyên nhân bị gout dưới đây!
1. Nguyên nhân bệnh gout do di truyền
Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh gout thì hãy cẩn thận, bạn cũng có thể mắc bệnh vì bệnh gout cũng có tính di truyền. Bố hoặc mẹ bạn mắc bệnh gout thì khả năng bạn cũng bị bệnh cao gấp 2 lần người thường.
2. Nguyên nhân bệnh gout do thừa cân, béo phì

Những người bị béo phì cũng gặp phải các vấn đề về rối loạn chuyển hóa, nồng độ axit uric trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Vì vậy, tỷ lệ những người bị thừa cân, béo phì cao hơn 10% những đối tượng khác.
3. Nguyên nhân bị bệnh gout do chế độ ăn uống
Vẫn thường có câu nói đùa rằng “bệnh gout là bệnh của nhà giàu” bởi chế độ ăn nhiều chất đạm, các loại thực phẩm giàu purin như thịt bò, thịt chó, hải sản…là nguyên nhân khiến bệnh gout đến với bạn nhanh hơn. Nếu bạn đang ăn quá nhiều những món liên quan tới các nhóm thực phẩm trên, hãy cẩn trọng.

4. Nguyên nhân bệnh gút do giới tính
Có đến 95% người bị mắc bệnh gout là nam giới. Một phần là do thói quen sinh hoạt và ăn uống, một phần là nội tiết tố estrogen ở nữ giới có khả năng thúc đẩy đào thải axit uric cao hơn.
Xem thêm nguyên nhân bệnh gout:
5. Nguyên nhân bị gout do các bệnh lý về thận
Suy giảm chức năng thận ảnh hưởng tới quá trình lọc máu của cơ thể. Điều này cũng khiến các axit uric không được đào thải qua thận, chúng sẽ tích tụ dần dần và nhanh chóng hình thành các tinh thể urat tại các khớp và dẫn tới gout.

Để phòng tránh nguy cơ bị gout, hãy nhận biết sớm tình trạng suy giảm chức năng thận qua các triệu chứng như tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, suy giảm chức năng sinh lý…
6. Nguyên nhân gây bệnh gout do uống nhiều bia rượu
Bia rượu và đồ uống có cồn kích thích cơ thể sản sinh ra axit uric nhanh hơn nhưng lại làm chậm quá trình đào thải axit uric. Những người thường xuyên ăn nhậu luôn có tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn. Đây cũng là lý do nam giới mắc bệnh gout nhiều hơn vì đây là đối tượng hay uống bia rượu.

7. Nguyên nhân gây bệnh gút do uống vitamin
Việc sử dụng các loại vitamin có chứa niacin với liều lượng cao gây ra tác dụng phụ làm rối loạn chuyển hóa axit uric. Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu… cũng gây ra tình trạng này.
8. Nguyên nhân bệnh gout do cơ thể nhiễm chì
Nhiễm độc chì gây ngộ độc chì dẫn đến tình trạng gia tăng nồng độ axit uric. Những người có nồng độ chì trong máu cao có nguy cơ mắc bệnh gout gấp 3 lần. Hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát sức khỏe.
9. Nguyên nhân gây ra bệnh gout do rối loạn chuyển hóa
Bệnh nhân mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu… dễ mắc bệnh gout hơn những người khỏe mạnh.
Xem thêm:
10. Nguyên nhân bệnh gout do cấy ghép nội tạng
Sau khi làm các phẫu thuật cấy ghép nội tạng, tỷ lệ mắc bệnh gout cũng sẽ cao hơn người bình thường. Đây được coi là biến chứng sau phẫu thuật ghép tạng.
Tin liên quan
Điều trị như thế nào khi phát hiện nguyên nhân bệnh Gout?
Trong Tây y, chủ yếu điều trị bệnh gout bằng thuốc giảm đau, chống viêm. Đây là phương pháp mà nhiều người bị gout cấp tính áp dụng bởi ưu điểm giảm nhanh các cơn đau do gout.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhờn thuốc và gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan, thận… Thậm chí, những cơn đau do bệnh gout tấn công về sau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc tuân thủ chế độ ăn cho người bệnh gout cũng như phải kiêng những món ăn mà người bị gout không nên ăn góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả cũng như hạn chế tình trạng đau gout cấp tính.

Hiện nay, rất nhiều người bị gout đã chọn điều trị bệnh bằng Đông y hoặc áp dụng những bài thuốc, thảo dược dân gian bởi ưu điểm an toàn, đơn giản và dễ sử dụng. Với phương pháp này, người bệnh phải kiên trì và kỳ công bởi có thể mất nhiều thời gian chế biến, đun sắc.
Để giúp người bệnh gout tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn khi sử dụng thảo dược, viên uống Cao Gắm đã được ra đời với công dụng hỗ trợ điều trị gout, giảm axit uric máu; hỗ trợ bổ can thận, giảm đau xương khớp do gout.
Đây được xem là giải pháp hữu hiệu dành cho người bị bệnh gout bởi tinh chất từ cây dây gắm có trong mỗi viên Cao Gắm giúp hỗ trợ giảm axit uric máu hiệu quả, an toàn. Với 100% thành phần tự nhiên, người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo gặp phải các tác dụng phụ. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, kiểm định chặt chẽ theo tiêu chuẩn GMP-WHO.

Bên cạnh việc sử dụng viên uống Cao Gắm mỗi ngày, người bệnh gout cũng nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm bớt axit uric máu, đẩy lùi bệnh gout.
Với những chia sẻ về top 10 nguyên nhân bệnh gout trên đây, Dược Kiên Minh hy vọng có thể giúp bạn đọc sớm nhận biết và điều trị bệnh gout kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ bệnh gout. Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí tại hotline dưới đây.
Đừng quên like, share và đánh giá nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé, Duockienminh cảm ơn độc giả nhiều!
Xem thêm:Dây gắm chữa gout